Bánh tét bao nhiêu calo? Ai không nên ăn?
Ngoài nguy cơ béo phì thừa cần, bánh tét còn được làm từ gạo nếp, đây là thành phần dễ gây nóng trong người và mụn nhọt khi ăn quá nhiều. Một số trường hợp người gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu khi ăn bánh tét nên bạn cũng cần chú ý, kiểm soát hàm lượng.
Là một món bánh truyền thống người Việt Nam, đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ mỗi dịp tết đến xuân về, bánh tét được nhiều người yêu thích nhưng lại cực kỳ dè chừng vì hàm lượng calo. Cụ thể bánh tét bao nhiêu calo và việc ăn nhiều có khiến bạn béo lên không?
Thành phần nguyên liệu bánh tét gồm những gì?
Bánh tét là loại bánh có nguồn gốc xuất xứ từ miền Nam Việt Nam và là kết quả của những giá trị văn hóa truyền thống cha ông để lại. Theo quan niệm, bánh tét là loại bánh biểu trưng cho sự sung túc, ấm no. Chúng được gói bánh lá chuối hoặc lá dong, kèm theo các loại nhân phổ biến như nhân đậu xanh, thịt,..
Trước khi tìm hiểu về bánh tét bao nhiêu calo, bạn cần phải hiểu rõ bánh tét được chế biến như thế nào và gồm những thành phần nguyên liệu gì?
Bánh tét truyền thống có các thành phần nguyên liệu bao gồm: 400gr gạo nếp ngon, 200gr đậu xanh không vỏ, 1 bó lạt tre, 100gr thịt ba chỉ và 1 bó lá chuối tươi (lá dong), kèm theo các gia vị như hạt nêm, muối, tiêu xay.
Một số bánh tét được chế biến cầu kỳ hơn như bánh tét ngũ sắc có các thành phần nguyên liệu giống với bánh tét truyền thống nhưng có bổ sung thêm: nước cốt dừa, màu từ các loại lá cẩm, lá dứa, dây lạt, lá chuối và một số gia vị kèm theo. Bánh tét chuối có thêm các nguyên liệu như đậu đỏ, đậu đen, chuối sứ chín, đường.. tăng thêm hương vị của món ăn.
Bánh tét bao nhiêu calo?
Câu hỏi được các tín đồ ăn kiêng quan tâm hơn bao giờ hết trong các dịp lễ Tết chính là bánh tét bao nhiêu calo? Theo kết quả tính toán các chuyên gia dinh dưỡng, bánh tét chứa lượng calo rất lớn. Trung bình một khoanh bánh tét trọng lượng 100g chứa từ 300 – 440 calo. Calo trong bánh tét còn tùy thuộc vào loại nhân được bổ sung.
1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo hàm lượng?
Lượng calo trong 1 khoanh bánh tét của một số loại bánh tét cơ bản được áp dụng như sau:
- Bánh tét nhân thịt mỡ: chứa khoảng 440 calo.
- Bánh tét nhân chuối: có khoảng 300 calo.
- Bánh tét nhân đậu xanh: chứa 400 calo.
Một khoanh bánh tét chiên chứa bao nhiêu calo?
Không chỉ có cách ăn bánh tét sau khi luộc theo kiểu truyền thống, bánh tét chiên cũng là món ăn khoái khẩu nhiều người vì lớp vỏ vàng giòn hấp dẫn. Tuy nhiên, món ăn này chứa nhiều calo và bạn nên hạn chế ăn. Một khoanh bánh tét trọng lượng 100g sau khi chiên chứa khoảng 560 calo.
Một khoanh bánh tét chay calo bao nhiêu?
Bánh tét chay thường không có nhân thịt mà chỉ có nhân chuối hoặc nhân đậu xanh, so với bánh tét nhân thịt thì hàm lượng calo thấp hơn nhiều. Một khoanh bánh tét chay nhân đậu xanh có chứa khoảng 300 calo.
Ăn bánh tét có gây tăng cân không?
Một khoanh bánh tét bao nhiêu calo đã được giải đáp. Với hàm lượng calo lớn như vậy, bánh tét dễ gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng người dùng.
Một người trưởng thành thường cần 2000 calo cho các năng lượng hoạt động trong một ngày (trung bình là 667 calo/ bữa). Một khoanh bánh tét đã cung cấp lượng calo ngang bằng với bữa ăn chính. Do đó, người dùng không nên ăn quá nhiều dễ gây tăng cân mất kiểm soát.
Thông thường, một người lớn để ăn no có thể ăn từ 2-3 khoanh bánh tét chiên. Theo cấp số nhân, hàm lượng calo của tổng 2,3 khoanh bánh tét này lên tới hơn 1000 calo. Con số này vượt quá tiêu chuẩn calo trong 1 bữa ăn từ 600 – 700 calo. Đặc biệt, bạn nên hạn chế ăn bánh tét chiên hoặc ăn nhiều vào ban đêm dễ khiến bạn tăng cân chóng mặt đấy!
Ăn bánh tét có tốt cho sức khỏe không?
Không chỉ quan tâm đến vấn đề bánh tét bao nhiêu calo, rất nhiều người còn băn khoăn không biết ăn bánh tét liệu có tốt hay không. Trên thực tế, thành phần của bánh tét chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn bánh tét sẽ mang lại những giá trị về sức khỏe cụ thể như:
- Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc: Nguyên liệu đậu xanh trong bánh tét giúp g thanh nhiệt, giải độc, làm mịn da. Bên cạnh đó, thành phần gạo nếp còn có hỗ trợ điều trị chứng váng đầu chóng mặt, ra mồ hôi…
- Bổ sung chất đạm (protein): Với nhân thịt heo, bánh tét là thực phẩm mang tới protein – chất dinh dưỡng không thể thiếu với mọi người.
- Kháng khuẩn, kháng nấm: Dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng trong thành phần bánh tét có chứa hạt tiêu – một hoạt chất oleoresin có công dụng kháng khuẩn và nấm hiệu quả, hỗ trợ quá trình đông máu.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều bánh tét sẽ phản tác dụng gây cho bạn một số vấn đề sức khỏe sau: Ngoài tác động gây nguy cơ béo phì thừa cần kể trên, bánh tét còn được làm từ gạo nếp, đây là thành phần dễ gây nóng trong người và mụn nhọt khi ăn quá nhiều. Một số trường hợp người gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu khi ăn bánh tét nên bạn cần chú ý. Bánh tét cũng có thể tác động đến tim mạch và khiến cholesterol trong máu cao.
Một số lưu ý để ăn bánh tét không tăng cân
Bánh tét thường chỉ xuất hiện nhiều vào dịp Tết. Vì thế, sẽ thật tiếc nếu bạn bỏ qua món ăn này. Nếu muốn không bị tăng cân quá đà khi ăn bánh tét, Mega Gangnam chia sẻ cho bạn một số mẹo ăn bánh dưới đây.
– Nên ăn bánh tét kèm với các thức ăn thanh đạm như rau củ quả. Bạn cũng có thể ăn bánh tét cùng các món dưa muối truyền thống vào dịp Tết. Hoặc các loại rau thường thấy như súp lơ, cà rốt, bắp cải.. thêm vào các loại hoa quả nhiều chất xơ để cân bằng dưỡng chất, hạn chế nạp vào cơ thể.
– Nếu đã ăn bánh tét, bạn không nên ăn các thức ăn nhiều tinh bột khác nữa như cơm, xôi, bánh mì.. vì điều này khiến cơ thể nạp lượng lớn tinh bột và gây tăng cân nhanh chóng.
– Hạn chế ăn bánh tét vào buổi tối, đặc biệt là món bánh tét chiên. Calo tăng cao không tiêu hóa kịp rất dễ bị dư thừa. Thời điểm lý tưởng nên ăn là bữa sáng hoặc trưa.
– Khi ăn không nên ăn quá nhiều bánh cùng một lúc sẽ khiến cơ thể nạp một lượng lớn calo và chất béo cùng một thời điểm. Mỗi bữa chỉ nên ăn 1 hoặc tối đa 2 khoanh bánh tét, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày nhằm hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì.
– Nếu đã lỡ ăn quá nhiều bánh tét, hay giải phóng calo một chút thông qua các bài thể dục hoặc tham khảo phương pháp giảm cân Smart Lipo đốt cháy mỡ thừa tối đa, nhằm giữ gìn vóc dáng sau những ngày tết.
Đối tượng cần cân nhắc không nên ăn bánh tét
- Người mắc bệnh tiểu đường mãn tính: Bánh tét chứa nhiều tinh bột và một lượng lớn calo. 1 khoanh bánh tét có giá trị dinh dưỡng như một bữa ăn chính và dễ làm tăng đường huyết trong máu. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường mãn tính nên hạn chế ăn thực phẩm này.
- Người béo phì: Có chứa nhiều calo và tinh bột, bánh tét là thực phẩm không hề có lợi cho người đang thừa cân béo phì. Ăn bánh tét nhiều và tần suất thường xuyên sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát cân nặng. Vì thế, bạn chỉ nên ăn 1-2 khoanh vào dịp Tết để giảm cảm giác thèm ăn trong suốt cả năm.
- Bệnh nhân mắc dạ dày, huyết áp: Các thành phần trong bánh tét khi kết hợp với nhau dễ khiến tăng tiết acid dịch vị, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt bệnh về huyết áp hoặc dạ dày.
- Người bị bệnh gút, có tiền sử mắc bệnh về thận, tim mạch: Thành phần của bánh tét có chứa nhiều chất béo không no, cùng các tinh bột cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Người hay bị tình trạng nóng trong người: Gạo nếp là thành phần chính làm nên một chiếc bánh tét. Do đó,những ai dễ bị nóng, nổi mụn, nổi nhọt trong người nên chú ý.
Xem thêm:
- Bánh đúc bao nhiêu calo? Đang giảm cân có nên ăn không?
- Bánh chuối chiên có bao nhiêu calo? Ăn nhiều ảnh hưởng thế nào?
Vậy là bạn đã biết các thông tin xoay quanh giải đáp bánh tét bao nhiêu calo và ăn bánh có tốt không, ảnh hưởng khi ăn nhiều là gì. Dù yêu thích, bạn vẫn nên cân nhắc và áp dụng cách ăn bánh tét hợp lý để giữ vóc dáng thon gọn và không ảnh hưởng tới bệnh lý sức khỏe. Liên hệ thông tin trực tiếp qua HOTLINE 093 770 6666 để biết thêm giải đáp thắc mắc và thông tin chi tiết về các dịch vụ giảm cân hiện đại nhất.
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Tiêm filler ăn thịt bò có sao không? Kiêng đến khi nào?
- Tiêm filler ăn thịt gà có sao không? Thời điểm nào phù hợp?
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?
- 1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
- Chuyên gia giải đáp: Muốn giảm 1 kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?
- 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?
- 100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?