[Bác sĩ giải đáp] Bị nổi mụn nhọt không nên ăn gì?
Tình trạng nổi mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Nhọt ban đầu có thể chỉ là những vết đỏ trên da sau dần sẽ sưng viêm lan rộng thậm chí gây đau đớn nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để tình trạng này giảm bớt? Bị nổi mụn nhọt không nên ăn gì sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Bị nổi mụn nhọt bạn sẽ cần phải kiêng các thực phẩm làm gia tăng triệu chứng mụn hoặc gây ngứa, viêm nhiễm, bít tắc chân lông,.. như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, thịt gà,..
Lý giải về việc hình thành mụn nhọt, khi hàm lượng estrogen và progesterone gia tăng đột biến điều này sẽ làm rối loạn sắc tố da, tăng cao lưu lượng máu kích thích. Từ đó, các phân tử tyrosine được hình thành ở vùng sản sinh tế bào da bị oxy hóa, dẫn tới mụn nhọt. Ngoài biện pháp điều trị mụn nhọt và phục hồi từ bên ngoài, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân để hạn chế tình trạng mụn tái phát.
Khi bạn bị nổi mụn nhọt không nên ăn gì?
Hãy tạm ngưng các thực phẩm và đồ uống sau đây để giảm tải quá trình bị kích ứng khi bị mụn nhọt hoặc tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Cùng tham khảo lời khuyên từ bác sĩ Da liễu thẩm mỹ PHẠM THU PHƯƠNG – bác sĩ chuyên khoa Phòng khám quốc tế Mega Gangnam để biết rõ hơn.
Thức ăn có chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế, đồ ngọt
Các thực phẩm chứa nhiều đường khi nạp vào sẽ tăng đột ngột lượng đường trong máu, dẫn tới sự phát triển mụn nhọt. Đặc biệt khi bạn ăn các thực phẩm nhiều đường, sẽ gây ra tình trạng mụn nhọt nặng hơn:
- Tăng sản xuất dầu: Đường gây kích thích tăng sản xuất dầu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn tới việc phát triển mụn.
- Tạo cho môi trường gây ra các vi khuẩn: Điều này làm cho tình trạng mụn nhọt nặng hơn.
- Các cấp độ đường trong máu bất thường có thể kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh mẽ, làm tăng việc sản xuất các tế bào viêm nhiễm, làm tăng tình trạng mụn.
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế hay còn gọi là carbonhydrate ở đây có thể kể đến bánh kẹo, nước uống có gas, nước ngọt, đồ ăn nhanh,…
Nhóm thực phẩm giàu đạm cao
Thực phẩm chứa đạm cao có thể gây quá trình tăng sản xuất hormone insulin, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của mụn. Khi dùng nhiều thực phẩm giàu đạm, cơ thể dễ phản ứng bằng cách tạo ra một lượng insulin – kích thích tuyến dầu sản xuất, dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, gây ra tình trạng viêm nhiễm mụn.
Nhóm thức ăn cay gây nóng
Các thực phẩm cay nóng không chỉ tác động xấu đến tình trạng mụn nhọt mà còn làm gia tăng quá trình làn da mọc thêm mụn, kéo dài thời gian điều trị của bạn. Thực phẩm cay nóng làm tăng mức độ viêm trên da, kích thích tuyến dầu tiết dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Thậm chí chúng còn gây ra tình trạng kích ứng da, đỏ da, từ đó làm nặng hơn tình trạng mụn.
Thức ăn dầu mỡ – hoặc các chất béo bão hòa
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn rất không tốt cho những ai đang bị mụn nhọt. Mỗi khi bạn ăn đồ dầu mỡ, tuyến bã nhờn hoạt động sẽ kích thích nhanh hơn làm cho các lỗ chân lông rơi vào trạng thái“quá tải”, trở nên bít tắc lỗ chân lông, viêm nang lông và xúc tác gây ra mụn hoặc làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt đang gặp phải.
Các đồ ăn chiên, nướng nhiều dầu mỡ cần được hạn chế để tránh tình trạng khi bị mụn nhọt mà ăn nhiều dầu mỡ sẽ kích thích vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn, bám vào ổ mụn từ đó làm tăng kích thước và biến chứng của mụn trên bề mặt da.
Thực phẩm từ sữa
Các thực phẩm được làm từ sữa được coi là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ bổ sung tốt cho sức đề kháng tổng hợp của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là những thực phẩm có thể làm gia tăng tình trạng mụn nhọt khi sử dụng, đặc biệt là sữa bò. Lý giải điều này là vì thành phần trong đó có chứa acid amin cao, kích thích khả năng gan sản sinh nhiều IGF-1. Từ đó làm tăng nguy cơ khiến vùng mụn nổi nhiều hơn trên da. Bạn chỉ cần giảm lượng sữa hàng ngày một chút trong giai đoạn bị mụn nhọt cho tới khi khỏi nhé.
Đồ uống có cồn và cafein
Đây là những thực phẩm chưa bao giờ tốt cho quá trình chăm sóc vết thương, điều trị mụn và trong cả sinh hoạt thường ngày liên quan tới sức khỏe của bạn.
Các đồ uống caffein có thể gây ra sự mất cân bằng hormone, tăng sản xuất hormone cortisol và kích thích sự viêm nhiễm trong cơ thể, làm nặng hơn tình trạng mụn. Hơn nữa, chúng còn làm mất nước từ cơ thể, làm khô da và tăng sự sản xuất dầu, từ đó tăng nguy cơ bị mụn nhọt.
Kiêng ăn thịt gà khi bị mụn nhọt
Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn, không độc và tốt trong việc bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị mụn nhọt bạn lại không nên ăn nhiều thực phẩm này. Thịt gà được lý giải là dễ làm mưng mủ, làm sưng tấy các vết thương hở, đồng thời làm tăng nguy cơ để lại sẹo, làm cho mụn nhọt khó lành hơn.
Xem thêm: Tại sao bị mụn bọc ở má? Cách điều trị và chăm sóc
Bị mụn nhọt có gây ra nguy hiểm không?
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở khắp các vùng da trên cơ thể, các vùng thường bị mụn dễ gặp ở mặt, nách, mông.. và chúng phát triển theo giai đoạn từng loại khác nhau. Có một số loại mụn gây đau, sưng viêm nghiêm trọng, có một số loại sẽ chỉ gây rát hoặc châm chích khó chịu trên bề mặt da.
Về cơ bản, mụn nhọt không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó làm mất thẩm mỹ của vùng da và ảnh hưởng tới các sinh hoạt hàng ngày gây khó chịu. Hơn hết, một số loại mụn nhọt phát triển độc hơn có thể sưng to hơn kích thước mụn bình thường rất nhiều, điều này cản trở trực tiếp tới các hoạt động như ngồi, đi, nói chuyện.
Ngoài nguyên nhân chính gây mụn nhọt chính là vi khuẩn, chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển và hình thành của mụn nhọt. Hiện tượng hình thành mụn có thể gây ra do một số nhóm thực phẩm khiến cơ thể chưa thể thích nghi với tình trạng mới; từ đó thúc đẩy tuyến dầu nhờn bên dưới da hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ gây mụn và biến chứng thành nốt mụn nhọt. Do đó, bạn đừng chủ quan với các nhóm thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày.
Nên bổ sung những loại thực phẩm nào để hạn chế mụn nhọt trên da?
Việc bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho da dưới đây sẽ hỗ trợ phần nào tình trạng mụn nhọt cũng như giảm thiểu các triệu chứng nặng hơn khi bạn bị mụn nhọt:
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Hãy lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E để bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường xung quanh, ngăn chặn quá trình oxy hóa và giảm tình trạng viêm nhiễm. Các thực phẩm được khuyên dùng có thể kể tới như cam, dâu, cà chua, rau cải xanh,..
Thực phẩm giàu omega-3: Với các thực phẩm giàu omega 3, bạn có thể cải thiện được tình trạng da và làm giảm sự xuất hiện của mụn. Các thực phẩm có lợi kể tới như cá hồi, hạt hướng dương, hạt lanh và dầu dừa là những thực phẩm giàu omega-3.
Thực phẩm giàu kẽm: Tương tự như các thực phẩm giàu vitamin A, C, các thực phẩm giàu kẽm sẽ thúc thúc đẩy quá trình phục hồi da tốt, giảm viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của mình như bí ngô, thịt bò, gà, sò điệp, tôm..
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là nguồn thực phẩm không thể bỏ qua trong danh sách nhóm thực phẩm nên ăn tốt cho da đang bị mụn. Hãy tăng cường rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt để cung cấp thêm chất xơ hàng ngày.
Nước: Dù bạn có không bị mụn nhọt thì việc bổ sung nước vấn là điều không được bỏ qua. Mỗi ngày hãy cung cấp uống bổ sung cho cơ thể từ 1.5 – 2 lít nước để loại bỏ độc tố, giảm sự xuất hiện của mụn.
Sữa chua chứa probiotics: Probiotics có trong sữa chua giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời làm giảm viêm nhiễm cũng như tình trạng mụn trên da.
Mặc dù các thực phẩm này có tác dụng tốt đối với làn da, tuy nhiên bạn cần phải điều trị mụn bằng cả các phương pháp cụ thể với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Điều này giúp bạn tránh được các biến chứng của mụn nhọt cũng như nhanh chóng liền lại tình trạng mụn gây đau kéo dài.
Có thể bạn quan tâm: [Giải đáp] Sau khi nặn mụn nên rửa mặt bằng gì?
Qua những thông tin chia sẻ về tình trạng bị nổi mụn nhọt không nên ăn gì, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để phục hồi tốt trong quá trình điều trị mụn nhọt. Nếu cần thêm thông tin và giải đáp dịch vụ làm đẹp hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ hotline 093 770 6666!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện