Bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh khỏi?
Có thể khẳng định rằng thời điểm tốt nhất để bôi nghệ tươi trị sẹo là ngay sau khi vết thương đã ngừng chảy máu, đóng vảy và bắt đầu lành lại. Việc thoa kem nghệ vào lúc da vừa lành lại sẽ không gây kích ứng, giảm sưng đau cũng như hạn chế được sự phát triển của các vết thâm sẹo về sau.
Dùng nghệ tươi là một trong những phương pháp dân gian thường được áp dụng để làm lành vết thương và làm mờ các vết thâm sẹo. Tuy nhiên, bạn có biết liệu bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh khỏi và không có hiện tượng thâm sạm ở các vết sẹo hay không? Tham khảo ngay trong bài viết này để được giải đáp chi tiết bởi bác sĩ da liễu Trần Anh Đức – Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam!
Dùng củ nghệ tươi trị sẹo được không?
Sự xuất hiện của các vết sẹo là kết quả của quá trình phục hồi da sau khi bị tổn thương ở giai đoạn tăng sinh tế bào và củng cố cấu trúc da. Khi chúng ta bị mụn, da trầy xước hoặc bị bỏng, cơ thể sẽ chủ động điều tiết các thành phần tự nhiên và tăng cường sản sinh ra các tế bào sợi collagen nhằm bảo vệ da và liên kết các mô đã bị hư hại. Tuy nhiên, collagen sản sinh ra và phân bố không đồng đều có sự khác biệt nhất định với cấu trúc da bình thường nên sẽ để lại vết lồi lõm, thâm sẹo.
Từ thời xa xưa, để điều trị sẹo, dân gian thường sử dụng những củ nghệ tươi để thoa trực tiếp lên da. Mặc dù đây chỉ là kinh nghiệm được đúc kết lại nhưng các bằng chứng khoa học cũng góp phần khẳng định lợi ích điều trị sẹo của nghệ tươi. Theo đó, trong thành phần của những củ nghệ có chứa nhiều khoáng chất nhưng đặc biệt nhất chính là curcumin. Đây là một hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm mờ các vết thâm sẹo cực tốt.
Curcumin khi tiếp xúc với những vết thâm sẹo nhanh chóng ức chế hoạt động của các tế bào gây viêm, giảm sưng tấy và đau nhức ở vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, thành phần curcumin trong nghệ tươi cũng góp phần ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho da, kiểm soát hoạt động của các enzyme gây sạm da. Đồng thời, kích thích sự phát triển của các tế bào da mới, giúp củng cố tế bào da ở các vết thương khi mới lành lại, giảm thiểu nguy cơ bị sẹo.
Bôi nghệ tươi trị sẹo hiệu quả trong các trường hợp:
- Vết sẹo mới xuất hiện với kích thước nhỏ
- Sẹo thâm do bị mụn hoặc do các vết trầy xước nhẹ
- Thuộc nhóm sẹo thường, không bị lồi hoặc lõm
- Bị sẹo trên nền da thường, không nhạy cảm và không dị ứng với nghệ
Bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh khỏi?
Có thể khẳng định rằng thời điểm tốt nhất để bôi nghệ tươi trị sẹo là ngay sau khi vết thương đã ngừng chảy máu, đóng vảy và bắt đầu lành lại. Việc thoa kem nghệ vào lúc da vừa lành lại sẽ không gây kích ứng, giảm sưng đau cũng như hạn chế được sự phát triển của các vết thâm sẹo về sau. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng cách bôi nghệ tươi để trị sẹo thì có thể sẽ cần một khoảng thời gian khá dài (4-8 tuần) thì các vết sẹo mới có dấu hiệu mờ đi. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của cơ thể.
Để bôi nghệ tươi trị sẹo, bạn cần làm theo các bước sau:
- Rửa sạch vùng da bị sẹo với nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Lấy một củ nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nhuyễn.
- Thoa trực tiếp phần nghệ tươi lên vùng da bị sẹo, massage nhẹ nhàng trong vòng 5 phút và để yên trong 15 đến 20 phút.
- Rửa sạch vùng da với nước ấm và lau khô.
- Lặp lại phương pháp trị sẹo này ít nhất 1 lần mỗi ngày cho đến khi thấy sẹo mờ đi.
Một số lưu ý khi dùng nghệ tươi để trị sẹo trên da mặt:
- Nghệ tươi có thể làm cho da mặt bị ố vàng hoặc sắc vàng bám chặt trên da do đó bạn nên dùng vào buổi tối, rửa mặt sau khi thoa. Trong thời gian trị sẹo bằng nghệ nên chú ý chống nắng vì một số thành phần có trong nghệ rất dễ bắt nắng.
- Nghệ tươi có thể gây kích ứng, cảm giác đau rát nhẹ ở những người có làn da nhạy cảm. Tốt hơn hết là bạn nên thử bôi một ít lên cổ tay trước khi bôi lên vùng da bị sẹo, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì dừng ngay lập tức và làm sạch da.
Nghệ tươi không phải là phương pháp trị sẹo duy nhất và hiệu quả nhất. Nếu muốn điều trị theo cách bôi thoa thì có thể sử dụng các loại kem nghệ hoặc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên nghiệp nếu vết sẹo nặng hoặc kích thước lớn. Đây là phương pháp tốt nhất cũng là khuyến nghị của các bác sĩ da liễu. Vậy nên nếu thoa nghệ tươi từ 2-3 tuần mà vết sẹo không có gì thay đổi thì nên cân nhắc điều trị theo hướng khác.
Cân nhắc sử dụng các loại kem nghệ trị sẹo hiệu quả hơn
Sử dụng các loại kem trị sẹo thường tốt hơn và nhanh chóng phát huy được hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng nghệ tươi để thoa lên da. Bên cạnh đó, các loại kem nghệ ngoài curcumin còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp làm mờ vết thâm, phục hồi da nhanh hơn. Dưới đây là một số loại kem nghệ mà bạn có thể cân nhắc sử dụng khi các vết thương ngoài da lành lại và có dấu hiệu bị thâm hoặc để lại sẹo:
- Kem nghệ trị sẹo Dercuma: Đây là một loại kem nghệ nội địa cực kỳ được ưa chuộng với thành phần chính là nghệ vàng hoa cúc, hoa oải hương và vitamin E. Kem nghệ Dercuma có tác dụng làm mờ các vết thâm đỏ, sẹo thường sau khi da bị tổn thương. Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để nhanh phát huy hiệu quả. Hiện nay trên thị trường, giá bán kem nghệ Dercuma chỉ dao động khoảng 60-70 nghìn và có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc.
- Kem nghệ trị sẹo Thái Dương: Cũng là một loại kem nghệ được sản xuất tại Việt Nam nhưng nhận được nhiều đánh giá rất tốt. Bên cạnh thành phần chính là nghệ thì loại kem này còn chứa cả dầu gấc, cùng với các chiết xuất từ hoa hồng, hoa nhài và vitamin C. Thoa kem nghệ Thái Dương có cảm giác the mát, dịu nhẹ nhưng cần chờ 5-10 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Hiệu quả trị sẹo thâm, sẹo thường (không rỗ, không lồi) của sản phẩm này khá nhanh chỉ 2-3 tuần. Giá 1 tuýp kem nghệ Thái Dương dao động từ 20-25 nghìn nên phù hợp với cả học sinh.
- Kem Yoosun nghệ: Đây là một loại kem nghệ có thành phần chính là nghệ và sữa ong chúa, kết hợp với vitamin B3, chiết xuất hoa cúc, hoa anh đào. Kem Yoosun nghệ có tác dụng làm mờ các vết thâm sạm, sẹo đỏ trên bề mặt, giúp da sáng và đều màu hơn. Yoosun nghệ có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ thẩm thấu, không gây nhờn hay bết dính nên có thể dùng được cả buổi sáng và buổi tối. Giá bán 1 tuýp Yoosun nghệ chỉ từ 20-40 nghìn đồng và dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc.
Tìm hiểu thêm: Khi nào có thể bôi thuốc trị sẹo? Dùng loại thuốc nào tốt nhất?
Sẹo nặng và phức tạp thì điều trị bằng phương pháp nào?
Nhìn chung, việc điều trị sẹo bằng nghệ tươi hoặc các loại kem nghệ tương đối hạn chế và chỉ phù hợp với loại sẹo tối màu. Với các trường hợp da bị sẹo nặng, kích thước lớn hoặc có nhiều vết sẹo lồi lõm trên da thì cách điều trị can thiệp là hướng tốt nhất.
Có khá nhiều phương pháp điều trị chuyên nghiệp đối với các loại sẹo khác nhau như: bắn laser, lăn kim, mài da vi điểm, cấy tế bào gốc, bóc tách đáy sẹo, áp lạnh hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải phương pháp điều trị nào cũng phù hợp và hiệu quả với tình trạng sẹo của chúng ta. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám với bác sĩ da liễu sớm để xác định vấn đề da và được khuyến nghị phương pháp điều trị tốt nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh lành. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp có thể giúp cải thiện làn da của bạn hiệu quả hơn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về các phương pháp trị sẹo chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Tìm hiểu chi tiết về các phương pháp điều trị sẹo chuyên sâu được gợi ý bởi bác sĩ da liễu:
Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết và cách nào tốt nhất?
Sẹo lồi: Nguyên nhân & Top 5++ Cách trị sẹo hiệu quả
Top 10+ Cách trị sẹo thâm đơn giản, dễ làm, hiệu quả sau 24h
Các bài viết liên quan
- Sẹo trắng là gì? Có dễ điều trị hay không?
- 1 CC HA Collagen bao nhiêu tiền? Có nên cấy HA Collagen không?
- Tiêm filler làm đầy sẹo lõm hiệu quả như thế nào? Duy trì bao lâu?
- Hướng dẫn cách chọn máy trị sẹo phù hợp cho từng vấn đề da
- Sẹo rỗ hình thành như thế nào? Điều trị được không?
- Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết và cách nào tốt nhất?
- [Giải đáp] Sau khi nặn mụn nên kiêng ăn gì để da không thâm sẹo?
- Contractubex có tác dụng gì? Công dụng và hiệu quả thực tế
- Mặt bị mụn có để lại sẹo thâm hay không & Cách điều trị
- Exosome Therapy – Công nghệ liệu pháp Exosomes trong làm đẹp