Bún bò Huế bao nhiêu calo? Những ai không nên ăn?
Bún bò Huế là món ăn truyền thống vùng Cố đô với hương vị đậm đà và các món ăn kèm hấp dẫn. Tuy nhiên, có thể xếp bún bò Huế vào danh sách các thực phẩm nhiều calo nhất (khoảng 540 – hơn 700 calo/1 tô). Điều này trở thành mối lo ngại cho những bạn muốn giảm cân, có bệnh lý về tim mạch, hệ tiêu hóa, gan thận… Do đó, hãy giới hạn số lần ăn bún bò Huế trong tuần và luyện tập để giải phóng calo nhiều nhất có thể sau khi ăn!
Bún bò Huế là một món ăn truyền thống xứ Huế với sợi bún dai mềm, nước lèo đậm đà, phần móng giò, thịt bò, chả cua, mọc bò và các món ăn kèm vô cùng kích thích vị giác. Đây cũng là lý do mà bún bò Huế được ưa chuộng ở mọi vùng miền (tuy có biến tấu trong cách chế biến). Mặc dù vậy, khi nhìn vào bát bún bò Huế chúng ta cũng có thể thấy rằng lượng calo trong món ăn này không hề ít và nếu ăn nhiều cũng có thể gây tăng cân. Tham khảo bài viết này để cùng tìm hiểu bún bò Huế bao nhiêu calo, những ai có thể và không nên ăn ngay dưới đây!
Bún bò Huế có những thành phần gì? Giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Để biết bún bò Huế bao nhiêu calo trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên liệu tạo nên món ăn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để cập nhật thông tin về các dưỡng chất có trong bún bò Huế. Theo dõi ngay nào!
- Bún tươi: Sợi bún được làm từ bột gạo, màu trắng, khá dày, và dài. Bún cung cấp nhiều tinh bột giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tùy vào cách làm ra sợi bún mà một số loại bún có khả năng chứa chất tẩy trắng hoặc chất bảo quản.
- Thịt bò: Chủ yếu là phần bắp, gầu, mọc bò hoặc gân bò.. Thịt bò là nguồn cung cấp một lượng đáng kể protein. Trong khi gân bò chứa sắt, magie, kẽm và một số loại vitamin khác.
- Thịt heo: Thường là phần giò xương, bao gồm cả bì heo dày, giò tai, giò lụa, chả cua (làm từ thịt heo và thịt cua biển). Những nguyên liệu này giúp cung cấp chất béo, tăng cường một số loại vitamin A, D, E, K và cung cấp collagen động vật.
- Nước lèo: Phần nước dùng đặc trưng được hầm từ xương heo, xương bò, mắm ruốc, ớt, sả, gừng và các gia vị khác. Có thể nói đây chính là “linh hồn”, tạo nên mùi vị riêng biệt của bún bò Huế khi so sánh với các loại bún bò khác. Nước dùng cũng cung cấp nhiều khoáng chất như natri, kali, canxi, magie, giúp điều hòa áp lực máu, duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
- Rau sống: Bao gồm có giá đỗ, rau muống, hoa chuối, các loại rau thơm và chanh. Rau sống là nguồn cung cấp phần lớn các loại vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa cho những bát bún bò Huế mà chúng ta thưởng thức.
Bún bò Huế bao nhiêu calo? Có quá cao hay không?
Để xác định cụ thể bún bò Huế bao nhiêu calo. Cùng tìm hiểu về hàm lượng calo có trong các thành phần tạo nên bát bún. Điều này sẽ giúp chúng ta ước tính một cách chính xác hơn về số calo mà cơ thể dung nạp. Cụ thể trong mỗi 100g thành phần có định lượng calo như sau:
Bún tươi: 120 – 140
Thịt bò: 250 – 260
Giò heo: 175 – 190
Giò lụa: 230 – 250
Nước lèo: 90 – 120
Rau sống: 40 – 50
Tổng kết lại, với một tô bún cỡ vừa khoảng 400 – 500g (cả nước) có chứa hàm lượng calo khá cao, dao động từ 540 đến 700 calo, tương đương với khoảng 35% – 40% nhu cầu calo hàng ngày của một người trưởng thành bình thường (khoảng 1600 – 2000 calo).
Đây là một lượng calo vượt xa nhu cầu cho một bữa ăn chính trong ngày. Trong khi đó, phần lớn năng lượng của bún bò Huế lại đến từ tinh bột, protein, chất béo, gia vị nên rất dễ gây ra tình trạng tăng cân, tăng đường huyết và nhiều vấn đề khác. Không chỉ vậy, hương vị đậm đà của những bát bún đến từ muối, các loại mắm, nên không phải là món ăn được khuyến khích lựa chọn trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày
Những ai không nên ăn bún bò Huế? Tại sao?
Bún bò Huế là một món ăn đậm đà, thơm ngon, nhiều năng lượng. Nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn này. Những trường hợp tuyệt đối không ăn bún bò Huế bao gồm:
Người mắc bệnh gút: Thịt đỏ, mắm tôm và một vài loại gia vị trong bò Huế chứa nhiều purin -một chất có thể gây ra sự tích tụ axit uric trong máu, gây đau nhức, viêm khớp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Người bị tiểu đường: Sợi bún Huế đặc biệt chứa nhiều tinh bột, chất này có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột sau khi ăn, gây khó cho việc kiểm soát tình trạng bệnh.
Người bị bệnh huyết áp và các bệnh tim mạch: Bún bò Huế chứa nhiều gia vị đặc biệt là muối nên có thể làm tăng áp lực máu, cholesterol, gây xơ vữa động mạch, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Người bị bệnh dạ dày: Bún bò Huế cực kỳ hấp dẫn với vị cay nhẹ, nồng đậm bởi một số gia vị đặc trưng. Tuy nhiên, ăn nhiều đặc biệt không tốt cho người có bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa,đại tràng, thận.
Người bị bệnh gan: Trong thành phần làm bún bò Huế có chứa mắm ruốc, một loại gia vị có chứa nhiều histamin. Hoạt chất này có khả năng gây dị ứng, phản ứng viêm, làm tăng gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
Nếu ăn quá nhiều bún bò Huế, bạn có thể gặp phải những tác động xấu đối với sức khỏe và làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của nhiều bệnh lý kể trên. Ngoài ra, kể cả khi bạn có một sức khỏe tốt thì việc ăn bún bò Huế quá thường xuyên cũng có thể gây ra một số vấn đề như sau:
+ Tăng cân, tích tụ mỡ nội tạng: Bún bò Huế có hàm lượng calo cao, rất nhiều chất béo có hại, natri lại có khả năng hấp thụ nhanh. Do đó, ăn nhiều bún bò Huế, cơ thể không giải phóng năng lượng sau khi ăn có khả năng gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân, thậm chí là béo phì chỉ trong 1 thời gian ngắn.
+ Mất cân bằng dinh dưỡng: Bún bò Huế chứa quá ít chất xơ so với nhu cầu thực mà lượng muối cao, nếu ăn quá nhiều, có thể gây ra tình trạng thiếu chất xơ, táo bón, suy giảm chức năng tiêu hóa, khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, lượng muối cao cũng có thể gây mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, gây sưng tấy, phù nề, giảm thèm ăn, khát nước.
+ Tăng nguy cơ ăn uống không kiểm soát: Hương vị đậm đà, ngon ngọt, hấp dẫn của bún bò Huế có thể kích thích vùng não gây ra cảm giác thích thú, hài lòng khi ăn. Điều này có thể khiến bạn muốn ăn thêm, ăn nhiều hơn gây mất kiểm soát khi ăn uống và dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Những lưu ý giúp giảm calo và tốt cho sức khỏe hơn khi ăn bún bò Huế
Nếu như bạn thật sự yêu thích bún bò Huế và không muốn loại bỏ món ăn này khỏi chế độ dinh dưỡng, có thể cân nhắc chỉ ăn tối đa 1-2 bữa/tuần và áp dụng những điều sau:
- Giảm lượng bún, (nếu có thể nên thay bằng bún gạo lứt), thêm nhiều rau hơn để tăng cường chất xơ, giảm tinh bột và các chất không cần thiết. Vì bún thường có thịt nên hãy chọn phần thịt bò, thịt heo, mọc ít mỡ và không ăn giò heo để giảm lượng chất béo.
- Bạn nên hạn chế ăn mắm ruốc và gia vị nếu tự nấu tại nhà, hoặc ăn ở ngoài thì nên yêu cầu làm loãng nước dùng để giảm lượng muối và các chất có hại khác. Đồng thời, tránh ăn hết nước dùng, chỉ nên thưởng thức phần bún và các món ăn kèm, điều này giúp giảm đáng kể lượng calo hấp thụ.
- Chỉ ăn bún bò Huế vào buổi sáng hoặc trưa, để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và đốt cháy calo. Tránh ăn bún bò Huế vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì dễ gây tích tụ mỡ thừa và hạn chế dung nạp một số chất gây hại cho chức năng tiêu hóa.
- Để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng, nên ăn bún bò Huế xen kẽ với các món ăn khác hàng ngày để cân bằng dinh dưỡng và đa dạng hóa khẩu vị.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp thông tin chi tiết bún bò Huế bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng khoa học, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ và giải đáp ngay bây giờ!
Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan về hàm lượng calo có trong các món ăn phổ biến:
Bún bao nhiêu calo? Lợi và hại từ việc ăn bún bạn đã biết chưa?
Bánh mì trứng bao nhiêu calo? Ăn để giảm cân được không?
Bật mí bữa sáng với bánh mì bơ ruốc bao nhiêu calo?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể