Cá ngừ bao nhiêu calo? Có tốt cho sức khỏe không?
Cá ngừ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B12, vitamin D, selen, phốt pho,… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh, xương khớp và thị lực. Đây được coi là thực phẩm thích hợp để giảm cân nhờ lượng calo khá thấp.
Thịt cá ngừ thơm ngon, bổ dưỡng, thường được chế biến dưới dạng sashimi hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc Cá ngừ bao nhiêu calo hay không? Lượng calo trong cá ngừ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và lưu ý khi sử dụng.
Cá ngừ bao nhiêu calo?
Lượng calo trong cá ngừ có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cá ngừ, cách chế biến và khẩu phần ăn. Dưới đây là thông tin chi tiết về lượng calo giải đáp 100g cá ngừ bao nhiêu calo.
Cá ngừ đại dương
– Cá ngừ đại dương tươi: 100g cá ngừ đại dương tươi chứa khoảng 130 calo.
– Cá ngừ đại dương hộp (ngâm dầu): 1 hộp cá ngừ đại dương hộp chứa khoảng 317 calo/160gr.
– Cá ngừ đại dương xông khói: 100g cá ngừ đại dương xông khói chứa khoảng 200 calo.
Cá ngừ trắng
– Cá ngừ trắng tươi: 100g cá ngừ trắng tươi chứa khoảng 160 calo.
– Cá ngừ trắng hộp (ngâm nước): 1 hộp cá ngừ trắng hộp chứa khoảng 180 calo/185gr..
– Cá ngừ trắng đóng hộp (ngâm dầu): 1 hộp cá ngừ trắng hộp chứa khoảng 240 calo/185gr.
Cá ngừ vây vàng
– Cá ngừ vây vàng tươi: 100g cá ngừ vây vàng tươi chứa khoảng 110 calo.
– Cá ngừ vây vàng hộp (ngâm dầu): 1 hộp cá ngừ vây vàng hộp chứa khoảng 290 calo/155gr.
Ngoài ra, trong các món ăn chế biến hàng ngày nhiều người thắc mắc về cá ngừ kho bao nhiêu calo? Trung bình 100g cá ngừ kho sẽ chứa khoảng 176 calo. Hàm lượng này còn thay đổi dựa theo nguyên liệu kho cùng, gia vị kèm theo. Cá ngừ chiên có hàm lượng calo là 170 calo/100g.
Lưu ý: Lượng calo được chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc và cách chế biến cá của mỗi người.
Ăn cá ngừ có tốt không, tác dụng là gì?
Cá ngừ là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn nên bổ sung cá ngừ vào chế độ ăn uống của mình để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng cá ngừ để đảm bảo an toàn.
- Giàu protein: Cá ngừ là nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch.
- Chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Cá ngừ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B12, vitamin D, selen, phốt pho,… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh, xương khớp và thị lực.
- Axit béo Omega-3: Cá ngừ là nguồn cung cấp axit béo Omega-3 dồi dào, có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và một số bệnh mãn tính khác.
- Hỗ trợ giảm cân: Do cá ngừ chứa nhiều thành phần protein, lượng chất béo trong cá ngừ khá thấp nên đây được coi là thực phẩm thích hợp cho người muốn giảm cân, tiêu mỡ, tăng cơ. Cá ngừ dễ dàng xuất hiện trong các thực đơn ăn giảm cân , vì thế bạn nên tận dụng chế biến để nhanh chóng sở hữu một thân hình cân đối, khỏe mạnh và không gây hại cho sức khỏe.
- Tốt cho sức khỏe não bộ: Cá ngừ cung cấp vitamin B12 và DHA, giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
- Tốt cho mắt: Cá ngừ chứa vitamin A và lutein, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch: Cá ngừ cung cấp vitamin C và selen, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Giúp ngăn ngừa thiếu máu: Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt dễ khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Trong cá ngừ chứa các chất dinh dưỡng như: sắt, folic, B12 làm tăng cường dưỡng chất vào cơ thể. Nhờ đó, giảm thiểu tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Ăn cá ngừ có thể giảm cân không?
Cá ngừ giàu dinh dưỡng lại cung cấp cho cơ thể ít calo nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đây là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Việc ăn no một bữa cá ngừ từ 400- 500g sẽ chỉ khiến cơ thể hấp thụ khoảng 500 calo, điều này thấp hơn mức năng lượng cho phép của một bữa ăn của 1 người trưởng thành (667 – 700calo). Vì thế, cá ngừ không khiến bạn bị béo, thậm chí cá ngừ sẽ được dùng trong nhiều thực đơn giảm cân cấp tốc hay chế độ ăn giảm cân lâu dài, bền vững.
Trong trường hợp bạn muốn giảm cân nhanh chóng, bền vững mà không gây ra tác dụng phụ có thể tham khảo công nghệ sử dụng tinh chất giảm béo Smart Lipo hoàn toàn tự nhiên. Các tinh chất tự nhiên sẽ giúp đào thải lượng mỡ thừa mà không gây ra bất cứ biến chứng rủi ro nào đối với sức khỏe. Công nghệ đã được chứng nhận bởi FDA về hiệu quả và mức độ an toàn.
Những lưu ý khi ăn cá ngừ
Nếu bạn đã biết cá ngừ bao nhiêu calo, việc tìm hiểu sâu hơn việc sử dụng cá ngừ đúng cách tốt cho sức khỏe chính là cách để bạn đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích của cá ngừ.
Chọn mua cá ngừ: Chỉ nên chọn cá ngừ tươi, có nguồn gốc rõ ràng, quan sát bằng mắt thường cá ngừ phải sáng, mang cá đỏ tươi. Thịt cá ngừ phải săn chắc, có độ đàn hồi tốt, không bị bở nát hay tanh. Tránh mua cá ngừ có mùi hôi, màu sắc sẫm hoặc có dấu hiệu bị ươn.
Cách chế biến cá ngừ: Nên chế biến cá ngừ chín kỹ để tiêu diệt sạch vi khuẩn và ký sinh trùng có hại. Hạn chế ăn cá ngừ sống hoặc tái sống để tránh nguy cơ ngộ độc, tiêu hóa thực phẩm.
Những người không nên ăn cá ngừ: Người dị ứng với hải sản hoặc mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao. Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cần chú ý hỏi ý kiến bác sĩ.
Hàm lượng ăn cá ngừ: Nên ăn cá ngừ với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Mỗi lần ăn khoảng 100-150g cá ngừ và tránh ăn quá nhiều cá ngừ trong thời gian ngắn để hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Cá ngừ và một số câu hỏi thường gặp
Bà bầu ăn cá ngừ có sao không?
Cá ngừ tự nhiên đa phần đều chứa thủy ngân, nên mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trực tiếp để có thực đơn ăn uống phù hợp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 140gr cá ngừ nấu chín/ tuần. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh tối đa việc ăn cá ngừ sống vì rất dễ bị ký sinh trùng có trong thực phẩm xâm nhập, gây ra bệnh lý nguy hiểm.
Ăn cá ngừ sống có tốt không?
Cá ngừ sống là món ăn yêu thích của rất nhiều người vì có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng món ăn này cũng gây ra 1 số tác dụng phụ như:
Thịt cá ngừ sống có thể chứa ký sinh trùng như Anisakidae hoặc Opisthorchiidae gây ra bệnh đau dạ dày, ói mửa, tiêu chảy và sốt. Ngoài ra, cá ngừ sống ở môi trường nước biển sâu dễ chứa rất nhiều thuỷ ngân. Trường hợp ăn quá nhiều và ăn sống, việc tiêu thụ chất độc này có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và não.
Vì thế, FDA khuyến nghị bạn nên ăn cá ngừ nấu chín kỹ hoặc dùng các phương pháp đông lạnh sau đây để hạn chế tối đa ký sinh trùng trong cá ngừ sống.
- Đông lạnh cá ngừ ở nhiệt độ -20 độ C trong vòng 7 ngày.
- Đông lạnh cá ngừ ở nhiệt độ -35 độ C và bảo quản ở nhiệt độ – 35 độ C trong 15 tiếng.
- Đông lạnh trong nhiệt độ – 35 độ C và bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C trong 24 tiếng.
Bạn có thể nấu chín nhiều món ăn từ cá ngừ, tạo nên sự đa dạng mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cơ thể như:
Bún cá ngừ;
Cá ngừ sốt rim cà chua;
Cá ngừ kho tiêu;
Cá ngừ áp chảo;
Chả giò cá ngừ;
Trứng cá ngừ chiên;
Cá ngừ nướng.
Dù nấu món gì thì bạn cũng cần rửa sạch cá trước khi nấu để loại bỏ những chất bẩn cũng như vi khuẩn bám trên cá. Vì cá ngừ có mùi vị ngon và đậm đà nên hạn chế nêm nhiều gia vị để mùi thơm của cá được giữ nguyên vẹn, dưỡng chất trong cá không bị mất đi.
Xem thêm:
- 1 cốc chè bao nhiêu calo? Gợi ý cách ăn không tăng cân
- [Giải đáp] Sinh tố xoài chứa bao nhiêu calo? Lợi ích khi ăn xoài
Cá ngừ bao nhiêu calo và một số lưu ý đặc biệt khi bổ sung cá ngừ trong thực đơn chế biến hàng ngày của bạn đã được Mega Gangnam giải đáp. Chúc bạn có thể thoải mái tận hưởng món ngon từ cá ngừ và cân đối dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe tối đa. HOTLINE giải đáp về phương pháp giảm cân khoa học tại Mega Gangnam, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666 để biết thêm thông tin.
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?