Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Da mặt thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường, nguồn nước, mỹ phẩm, hóa chất… Ngoài ra, những thay đổi bên trong cơ thể hoặc yếu tố về di truyền cũng làm tăng mức độ phát triển các bệnh về da. Tuy nhiên, có hằng hà sa số các bệnh lý da liễu, do đó cần nhận biết thông qua các dấu hiệu cụ thể để có phương án điều trị thích hợp!
Các bệnh lý của da mặt là tình trạng thường xuyên gặp phải do tác động của môi trường sống, thay đổi hormone trong cơ thể, chăm sóc da sai cách, bệnh lý di truyền… Điều này vừa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ngoại hình, vừa có xu hướng chuyển biến nặng nề hơn theo thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được mình mắc bệnh gì để có phương án trị liệu thích hợp. Tham khảo bài viết này để chuyên gia da liễu cung cấp thông tin triệu chứng bước đầu của các bệnh về da mặt!
Tổng hợp các bệnh về da mặt thường gặp tại Việt Nam
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các vấn đề về da, nhất là với một quốc gia gần xích đạo, có bức xạ tia UV cao, cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm (điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển). Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da ở các nhóm tuổi khác nhau. Do đó, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu và cung cấp thông tin các loại bệnh về da mặt thường gặp như sau:
Triệu chứng các bệnh về da mặt ở người trưởng thành
1. Mụn trứng cá:
Triệu chứng: Các nốt sưng đỏ, có thể chứa dịch mủ hoặc không. Một số loại mụn trứng cá như mụn bọc, mụn nang, mụn mủ có thể khá sâu, sưng to, gây đau đớn và khả năng để lại sẹo lõm.
Nguyên nhân: Do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn Propionibacterium acnes, thay đổi nội tiết tố, yếu tố di truyền, trạng thái tâm lý không ổn định.
2. Viêm da cơ địa:
Triệu chứng: Da khô, thiếu độ ẩm trầm trọng, bong tróc, nứt nẻ, có biểu hiện ngứa ngáy và hiện tượng lichen hóa (dày sừng, sần sùi) nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Nguyên nhân: Do di truyền, tác động của môi trường xung quanh, sức đề kháng kém hoặc sự thay đổi nội tiết tố bất thường ở phụ nữ.
3. Nấm da mặt
Triệu chứng: Da đỏ, kích ứng, xuất hiện các mảng nhỏ bị tróc vảy, có cảm giác ngứa rát rõ rệt và nặng dần theo thời gian.
Nguyên nhân: Do nấm ngứa Tinea, thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, nấm tự khởi phát do sức đề kháng suy yếu quá mức.
4. Viêm da tiếp xúc
Triệu chứng: Sưng tấy; xuất hiện các mảng đỏ gần mắt, mũi, miệng; nổi mẩn, mọc mụn nước.
Nguyên nhân: Do tiếp xúc trực tiếp với các thành phần có khả năng gây dị ứng hoặc kích ứng da (hóa chất – mỹ phẩm, xà phòng, kim loại, thức ăn, phấn hoa, thời tiết…).
5. Chàm da – Eczema
Triệu chứng: Da khô ráp, đỏ tấy, ngứa rát bề mặt, có biểu hiện nứt nẻ, bong tróc thành các mảng, viêm ở lớp nông của da.
Nguyên nhân: Khả năng bị bệnh cao hơn nếu liên quan đến yếu tố di truyền, tác động của môi trường (stress, thời tiết hanh khô, hóa chất,…), thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng: Xuất hiện các mảng da đỏ, sưng tấy, phủ lớp vảy trắng dày, ngứa ngáy dữ dội, bong tróc da và có thể bị nứt nẻ, sưng đau khớp.
Nguyên nhân: Rối loạn hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu, yếu tố di truyền, chấn thương ngoài da, căng thẳng thần kinh, tiêu thụ các chất kích thích, dị ứng.
7. Nám tàn nhang
Triệu chứng: Xuất hiện những đốm nâu từ mờ nhạt cho đến sẫm màu, tàn nhang có kích thước nhỏ hơn khoảng 1-5mm, trong khi nám có thể từ vài mm đến vài cm (dạng nám mảng) và có thể nặng nề hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.
Nguyên nhân: Tàn nhang bẩm sinh do di truyền, nám da mặt chủ yếu chịu tác động bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Khám phá: Nám mảng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Triệu chứng các bệnh về da mặt ở trẻ em
1. Rôm sảy vùng mặt:
Triệu chứng: Hình thành các đốm trông như mụn nước li ti với các mảng đỏ to và dễ lan rộng ra xung quanh. Tình trạng này thường tập trung ở những khu vực dễ bị ra mồ hôi như lông mày, gần tóc… Rôm sảy nặng có thể gây ngứa ngáy, đau nhức và chảy dịch lỏng.
Nguyên nhân: Tắc nghẽn lỗ chân lông do tuyến mồ hôi trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng của trẻ còn yếu, ảnh hưởng bởi thời tiết nóng ẩm, bé bị nóng trong ngày do thiếu chất.
2. Chàm sữa
Triệu chứng: Da bị khô quá mức, có biểu hiện bong tróc, sần sùi, hình thành các mảng đỏ ở vùng má. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh 2 tháng đến 2 tuổi. Có thể gây nứt nẻ, chảy máu và lan rộng nếu cha mẹ không điều trị sớm.
Nguyên nhân: Bệnh lý này thường liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do sức đề kháng chưa hoàn thiện, dễ bị bệnh do tác động từ môi trường, các sản phẩm đang sử dụng cho bé.
3. Viêm da dị ứng tiếp xúc
Triệu chứng: Thường xuyên xảy ra ở nhóm trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tuần tuổi. Biểu hiện rõ rệt nhất là các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban loang lổ ở vùng má, cằm, có hiện tượng bong tróc và tiết dịch. Bệnh lý này cần điều trị và từ khoảng tuần thứ 18 trở đi (sức đề kháng tốt hơn) trẻ thường ít bị bệnh.
Nguyên nhân: Trẻ tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng từ môi trường, sữa, thuốc, các sản phẩm ngoài da làm giải phóng các Histamin gây viêm. Bệnh lý này cũng có thể liên quan đến tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý có liên quan của người thân trong gia đình.
Đọc thêm: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
4. Mụn nhọt vùng mặt
Triệu chứng: Thường xuyên xảy ra ở nhóm trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tuần tuổi. Biểu hiện rõ rệt nhất là các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban loang lổ ở vùng má, cằm, có hiện tượng bong tróc và tiết dịch. Bệnh lý này cần điều trị và từ khoảng tuần thứ 18 trở đi (sức đề kháng tốt hơn) trẻ thường ít bị bệnh.
Nguyên nhân: Trẻ tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng từ môi trường, sữa, thuốc, các sản phẩm ngoài da làm giải phóng các Histamin gây viêm. Bệnh lý này cũng có thể liên quan đến tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý có liên quan của người thân trong gia đình.
5. Chốc lở ở mặt
Triệu chứng: Xuất hiện các đốm đỏ, mụn nước, có nguy cơ bị vỡ ra và đóng thành các mảng vảy vàng. Hiện tượng bệnh chốc lở ở mặt thường tập trung tại các khu vực xung quanh miệng, mũi.
Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đồ vật nhiễm bệnh hoặc vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết thương, vùng da bị rách, bé tự cào cấu vào mặt.
6. Thủy đậu
Triệu chứng: Các nốt mụn nước xuất hiện đầu tiên ở mặt và thân sau đó lây lan ra các vùng da ở chân tay. Khi bị thủy đậu, các bé thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, mất sức. Những nốt ban khi vỡ ra thường đóng vảy, để lại sẹo lõm sâu và biến chứng nặng nếu không điều trị sớm.
Nguyên nhân: Đây là một dạng bệnh lý được gây ra bởi virus varicella-zoster. Thủy đậu có thể lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc hô hấp, giọt bắn hoặc va chạm với dịch thủy đậu. Bệnh lý ngày có có khả năng truyền qua trung gian như các đồ vật thường dùng.
Gợi ý đọc thêm: Điều trị sẹo thủy đậu trên mặt như thế nào hiệu quả nhất?
7. Bệnh sởi
Triệu chứng: Xuất hiện các nốt ban nhỏ, có màu đỏ hình thành ở phía sau tai và lan rộng ra mặt rồi tiếp đến các khu vực xung quanh. Trong thời gian ủ bệnh, trẻ có biểu hiện: sốt nhẹ và tăng dần theo thời gian, sưng đỏ vùng mắt, ho, chảy nhiều nước mũi, hạch ngoại biên sưng tấy.
Nguyên nhân: Bệnh sởi cũng là một bệnh truyền nhiễm do virus Morbillivirus gây ra, có khả năng lây lan nhanh quan đường hô hấp và tiếp xúc giọt bắn, đụng chạm với người bị bệnh. Trẻ em thường bị bệnh này vào mùa đông – xuân khi thời tiết chuyển lạnh hoặc có sự thay đổi bất thường.
Triệu chứng các bệnh lý của da mặt ở người già
1. Ngứa da mặt tuổi già:
Triệu chứng: Da mặt bị khô quá mức, có dấu hiệu chuyển vàng, cảm giác ngứa ngáy tăng lên dữ dội vào ban đêm. Một số khu vực vì gãi nhiều có biểu hiện dày sừng, nứt nẻ, chảy máu hoặc chảy dịch.
Nguyên nhân: Các bệnh lý của da mặt ở người già, đặc biệt là độ tuổi trên 75 ngoài nguyên nhân về thời tiết, nhiễm khuẩn ngoài da từ các vật dụng. Thì còn có khả năng liên quan đến các triệu chứng bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh về gan, thận, tuyến giáp. Nên cần thực hiện các cuộc kiểm tra, sàng lọc thật kỹ lưỡng.
2. Zona thần kinh
Triệu chứng: Xuất hiện các nốt phồng rộp nhỏ có cảm giác râm ran, ngứa ngáy ở khu vực gần dây thần kinh. Sau đó phát triển thành những bọng nước to chứa dịch nhầy màu trắng và vỡ ra sau vài ngày, rồi để lại các mảng màu vàng. Trong dịch chứa vi khuẩn nên có khả năng lây lan nhanh hoặc gây bệnh cho người khác nếu tiếp xúc trực tiếp.
Nguyên nhân: Mầm bệnh chủ yếu do virus varicella-zoster (thủy đậu) gây nên và ủ trong cơ thể một thời gian dài. Khi sức đề kháng suy yếu, mệt mỏi trong người, thay đổi thời tiết hoặc chịu tác động từ các tác nhân gây hại khác bệnh zona rất dễ tái phát ở người già.
3. Đồi mồi
Triệu chứng: Hình thành các mảng da có hình tròn (hoặc bầu dục), sẫm màu (nâu, đen) với diện tích từ nhỏ đến lớn tùy vào mức độ phát triển. Ở vùng mặt, đồi mồi thường tập trung tại vùng da xung quanh mắt, gò má, sau đó lan rộng ra xung quanh.
Nguyên nhân: Hoạt động sản xuất melanin quá mức của các tế bào melanocytes nhằm chống lại các tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Khác với nám tàn nhang, đồi mồi thường không liên quan đến các yếu tố thay đổi nội tiết mà chỉ đơn thuần là bệnh ngoài da.
Tìm hiểu chi tiết: Đồi mồi trên da là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Bị bệnh ngoài da được định hướng điều trị như thế nào?
Khu vực da vùng mặt tương đối nhạy cảm và ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình. Do đó, Việc điều trị bệnh về da mặt nên được xem xét một cách kỹ lưỡng dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia da liễu. Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định nguyên nhân: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh lý dựa trên các triệu chứng ban đầu, dấu hiệu lâm sàng, vị trí tổn thương và quy mô phát triển. Trong một số trường hợp, bệnh diễn biến quá nhanh và quá nặng, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, sinh thiết mô bệnh học. Nhằm xác định nguyên nhân sâu xa và chính xác nhất gây ra bệnh lý da mặt.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp điều trị: Tùy thuộc vào người bệnh, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cho hiệu quả tốt và an toàn nhất.
Một số phương pháp điều trị bệnh da liễu phổ biến bao gồm:
Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi chống viêm, thuốc trị nấm da, Corticosteroid và các loại thuốc khác có thể được chỉ định với các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn, virus (viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, chàm, vảy nến, nấm). Nếu bị mụn trứng cá, đặc biệt là các nốt mụn mủ, mụn bọc sưng tấy, chứa dịch mủ thì cần áp dụng các loại thuốc chứa: benzoyl peroxide, isotretinoin… Trường hợp trẻ em bị bệnh da mặt, bác sĩ có thể kể đơn một số loại thuốc liều lượng thấp hoặc thành phần an toàn để tránh các biến chứng cho trẻ.
Thuốc uống trị bệnh
Việc áp dụng các loại thuốc uống có kê đơn là một hướng điều trị kết hợp với thuốc bôi dành cho các bệnh về da mặt. Thông thường, các loại thuốc uống có dược tính mạnh hơn và hỗ trợ cho các trường hợp bệnh lan rộng hoặc phát triển toàn thân. Ngoài ra, với đối tượng trẻ em (sức đề kháng yếu) hoặc người cao tuổi (có bệnh nền) có thể được khuyến nghị sử dụng thêm một số loại vitamin để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tốt hơn.
Liệu pháp ánh sáng
Tia hồng ngoại, ánh sáng xanh, laser và một số liệu pháp khác có thể được ứng dụng để điều trị bệnh lý sắc tố như nám, tàn nhang, đồi mồi. Ngoài ra, một số bệnh lý da liễu mãn tính như vảy nến, bạch biến,… cũng được chỉ định trong một số trường hợp. Đây là những dạng bệnh lý mãn tính có hệ thống và thường ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Hiện nay, việc phát hiện nguyên nhân gây ra những loại bệnh về da này còn thiếu cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, hiện tượng da bị vảy nến, bạch biến không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn có khả năng lan rộng và phát triển phức tạp. Do đó, cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu để tăng khả năng đáp ứng.
Đọc thêm: Điều trị nám bằng laser hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới]
Nhìn chung, việc điều trị các bệnh về da mặt cần phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà. Cần lưu ý rằng trong thời gian chữa bệnh nên theo dõi phản ứng của làn da để chắc chắn bạn không có phản ứng nào bất thường hoặc có biểu hiện kháng thuốc.
Khuyến nghị chung khi phát hiện các bệnh về da mặt
Dù ở độ tuổi nào hay thuộc bất kỳ nhóm đối tượng nào, ngay khi phát hiện những bất thường của làn da thông qua những triệu chứng kể trên. Cần thực hiện các lưu ý quan trọng như sau:
+ Theo dõi các phản ứng bất thường của làn da, nếu đi kèm các dấu hiệu sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy, sốt cao, đau đầu, chóng mặt… Cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám cho bản thân hoặc người nhà (trẻ em, người già).
+ Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc áp dụng đúng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần kiêng khem trong chuyện ăn uống và tránh sử dụng các loại thuốc khác để hạn chế tương tác xấu, giảm tác dụng của thuốc điều trị.
+ Nếu các bệnh lý của da mặt thường xuyên tái phát cần cung cấp thông tin cho bác sĩ da liễu để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Nhằm xác định các chứng bệnh mà bạn đang gặp phải có liên quan đến những vấn đề như nội tiết, bệnh về gan thận….
+ Các bệnh về da phần nhiều liên quan đến sự suy yếu của sức đề kháng và cách chúng ta chăm sóc da. Tình trạng bệnh có thể trở nặng ở những bạn có nền da khô, da dầu mụn hoặc nhạy cảm quá mức. Vì vậy, cần áp dụng cách chăm sóc da mặt tại nhà, bổ sung thực phẩm chức năng làm đẹp da và luyện tập để tăng đề kháng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin về triệu chứng các bệnh về da mặt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc đang có vấn đề da liễu cần được tư vấn cụ thể hơn nữa, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia và các bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay lúc này!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!