Tại sao nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt?

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những chai nước muối sinh lý. Đây là một sản phẩm đa năng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực y tế với mục đích điều trị, loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe. Thậm chí, trong nhiều trường hợp các bác sĩ còn khuyến khích sử dụng nước muối sinh lý thay thế cho các sản phẩm làm sạch da thông thường. Do đó, có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên dùng loại nước này để vệ sinh da mặt hay không. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp khi nào nên sử dụng và cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý an toàn nhất!

Thành phần và công dụng của nước muối sinh lý là gì?

Bảng thành phần và công dụng của nước muối sinh lý đối với làn da

Bảng thành phần và công dụng của nước muối sinh lý đối với làn da

Nước muối sinh lý được cấu tạo từ những thành phần gì?

Nước muối sinh lý mà chúng ta thường sử dụng là một loại dung dịch chứa natri clorua (NaCl) với nồng độ 0.9%. Đây là một hỗn hợp có tính chất ăn mòn thấp và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế cũng như một số hoạt động thường ngày. Các thành phần chính của nước muối sinh lý bao gồm:

  • Natri clorua (NaCl): Đây là thành phần chính chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dung dịch này. Natri clorua là một khoáng chất cần thiết có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể người với tác dụng điều hòa cân bằng điện giải trong cơ thể.
  • Nước tinh khiết: Là một thành phần khác của nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Nước tinh khiết được sử dụng đã trải qua quá trình tinh chế, được làm sạch hoàn toàn và không chứa bất kỳ tạp chất hay vi sinh vật nào.

Ngoài ra, nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn được yêu cầu không tồn tại bất kỳ chất bảo quản hay chất tạo màu nào. Do vậy, dung dịch này rất an toàn để sử dụng cho da và các mục đích khác trong y tế. 

Công dụng của nước muối sinh lý đối với cơ thể

Những công dụng của nước muối sinh lý có thể kể đến như:

  • Bổ sung nước cho cơ thể: Nước muối sinh lý loại dùng để truyền dịch được sử dụng để bù nước và tăng cường khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt là trong những trường hợp cơ thể mất nước, suy nhược hoặc điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng thận.
  • Làm sạch bề mặt da: Nước muối sinh lý cũng được sử dụng để làm sạch da trong trường hợp khu vực đó bị tổn thương, mụn và các bệnh lý khác. Dung dịch này có khả năng giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất mà không gây kích ứng. 
  • Điều trị các triệu chứng cảm cúm, dị ứng: Nước muối sinh lý được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh bị cảm cúm, cảm lạnh với các biểu hiện chảy nước mũi, đau họng và sổ mũi. Ngoài ra, dung dịch này có thể giúp  loại bỏ các tạp chất và nguyên nhân gây dị ứng, giảm sự viêm nhiễm và khôi phục sức khỏe cho niêm mạc. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng theo cách súc miệng, nhỏ mũi chứ không thể uống trực tiếp. 
  • Hỗ trợ điều trị y tế: Nước muối sinh lý dùng để pha loãng và hòa tan thuốc trong quá trình điều trị một số chứng bệnh và hỗ trợ phẫu thuật. Tùy vào mục đích điều trị mà các bác sĩ sẽ có chỉ định tương ứng, không nên tự sử dụng tại nhà nếu không có chuyên môn trong lĩnh vực y tế.
  • Kháng khuẩn: Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn bởi vì dung dịch này có nồng độ muối gần giống với nồng độ muối trong cơ thể. Điều đó khiến cho vi khuẩn không thể sinh sống hoặc phát triển trong môi trường này. Do đó, nước muối sinh lý có thể được sử dụng để rửa sạch vết thương, vết cắt hoặc bị nhiễm trùng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Dùng nước muối sinh lý để làm sạch da khi nào?

Nước muối sinh lý là một dung dịch vô trùng và rất an toàn. Vậy nên chúng ta có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp. Mặc dù vậy, đối với một khu vực nhạy cảm như da mặt thì không phải lúc nào chúng ta cũng nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Có một số trường hợp được khuyến khích vệ sinh vùng mặt theo cách này đó là:

Trường hợp nào nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch da mặt

Trường hợp nào nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch da mặt

  • Làn da nhạy cảm, dễ kích ứng: Nước muối sinh lý có tính chất dịu nhẹ, ít kích thích và không gây kích ứng cho da. Nếu sở hữu một làn da nhạy cảm mức độ nhẹ, không phù hợp với các sản phẩm làm sạch khác và thường xuyên dị ứng thì nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý pha loãng. 
  • Da mặt đổ quá nhiều dầu: Thành phần Nacl có trong nước muối sinh lý có khả năng loại bỏ bã nhờn và dầu thừa trên bề mặt da. Đồng thời, giúp tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông hiệu quả. 
  • Thường xuyên bị mụn: Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn và kháng viêm,. Do đó nếu đang bị mụn sưng viêm, mụn mủ thì bạn có thể rửa mặt bằng dung dịch này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giảm tình trạng ngứa ngáy và sưng viêm trên da.
  • Da bị nhiễm trùng: Nhiều trường hợp da mặt bị mụn trứng cá và ngày càng trở nặng do cách chăm sóc và điều trị không phù hợp. Hệ quả là làn da bị nhiễm trùng, tấy đỏ và đứng trước nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn. Lúc này bên cạnh việc tìm ra hướng điều trị kịp thời thì bạn cũng nên dùng nước muối sinh lý để giảm thiểu hiện tượng nhiễm trùng. Đây cũng là biện pháp làm sạch khi bị viêm da cơ địa, vảy nến và các bệnh da liễu khác. 
  • Làn da bị tổn thương, kích ứng hoặc bỏng: Nước muối sinh lý có tính chất làm dịu và giảm sưng tấy trên da. Khi bạn bị bỏng ngoài da, tổn thương do hóa chất… có thể dùng dung dịch này để làm dịu cơn đau, giảm cảm giác khó chịu.

Những trường hợp không nên làm sạch da mặt bằng nước muối sinh lý

Trường hợp không nên áp dụng cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý 

Trường hợp không nên áp dụng cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể được sử dụng để làm sạch da mặt nhưng không nên quá thường xuyên bởi điều đó có thể khiến da mặt bị khô, mất độ ẩm. Đồng thời độ pH trên bề mặt bị mất cân bằng khiến trạng thái da mặt không ổn định. Được khuyến khích dùng cho da nhạy cảm và bị nhiễm trùng, sưng viêm nhưng đó chỉ là trong trường hợp mức độ tổn thương không lớn. Việc sử dụng như thế nào cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm sạch và bảo vệ da. 

Nhìn chung, không nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý khi da khô, dễ bong tróc. Đang trong quá trình điều trị hoặc sử dụng các sản phẩm làm sạch da khác. Tình trạng nhiễm trùng quá nặng, bị bệnh da liễu mà chưa tìm ra nguyên nhân cũng cần hạn chế dùng nước muối sinh lý. Trước khi quyết định có nên làm sạch da theo cách này hay không bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bởi tình trạng da của mỗi người là không giống nhau. Có thể bạn sẽ nằm trong nhóm sở hữu làn da nhạy cảm, không phù hợp với dung dịch đặc biệt này.

Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý an toàn và hiệu quả

Để rửa mặt bằng nước muối sinh lý an toàn và hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý đơn giản nhất

Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý đơn giản nhất

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý: Mua nước muối sinh lý NaCl 0,9% ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng uy tín. Tuyệt đối không nên tự pha nước muối tại nhà bằng cách sử dụng muối và nước thường vì tỷ lệ muối không phù hợp, nước không đảm bảo tính vô trùng có thể gây tổn thương da.
  • Làm sạch da mặt bằng nước ấm: Trước khi sử dụng nước muối sinh lý, bạn cần rửa mặt bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Sau đó dùng khăn bông mềm để thấm khô da chuẩn bị cho bước tiếp theo.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Lấy một ít nước muối sinh lý, thấm vào bông tẩy trang và thoa đều lên da mặt một cách thật nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc quá gần với vùng mắt, những nơi mà  da quá mỏng yếu hoặc nhạy cảm như vùng quanh mũi và miệng.
  • Mát xa nhẹ nhàng: Tiếp tục di chuyển nhẹ nhàng đến những khu vực thường xuyên đổ dầu như khóe mũi nếu bạn sở hữu một làn da nhiều dầu, lỗ chân lông to. Kết hợp massage khoảng 30 giây theo chiều từ trong ra ngoài.
  • Rửa mặt lại bằng nước sạch: Sử dụng nước ấm hoặc lạnh để rửa sạch da mặt. Không nên để nước muối sinh lý lưu giữ quá lâu vì dễ gây khô da. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm hoặc giấy mềm.
  • Thoa sản phẩm chăm sóc da: Sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý, bạn nên dùng Toner để cân bằng độ pH. Đồng thời, thoa thêm các sản phẩm chăm sóc da khác như kem dưỡng hoặc serum để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da.

Lưu ý: Tránh sử dụng nước muối sinh lý quá thường xuyên hoặc quá nhiều lần một ngày. Vì điều này có thể làm khô da và gây tổn thương nặng nề. Nên sử dụng nước muối sinh lý đúng mục đích và theo khuyến cáo của các nhân viên y tế. Hãy ngưng rửa mặt bằng cách này nếu làn da xuất hiện các biểu hiện bất thường. Ngoài ra, bạn nên thoa kem chống nắng cẩn thận và dặm lại sau mỗi 4 tiếng để phòng tránh tia UV do dùng nước muối sinh lý dễ khiến da bắt nắng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm hướng dẫn bạn đọc cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý. Mặc dù đây là phương pháp làm sạch hiệu quả trong thời điểm da bị tổn thương nhưng không nên duy trì quá lâu. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chuyên dụng khác để vệ sinh và cải thiện làn da. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan đến các phương pháp làm đẹp, công nghệ thẩm mỹ mới hay cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay! 

Tìm hiểu thêm từ các bài viết được nhiều quan tâm:

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc da mụn

Cách chăm sóc da mặt sau khi lăn kim

Rửa mặt bằng sữa tươi không đường có tốt không? Tại sao?

Cách chăm sóc da sau sinh mổ cho các bà mẹ bỉm sữa hiệu quả nhất

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds