Tất tần tật những điều cần biết về chàm nang lông và cách điều trị

Chàm nang lông đã và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh lý này và cách điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những điều cần biết về chàm nang lông là gì? Các nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và cách điều trị phổ biến nhất.

Bệnh chàm nang lông là gì?

Chàm nang lông hay còn gọi là chàm nang (Follicular Eczema). Đây là biểu hiện của tình trạng da bị tổn thương  xung quanh nang lông. So với các bệnh chàm da khác, bệnh lý này hiếm gặp hơn rất nhiều.

Mặc dù chàm nang lông không phổ biến và chỉ gây ra những tổn thương nhỏ nhưng nó có thể khiến nang lông bị đỏ, sưng, ngứa và chảy máu. May mắn thay, bệnh lý này có thể được điều trị. Tuy không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe nhưng vấn đề thẩm mỹ là điều khiến người bệnh quan tâm chính.

Bệnh chàm nang lông là gì?

Bệnh chàm nang lông là gì?

Triệu chứng bệnh chàm nang lông

Khác với các bệnh lý da khác, chàm nang lông chỉ gây ra các triệu chứng tại vùng nang lông và không biến mất. Ban đầu, da xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, sau đó chúng lớn dần và gây viêm nhiễm, ngứa và chảy máu. Khi da chảy máu, nó bắt đầu khô, nứt và bong tróc. Các triệu chứng thường xuất hiện ở chân, đùi, tay, nách và các vùng da khác. Một số dấu hiệu như vậy sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng của bệnh chàm nang lông nhanh chóng.

Một số dấu hiệu sau đây sẽ là cách nhanh nhất giúp bạn nhận biết:

– Vùng da xuất hiện các vết viêm đỏ, nổi nhiều nốt nhỏ ở chân lông.

– Các sợi lông cuộn vào trong, có  cảm giác ngứa ngáy.

– Sau một thời gian, các mụn nước và nốt sần dưới nang lông sẽ vỡ ra và đóng vảy. Nó khiến vùng da bị chàm nang lông trở nên khô ráp.

Nguyên nhân gây bệnh chàm nang lông

Theo tham vấn chuyên môn bởi ” Bác sĩ PHẠM THU PHƯƠNG ” – Chuyên khoa Da liễu – Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam bệnh chàm nang lông có thể do các nhân bên trong cơ thể và tác nhân bên ngoài cơ thể bệnh nhân

1. Tác nhân bên trong cơ thể

– Rối loạn hoạt động của tuyến dầu (tuyến nhờn) dẫn đến tình trạng dầu quá mức. Các chất dầu này tích tụ trong nang lông, gây bức bí và kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông và gây viêm do tốc độ thay mới tế bào tăng bất thường nhưng không được bài tiết lên bề mặt da.

– Mất cân bằng về độ axit có thể làm tăng tốc độ mất nước ở da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và gây viêm nhiễm bên trong nang lông.

Ngoài ra, một số bệnh lý như suy giảm sức đề kháng, rối loạn thần kinh, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hoá, bệnh nội tiết và tiểu đường cũng có thể góp phần gây bệnh chàm nang lông.

Nguyên nhân gây bệnh chàm nang lông

Nguyên nhân gây bệnh chàm nang lông

2. Tác nhân bên ngoài cơ thể

Viêm nang lông có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tụ cầu trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm nang lông. Ngoài ra, vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex cũng có thể gây ra viêm nang lông. Biểu hiện lâm sàng theo vùng da bị viêm và tác nhân gây viêm nang lông là:

– Viêm nang lông vùng mặt thường do tụ cầu trùng, trứng cá bội nhiễm hoặc vi khuẩn gram âm, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông. 

– Viêm nang lông vùng râu thường do tụ cầu trùng vàng (Staphylococcus aureus), các vi khuẩn gram âm, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và nhiễm Demodex gây thương tổn tương tự trứng cá đỏ. Tình trạng viêm có thể nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng lan sâu vào nang lông, gây áp xe hoặc nhọt. 

– Viêm nang lông vùng da đầu và vùng gáy thường do tụ cầu trùng và nấm sợi. 

– Viêm nang lông ở chân thường gặp ở phụ nữ có thói quen cạo lông hoặc tẩy lông chân.

– Viêm nang lông ở các vùng da khác: Ở nách thường do tụ cầu trùng, Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida,… ở mông và các vùng da nóng ẩm chủ yếu là do tụ cầu trùng và nấm sợi

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm nang lông

Có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm nang lông, bao gồm:

– Người có da dầu: Tuyến dầu trên da hoạt động quá mức hoặc chất dầu ngày càng đặc tính sẽ gây bức bí, làm kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Điều này dễ dẫn đến viêm nang lông.

– Người cạo hoặc tẩy lông thường xuyên: Cạo hoặc tẩy lông quá thường xuyên cũng có thể gây viêm nang lông do kích thích da và gây tắc nghẽn nang lông.

– Người bị bệnh lý da: Các bệnh lý da như viêm da cơ địa, chàm, eczema, viêm da tiết bã nhờn… có thể gây viêm nang lông.

– Người bị bệnh lý nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết như rối loạn nội tiết tố, bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm nang lông.

– Mắc bệnh làm giảm sức đề kháng với vi khuẩn, virus như tiểu đường, bệnh bạch cầu, suy thận, ghép tạng hoặc HIV/AIDS.

– Người dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với loại da của mình có thể làm tắc nghẽn nang lông, gây viêm nang lông.

Viêm nang lông có nguy hiểm không? 

Viêm nang lông không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm nang lông có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lây lan, gây sưng đau, áp xe, nhiễm trùng nặng hoặc để lại sẹo.

Viêm nang lông cũng có thể gây ra sự thay đổi màu sắc của da và có thể làm giảm tự tin của người bệnh. Do đó, nếu bạn có triệu chứng viêm nang lông, nên điều trị sớm để tránh các biến chứng tiềm năng.

Cách chữa bệnh chàm nang lông phổ biến

Bệnh chàm nang lông là một bệnh lý da liễu rất phổ biến và có thể được điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông dụng:

1. Dưỡng ẩm da

Bệnh chàm thường gây khô da, bong tróc và đóng vảy. Khi da thiếu nước và ẩm, tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Mất nước dẫn đến lớp biểu bì trên da khô và căng, có thể gây nứt và chảy máu. Đồng thời, da khô cũng làm giảm khả năng miễn dịch do màng lipid bị tổn thương. Vì vậy, để giảm triệu chứng và kiểm soát tốt, cần bảo vệ và dưỡng ẩm cho làn da.

Dưỡng ẩm da hạn chế chàm nang lông

Dưỡng ẩm da hạn chế chàm nang lông

Cần lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm với thành phần cao như glycerin, axit hyaluronic, và dầu khoáng. Để bảo vệ da tốt hơn, tránh kích ứng và dị ứng, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn, nước hoa hoặc các thành phần dễ gây kích ứng. Nếu khó lựa chọn sản phẩm phù hợp, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể.

2. Kem bôi steroid

Các loại kem chống viêm steroid như betamethasone, triamcinolone acetonide… thường được sử dụng để điều trị chàm nang lông. Những loại kem này giúp kiểm soát triệu chứng, giảm viêm nhiễm và ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương.

Hầu hết các bệnh nhân mắc chàm nang lông đều có kết quả tích cực khi sử dụng các loại thuốc này. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý một số điều để tránh các rủi ro sau đây:

– Hãy chỉ sử dụng kem bôi steroid theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Lựa chọn sản phẩm với nồng độ phù hợp (0,1% cho người lớn, 0,03% cho trẻ em) và không sử dụng quá liều khuyến cáo hoặc dùng băng che vùng bôi thuốc, trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

– Để tránh các tình huống không mong muốn, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp khi sử dụng thuốc trên các vùng da rộng.

– Steroid tại chỗ có thể làm cho làn da mỏng hơn và nhạy cảm hơn với ánh nắng. Vì vậy, khi sử dụng cần phải bảo vệ da bằng kem chống nắng và mặc áo khoác che chắn khi ra ngoài.

– Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, cần thận trọng khi sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng kem bôi steroid

Sử dụng kem bôi steroid

3. Các biện pháp khác

Không khuyến cáo sử dụng thuốc steroid bôi ngoài da trong thời gian dài. Loại thuốc này thường chỉ được sử dụng khi triệu chứng bệnh bùng phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau khi sử dụng kem chứa steroid, cần thực hiện các biện pháp tại nhà để giảm ngứa và hạn chế tái phát triệu chứng.

Các biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp làm giảm các triệu chứng của chàm nang lông:

– Sử dụng khăn sạch và nhúng qua nước ấm để áp lên vùng da bị tổn thương. Cách này giúp da được bổ sung nước, giảm khô và ngứa, nứt nẻ.

– Dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để giữ ẩm cho da. Nên mặc quần áo ấm, mang bao tay và vớ khi thời tiết khô hanh.

– Ngâm vùng da ảnh hưởng trong nước ẩm pha bột yến mạch. Bột yến mạch có tác dụng giảm ngứa và phục hồi tế bào da hư hại.

Các lưu ý để phòng bệnh viêm nang lông

Để phòng bệnh viêm nang lông, bạn có thể lưu ý những điều sau:

– Tắm sạch, sử dụng sữa tắm và dưỡng da phù hợp để giữ da luôn sạch và mềm mại.

– Thường xuyên thay quần áo, đặc biệt là quần lót. Hạn chế sử dụng quần áo thấm mồ hôi quá lâu.

– Không nên lột tẩy da quá mức hoặc cạo lông quá thường xuyên.

Các lưu ý để phòng bệnh viêm nang lông

Các lưu ý để phòng bệnh viêm nang lông

– Sử dụng dao cạo lông sắc và đúng cách. Không nên sử dụng cạo lông cũ hoặc chia sẻ với người khác.

– Tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da không phù hợp hoặc chứa hóa chất gây kích ứng cho da.

– Đeo quần áo thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật hoặc sát da.

– Giữ da luôn ẩm và không bị khô bằng cách sử dụng kem dưỡng da.

– Nếu bạn đã bị viêm nang lông, hạn chế việc gãi hoặc cào vùng da bị tổn thương để tránh lây lan và làm tình trạng trầm trọng hơn.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về chàm nang lông. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn cụ thể! 

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ