Chân bị nứt nẻ chảy máu: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi
Da chân bị nứt nẻ chảy máu có thể xuất phát từ các tác động của môi trường xung quanh., tiến trình lão hóa tự nhiên Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp điều này có thể liên quan đến một vài bệnh nền, bệnh da liễu. Vì vậy, khi có biểu hiện chân bị nứt nẻ, chảy máu kéo dài cần thăm khám với bác sĩ được chỉ định sản phẩm làm đẹp và loại thuốc cần dùng!
Hiện tượng chân bị nứt nẻ chảy máu không phải là một vấn đề phức tạp nhưng nếu không điều trị nhanh chóng có thể gây ra cảm giác khó chịu kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, chân cũng là khu vực tiếp xúc nhiều với đất, nước, nhiệt độ nên có khả năng phát triển thành các bệnh lý phức tạp hơn. Tham khảo bài viết này để được cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách điều trị da chân bị khô nứt nẻ chảy máu!
Nguyên nhân khiến chân bị chảy máu nứt nẻ là gì?
Tình trạng da chân bị nứt nẻ chảy máu có thể do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố nội sinh và ngoại cảnh. Cụ thể hơn nữa, dưới đây là những nguyên nhân và yếu tố tác động khiến da chân khô nứt nẻ được giải đáp bởi các bác sĩ da liễu:
Nhóm đối tượng có nguy cơ nẻ chân, nứt da chân cao
+ Người cao tuổi có tình trạng da lão hóa toàn thân mức độ nặng. Các biểu hiện thường gặp như sau: lòng bàn chân bị nứt nẻ, da chân bị khô nứt sần sùi, có cảm giác chai lì.
+ Những người thường xuyên phải vận động mạnh, đi đứng nhiều và ít được nghỉ ngơi da chân cũng dễ bị nứt nẻ chảy máu. Biểu hiện cụ thể như: phần viên chân bị nẻ khá nặng, đầu ngón chân khô nứt, chân khô, chai sần nhiều vị trí…
+ Người có một số bệnh lý phức tạp: Những người bị các vấn đề về đường huyết, vấn đề về máu, bệnh nhân tiểu đường có thường xuyên có biểu hiện chân bị nứt nẻ chảy máu, ngứa ngáy, có các vết loét, dịch mủ…
Nứt nẻ bàn chân và chảy máu do ảnh hưởng môi trường
+ Độ ẩm trong không khí xuống thấp, không khí khô lạnh vào mùa đông khiến da mất nước, dễ bị trầy xước, bong tróc và nứt nẻ. Tình trạng này đi kèo với cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là ở đôi chân.
+ Sinh sống trong các khu vực khí hậu ôn đới hoặc vùng cận cực với đặc trưng khí hậu khô và lạnh quanh năm cũng dễ khiến da bị không. Nếu không đảm bảo đủ ấm Những khu vực này có không khí khô và lạnh quanh năm, chúng ta có thể bị nứt nẻ da chân trên diện rộng.
Da chân bị nứt nẻ chảy máu do các bệnh da liễu
+ Bệnh da liễu: Các bệnh về da như chàm, vảy nến, eczema, viêm da dị ứng thường xuyên có biểu hiện da bị viêm, khô, ngứa ngáy, đóng vảy và nứt nẻ.
+ Nhiễm nấm chân: Tiếp xúc nhiều với nước bẩn, môi trường ô nhiễm có khả năng bùng phát nấm chân với các vết lở loét, ngứa ngáy, rỉ máu hoặc chảy dịch ở kẽ ngón chân, đầu ngón chân.
Chân bị khô da do thiếu một số loại chất dinh dưỡng
+ Thiếu các vitamin quan trọng như vitamin C, A, E có thể làm da mất đi độ ẩm và dễ bị nứt nẻ. Đặc điểm da vùng chân, nhất là kẽ chân, mỏng và có nhiều mạch máu, càng dễ bị ảnh hưởng khi thiếu chất dinh dưỡng.
Bị khô da chân do thói quen sinh hoạt không hợp lý
+ Đi chân đất: Thường xuyên đi chân đất (kể cả ở trong nhà) có thể làm da chân tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt cứng và thô, gây ra vết nứt, chai lì bàn chân.
+ Dùng nước nóng quá nhiều: Sử dụng nước nóng khi tắm hoặc rửa chân quá lâu có khả năng làm mất đi dầu tự nhiên của da, khiến da khô và dễ nứt nẻ.
+ Tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh: Các hóa chất tẩy rửa được sử dụng hàng ngày như bột giặt, nước lau sàn, nước rửa chén, kể cả sữa tắm cũng có thể làm da mất nước, thiếu ẩm, bong tróc.
Chân bị chảy máu nứt nẻ là dấu hiệu đặc trưng phổ biến và có thể liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà có thể áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám với bác sĩ da liễu để được cung cấp những thông tin cần thiết và chỉ định loại thuốc, các sản phẩm nên dùng.
Tìm hiểu thêm: Da chân bị khô như da rắn là do đâu? Điều trị thế nào?
Điều trị tình trạng chân bị nứt nẻ chảy máu bằng cách nào?
Tình trạng chân bị nứt nẻ chảy máu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau đớn mà còn có khả năng khiến chân bị nhiễm trùng, để lại sẹo về sau. Do đó, cần áp dụng phương pháp kiểm soát và điều trị sớm để da chân nhanh phục hồi trở lại. Dưới đây là hướng dẫn cách điều trị chảy máu nhẹ và nứt nẻ da chân:
Cách điều trị lòng bàn chân bị nứt nẻ chảy máu
Lòng bàn chân bị nứt nẻ chủ yếu do tình trạng khô da, thiếu chất dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, và các yếu tố môi trường khô lạnh. Cách điều trị da khô ráp, nứt nẻ lòng bàn chân như sau:
+ Dưỡng ẩm: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như glycerin, urea, lanolin, chiết xuất thiên nhiên để giữ ẩm cho da. Áp dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, lúc da chân còn ẩm để tăng hiệu quả thẩm thấu.
+ Tẩy tế bào chết: Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết chứa acid alpha-hydroxy hoặc acid salicylic để loại bỏ lớp vảy da chết, kích thích tăng sinh tế bào mới, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Tẩy tế bào chết thường xuyên nhưng không quá mức (nhẹ nhàng, thời gian ngắn) để tránh gây tổn thương da.
+ Ngâm chân: Ngâm chân trong nước ấm pha muối Epsom trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày để làm mềm da và giảm viêm. Sau khi ngâm, lau khô chân và bôi kem dưỡng ẩm.
Cách điều trị cho đầu ngón chân bị khô nứt
Đầu ngón chân bị khô nứt chủ yếu liên quan đến tình trạng thiếu ẩm, thiếu dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, hoặc các bệnh da liễu như chàm da. Cách điều trị bao gồm:
+ Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm đặc trị cho vùng da nhạy cảm như đầu ngón chân. Chọn các sản phẩm chứa thành phần lành tính, giữ ẩm tốt qua đêm như ceramide và acid hyaluronic để cung cấp độ ẩm sâu cho da.
+ Bổ sung dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin A, C, E và đặc biệt là omega-3 để cải thiện sức khỏe da. Nếu được chẩn đoán chân bị nứt nẻ chảy máu do thiếu một nhóm chất cụ thể nên cân nhắc sử dụng viên uống thực phẩm chức năng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
+ Dùng thuốc điều trị: Nếu tình trạng khô nứt liên quan đến bệnh da liễu như chàm da, mề đay hoặc nghi ngờ do bất kỳ nguyên nhân gì. Tuyệt đối không tự mua thuốc mà cần thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc bôi và thuốc uống phù hợp.
Cách điều trị kẽ bàn chân bị nứt chảy máu
Kẽ bàn chân bị nứt chảy máu thường do nhiễm nấm, chàm, vảy nến, viêm da tiếp xúc, hoặc suy giảm miễn dịch. Hướng điều trị cụ thể khi da chân bị nứt nẻ chảy máu như sau:
+ Điều trị bệnh nền: Đối với các trường hợp da nứt nẻ, chảy máu nhiều nơi (bao gồm cả chân) do suy giảm miễn dịch, cần điều trị bệnh nền theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
+ Dùng thuốc bôi và thuốc uống: Sử dụng các loại thuốc bôi chứa clotrimazole, miconazole hoặc terbinafine để điều trị nhiễm nấm. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc uống nếu tình trạng da bị nấm nghiêm trọng hơn.
Mỗi vấn đề về da dù ở chân hay bất kỳ khu vực nào khác cũng cần được điều trị theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng tại nhà để tránh gây ra các biến chứng nặng (nhiễm trùng, hoại tử da…) không mong muốn.
Khám phá ngay: TOP 7+ Kem Dưỡng Da Tay Chân Bị Khô Giảm Nứt Nẻ, Bong Tróc
Phòng ngừa da chân bị khô nẻ chảy máu bằng cách nào?
Thực tế thì việc phòng bệnh luôn luôn đơn giản hơn việc chữa bệnh, nhất là đối với các vấn đề thường gặp tại nhà như hiện tượng da chân bị nứt nẻ chảy máu. Vì vậy, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giữ cho đôi chân luôn mềm mịn:
+ Uống đủ lượng nước được khuyến nghị (khoảng 8 ly hoặc 1.5 – 2 lít) nước lọc mỗi ngày để giữ ẩm cho toàn bộ cơ thể.
+ Đảm bảo chế độ ăn luôn cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo có lợi…
+ Sử dụng các loại giày dép có kích cỡ vừa chân, thoáng khí, mềm mại để tránh làm đau, gây trầy xước chân.
+ Để không bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm cần thường xuyên vệ sinh giày dép, không đi khi bị ướt.
+ Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho đôi chân khoảng 2-3 lần 1 tuần trong khi tắm để tiêu diệt vi khuẩn, tránh tích tụ tế bào chết.
+ Giữ cho đôi chân luôn đủ ấm, đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh giá, độ ẩm thấp hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
+ Chú trọng đến việc giữ ẩm cho đôi chân, có thể cân nhắc sử dụng các loại sữa dưỡng thể toàn thân để tiết kiệm chi phí.
+ Tránh xa các thói quen xấu khiến da mất nước, sụt giảm collagen và dễ mắc bệnh da liễu như: hút thuốc, uống rượu bia, ăn quá nhiều đường, muối…
Khuyến nghị đọc thêm: Chuyên gia hướng dẫn các bước dưỡng da body cho chị em
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp chi tiết chân bị nứt nẻ chảy máu là do đâu và điều trị bằng cách nào. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết về cách trị liệu các bệnh lý da liễu, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?