Cháo gà bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt không?
Cháo gà chứa hàm lượng calo khá thấp so với các món ăn phổ biến khác với chỉ 220 -270 calo (150 -200g cháo chín). Việc ăn cháo gà có thể cung cấp khá nhiều dưỡng chất và cải thiện chức năng tiêu hóa cho những người bệnh, sức khỏe kém. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát nguồn năng lượng nạp vào cơ thể do ăn quá nhiều, ăn liên tục hàng ngày dễ gây tăng cân, thiếu một số chất dinh dưỡng và một số tác dụng phụ khác!
Cháo gà là một món ăn giàu dinh dưỡng với hương vị đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Món ăn này thường được khuyến khích bổ sung cho những người mới ốm dậy, mệt mỏi, chán ăn hoặc đang điều trị bệnh. Vậy ăn cháo gà có thật sự tốt? Cháo gà bao nhiêu calo? Tham khảo chi tiết ngay!
Cháo gà bao nhiêu calo?
Thực tế thì cháo gà tương đối phổ biến ở các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cháo gà nấu theo công thức người Việt thường khá thanh đạm với cháo loãng được nấu từ cơm trắng, gừng, hành lý, thịt nạc gà và rất ít gia vị. Điều này góp phần làm giảm đi đáng kể lượng calo trong cháo gà, cho phép những người bị ốm, mệt mỏi ăn được nhiều hơn mà không có cảm giác ngán, khó chịu.
1 tô cháo gà bao nhiêu calo?
Rất khó để xác định một cách chính xác 1 tô cháo gà bao nhiêu calo vì còn phải phụ thuộc vào loại nước dùng để nấu cháo, mức độ đặc loãng của cháo, thịt gà, rau thơm, gia vị ăn kèm. Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tô cháo gà (150 -200g) có chứa khoảng 230 – 270 calo. Trong đó, phần lớn nguồn năng lượng của thực phẩm đến từ tinh bột (gạo), thịt gà và da gà (nếu có). Lượng calo này chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu calo trong 1 ngày của cơ thể nhưng có khả năng không đủ chất nên cần tăng cường các nguồn thực phẩm giàu đạm và chất xơ cho các bữa chính.
Hàm lượng dinh dưỡng và lợi ích của cháo gà
Để hiểu rõ ăn cháo gà có thật sự tốt cho cơ thể hay không dưới đây là thông tin về bảng giá trị dinh dưỡng và những lợi ích của cháo gà.
Chất dinh dưỡng có trong cháo gà:
+ Protein: 12-20 gram
+ Carbohydrates: 17-30 gram
+ Chất béo: 4-6 gram
+ Vitamin và khoáng chất: vitamin nhóm B, đồng, mangan, kẽm, selenium.
Lợi ích đối với sức khỏe:
+ Cháo gà khá loãng, thường được khuyến khích sử dụng khi còn ấm nóng giúp làm dịu tình trạng viêm, sưng đau nội tạng, cải thiện chức năng tiêu hóa. Ăn cháo gà cũng giúp cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn do tốn ít thời gian tiêu hóa.
+ Với bảng thành phần nhiều protein, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi, cháo gà giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Đặc biệt, nếu được kết hợp cùng những loại rau thơm tốt cho sức khỏe như: bạc hà, húng, tía tô, rau kinh giới… thì còn mang đến hiệu quả chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe, giải cảm cực tốt.
+ Cháo gà cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng vừa đủ, không quá cao so với các món ăn khác. Hơn thế nữa, khi nấu cháo gà người ta thường chỉ cho rất ít gia vị để giữ độ thanh ngọt nên cũng hạn chế được các vấn đề đối với huyết áp, tim mạch và một số hệ cơ quan.
Cháo gà không chỉ ngon miệng mà còn mang lại một số lợi ích thiết thực đối với sức khỏe. Đây cũng là một món ăn tốt, phù hợp với nhiều lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người cao tuổi, người bị bệnh hoặc mới ốm dậy. Không chỉ vậy, ăn cháo gà còn giúp giảm thiếu đáng kể lượng calo nạp vào cơ thể, trong trường hợp bạn đang giảm cân hoặc có nhu cầu cắt giảm calo cho mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cháo gà cũng không phải món ăn được khuyến nghị bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày vì hàm lượng dưỡng chất chưa cân đối.
Ăn nhiều cháo gà có sao không? Khuyến nghị từ chuyên gia
Như đã đề cập ở trên, cháo gà sẽ tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn với một lượng vừa đủ, không ăn nhiều một lúc và không duy trì hàng ngày. Việc ăn nhiều hơn 1 tô cháo gà cho 1 bữa chính và ăn hàng ngày dẫn đến một số vấn đề như sau:
Nạp quá nhiều năng lượng: Cháo gà có hàm lượng calo tương đối thấp khi so sánh với nhiều món ăn khác nhưng vì khá loãng và khó để no nên mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn dự kiến. Điều này làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, bổ sung quá nhiều tinh bột cùng chất béo nên có thể khiến cho cân nặng tăng lên, tích tụ mỡ thừa, mỡ nội tạng. nhưng nếu ăn quá nhiều và không kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, bạn có thể tăng cân.
Mất cân bằng dinh dưỡng: Nếu cháo gà chiếm một phần không nhỏ trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày. Đây có thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, khi mà cơ thể dung nạp quá nhiều tinh bột, chất béo nhưng lại bị thiếu protein, chất xơ, vitamin và một số khoáng chất quan trọng khác.
Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa: Mặc dù cháo gà dễ tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều cùng một lúc, nhất là với những bạn có hệ tiêu hóa kém thường gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Do đó, nếu ăn cháo gà thì cần ăn thêm nhiều chất xơ, rau củ để chức năng tiêu hóa được đảm bảo.
Ăn cháo gà như thế nào an toàn và tốt cho sức khỏe:
- Kiểm soát khẩu phần ăn, chỉ ăn cháo tối đa 1 bữa một ngày, tránh ăn liên tục hàng ngày.
- Không nên ăn nhiều hơn năng lượng dự kiến cho một bữa ăn chính và chỉ nên ăn cháo vào bữa trưa.
- Nếu tự nấu cháo gà thì nên dùng gạo lứt, nước lọc để nấu chứ không dùng nước luộc gà hoặc gạo trắng để giảm calo.
- Lựa chọn phần thịt gà nạc, không có da gà hoặc mỡ để giảm lượng calo xuống thấp hơn nữa.
- Kết hợp ăn cháo gà với rau củ, hạn chế ăn cùng nước chấm hoặc gia vị đậm để tránh nạp nhiều năng lượng hoặc ảnh hưởng tới chức năng tim mạch.
- Nếu cảm thấy chán ăn cháo gà (do bị bệnh, hệ tiêu hóa kém, sức khỏe chưa hồi phục) có thể cân nhắc đến cháo thịt heo hoặc cháo thịt bò để thay đổi khẩu vị.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin giải đáp cháo gà bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ và tư vấn ngay bây giờ!
Tham khảo thêm một số bài viết để được gợi ý những thông tin về các món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:
Cơm gạo lứt bao nhiêu calo? Cách ăn cơm gạo lứt giảm cân nhanh
Bánh mì đen bao nhiêu calo? Có lợi ích gì cho sức khỏe?
Khoai tây bao nhiêu calo? Tips giảm cân khi ăn khoai tây
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể