1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
Chôm chôm là trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loại quả này đặc biệt được yêu thích bởi vị ngọt nhẹ, hơi chua, hương thơm dịu mát. Tại Việt Nam, có 3 loại chôm chôm phổ biến: chôm chôm nhãn, chôm chôm thái, chôm chôm thường với hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau. Vậy 1kg chôm chôm bao nhiêu calo và những lưu ý khi ăn loại quả này là gì? Khám phá ngay!
1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Chứa những chất gì?
Theo các số liệu được cung cấp bởi Viện dinh dưỡng Quốc gia, 100g chôm chôm có chứa 70-80 calo. Do đó, 1kg chôm chôm cung cấp cho cơ thể từ 700 đến 800 calo (tùy chủng loại). So với nhiều loại trái cây nhiệt đới phổ biến, lượng calo của chôm chôm được xếp vào nhóm trung bình và là lựa chọn lý tưởng cho nhiều nhóm đối tượng bởi hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.
Ngoài lượng calo, chôm chôm còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng:
+ Carbohydrate: Chôm chôm chủ yếu chứa carbohydrate và chiếm khoảng 20% trọng lượng của mỗi quả.
+ Chất xơ: Trong 100 gram chôm chôm tươi có thể chứa khoảng 1.3 gam chất xơ, tương đương với hàm lượng có trong các loại táo, lê.
+ Vitamin C: Một trong những dưỡng chất nổi bật trong chôm chôm là vitamin C (khoảng 4.9mg/100g).
+ Các khoáng chất: Chôm chôm chứa các khoáng chất quan trọng kali (42 mg), canxi (22 mg), magie (7g) và phốt pho.
+ Vitamin B: Chôm chôm cung cấp một lượng nhỏ các vitamin nhóm B như B1 (thiamin), B2 (riboflavin), và B3 (niacin).
Như vậy, chôm chôm không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng khác, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn.
Đọc thêm: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam
Những lợi ích từ việc ăn chôm chôm như thế nào?
Chôm chôm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu ăn với một lượng vừa đủ, theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng. Cụ thể như sau:
Tăng cường hệ miễn dịch: Chôm chôm giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C giúp kích thích sản xuất bạch cầu, nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong chôm chôm giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa một cách trơn tru, duy trì sự cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và một vài hội chứng ở đường ruột.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chôm chôm chứa kali, thành phần khoáng chất quan trọng có khả năng ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, chất xơ trong chôm chôm cũng giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, bảo vệ tim mạch.
Ngăn ngừa lão hóa sớm: Các chất chống oxy hóa trong chôm chôm, bao gồm vitamin C và các polyphenol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, bảo vệ da trước các tác hại của môi trường, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư.
Tăng cường sức khỏe xương: Canxi và magiê trong chôm chôm là những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Chúng giúp ngăn ngừa loãng xương và các vấn đề về xương khớp khác. Đặc biệt là đối với người già, việc bổ sung canxi và magiê từ chôm chôm có thể giúp duy trì sức khỏe xương tốt hơn.
Cải thiện sức khỏe mắt: Chôm chôm chứa vitamin A và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do gốc tự do và duy trì thị lực tốt. Vitamin A là một thành phần quan trọng của rhodopsin, một protein trong mắt giúp mắt nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu.
Những đối tượng nào không nên ăn chôm chôm?
Những đối tượng sau không nên ăn chôm chôm để tránh những tác hại xấu cho sức khỏe:
Người bị nóng trong: Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới chứa đường, có thể gây nóng trong nếu ăn quá nhiều. Việc nạp nhiều chôm chôm dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng, thúc đẩy quá trình phát triển của mụn trên da và gây mẩn ngứa. Đặc biệt, với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, có các triệu chứng bốc hỏa, thừa nhiệt cần hạn chế ăn chôm chôm để tránh khó chịu, bức bối.
Người bệnh tiểu đường: Loại quả có vị ngọt, chứa đường fructose. Dù chỉ số đường huyết của chôm chôm thuộc mức trung bình. Tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết tăng đột ngột. Vì vậy những người mắc bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn chôm chôm để tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng trong việc ăn chôm chôm. Cần tránh ăn chôm chôm mỗi ngày vì đường từ chôm chôm có thể gây tiểu đường thai kì. Thai phụ có thể tham khảo các ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có lượng ăn phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Tìm hiểu thêm: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Một số lưu ý khi ăn chôm chôm không làm tăng calo
Để tận dụng tối đa lợi ích của các thành phần dưỡng chất có trong chôm chôm mà không làm gia tăng lượng calo quá mức, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kiểm soát khẩu phần: Chỉ nên ăn chôm chôm với lượng vừa phải mỗi ngày (tối đa 100g ngày và không ăn quá 2 ngày/tuần). Điều này vừa giúp tận hưởng hương vị ngon lành của chôm chôm lại không phải lo lắng về việc dư thừa calo hay nạp quá nhiều đường tự nhiên vào cơ thể.
Kết hợp với các loại thực phẩm khác: Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể kết hợp chôm chôm với các loại trái cây và rau quả khác trong bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và duy trì lượng calo ở mức hợp lý. Tuy nhiên, nên cân đối sao cho các loại trái kết hợp có hương vị cân bằng, chứa ít đường và nhiều dưỡng chất tốt (táo, dứa, kiwi, cam…)
Tránh thêm đường: Chôm chôm đã có sẵn vị ngọt tự nhiên và cung cấp một lượng đường đáng kể. Vì vậy, trong khẩu phần ăn nên hạn chế đến mức tối đa các thực phẩm chứa đường, chất tạo ngọt. Thêm đường sẽ làm tăng lượng calo không cần thiết và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Chọn chôm chôm tươi: Chôm chôm tươi chứa nhiều dưỡng chất và ít calo hơn so với chôm chôm đã qua chế biến hoặc đóng hộp. Hãy chọn chôm chôm tươi ngon, chưa bị hư để đảm bảo an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng. Khi mua chôm chôm, bạn nên chọn những quả có vỏ tươi sáng, không bị nứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Ăn vào các bữa phụ: Thay vì ăn chôm chôm vào bữa chính, bạn có thể ăn nó vào các bữa phụ để tránh hấp thụ quá nhiều calo trong một bữa ăn. Đây là cách tuyệt vời để bổ sung năng lượng nhanh chóng, cung cấp một số dưỡng chất mà không gây dư thừa năng lượng.
Khám phá ngay: Mách bạn 11+ loại trái cây ít calo giảm cân, giữ dáng, đẹp da
Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc 1kg chôm chôm bao nhiêu calo và đưa vào chế độ ăn như thế nào hợp lý. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?