Da đầu bị khô tróc vảy có phải bị bệnh không? Trị bằng cách nào?

Hiện tượng da đầu bị khô tróc vảy trắng thường xuyên bị nhầm lẫn với gàu trên da đầu, dẫn đến việc điều trị không đúng cách và khiến cho tình trạng da thêm tồi tệ. Cần phân biệt rõ đâu là triệu chứng da đầu khô bình thường và đâu là do bệnh lý để được bác sĩ chỉ định phương pháp chăm sóc và phục hồi hiệu quả!

Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Da đầu khô tróc vảy không phải là một vấn đề quá phức tạp và có thể xảy ra ở hầu hết mọi người do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường sống, cách chăm sóc da. Một số trường hợp hiếm gặp, da đầu bị khô bong tróc là dấu hiệu khởi phát của bệnh da liễu. Vậy cách chăm sóc và điều trị khi da đầu quá khô, kéo dài nhiều ngày như thế nào? 

Hiện tượng da đầu bị khô và bong tróc vảy trắng nguyên nhân và cách trị như thế nào?

Hiện tượng da đầu bị khô và bong tróc vảy trắng nguyên nhân và cách trị như thế nào?

Da đầu khô là gì? Có giống gàu hay không?

Trong rất nhiều trường hợp, mọi người thường nhận định tình trạng da đầu bị khô chính là gàu. Mặc dù có những triệu chứng kích ứng, bong vảy gần giống nhau, nhưng các chuyên gia nhận định đây là hai vấn đề riêng biệt. Để xác định vấn đề mà bạn đang gặp phải, dưới đây là những thông tin so sánh da đầu khô và gàu:

Đặc điểm Da đầu bị khô Da đầu có gàu
Tình trạng vảy bong tróc Nhỏ,khô, màu trắng Lớn hơn, nhờn dính, màu vàng
Cảm giác trên da đầu Khô rát, cảm giác sần Nhờn ẩm, ngứa ngáy
Đối tượng thường gặp Người sinh sống trong điều kiện khô lạnh, mùa đông, độ ẩm thấp; người thường xuyên mắc bệnh da liễu; người thuộc nhóm da khô; tiếp xúc hóa chất… Người thuộc nhóm da dầu; dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp; nấm men Malassezia phát triển mạnh; căng thẳng thần kinh, thiếu chất dinh dưỡng…
Thời điểm xuất hiện Mùa đông, thời tiết khô  Mọi thời điểm nhưng dễ bị hơn vào mùa hè, ra nhiều mồ hôi, da đầu ẩm ướt…
Triệu chứng đi kèm  Ngứa, có thể có các mảng đỏ, nổi mẩn ( do bệnh lý) Ngứa nhiều, gàu dễ rơi

Da đầu bị khô và gàu đều có thể gây ra sự khó chịu và cảm giác ngứa ngáy, nhưng có nhiều đặc điểm và nguyên nhân hình thành khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tình trạng này sẽ giúp bạn chọn được phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?

Điều gì khiến da đầu bị khô tróc vảy?

Như đã đề cập ở trên, có khá nhiều nguyên nhân khiến cho da đầu bị khô tróc vảy và phần lớn trong số đó đều không nghiêm trọng. Dẫu vậy, cũng có một số bệnh lý có khả năng khiến da đầu tróc nhiều vảy khô, ngứa ngáy khó chịu kéo dài. Cụ thể như sau: 

Tình trạng da đầu khô chủ yếu liên quan đến cơ địa, thời tiết và có thể xuất phát từ một số bệnh lý

Tình trạng da đầu khô chủ yếu liên quan đến cơ địa, thời tiết và có thể xuất phát từ một số bệnh lý

Nguyên nhân thông thường

+ Da đầu khô là hiện tượng phổ biến ở các bạn thuộc nhóm da khô (toàn thân). Điều này liên quan đến đặc điểm da bẩm sinh, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của tuyến dầu nhờn.

+ Thời tiết hanh khô, nhiều gió, độ ẩm thấp khi vào mùa lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột dễ làm mất nước ở da, cùng với các biểu hiện bong tróc ở da mặt, da đầu. 

+ Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa chất tẩy rửa mạnh như sulfate tạo cảm giác mát da đầu nhưng cũng làm mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da khô, tróc vảy mạnh hơn. 

+ Tình trạng da đầu tróc vảy có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi do thiếu dưỡng chất, khả năng tăng sinh và tái tạo collagen phục hồi tế bào da sụt giảm. 

Nguyên nhân do bệnh lý

+ Vảy nến da đầu là một bệnh lý tự miễn dịch gây ra sự tăng sinh tế bào da, tạo ra các mảng da dày,  sần sùi, có màu đỏ và vảy trắng bạc. Sau một thời gian các vảy này bong ra, gây đau, ngứa nghiêm trọng. 

+ Nấm da Tinea là một bệnh lý nhiễm trùng do các vi nấm gây nên. Khi bị nhiễm nấm, da đầu có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, có vảy nhưng ít, xuất hiện mụn mủ, kích ứng và lan nhanh trên da. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng cá nhân.

+ Dày sừng quang hóa được xếp vào nhóm bệnh tiền ung thư da do tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Dày sừng quang hóa thường xuất hiện dưới dạng các mảng da khá dày, khô, thô, dễ bong tróc và thường gặp ở những vùng da bị phơi nhiễm nắng nhiều như da đầu đối với người bị hói.

Cần xác định rõ đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da đầu khô tróc vảy sừng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu đi kèm nghi ngờ liên quan đến bệnh lý hoặc tình trạng da đầu bị khô kéo dài liên tục cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu ngay.

Khám phá ngay: Da khô nguyên nhân là gì? Cách khắc phục tình trạng da bị khô hiệu quả

Bác sĩ khuyến nghị điều trị da đầu khô như thế nào?

Bị khô da đầu không liên quan đến bệnh lý có thể được cải thiện một cách hiệu quả tại nhà sau vài tuần (2-4 tuần) chăm sóc. Tuy nhiên, nếu liên quan đến các hội chứng tự miễn, nhiễm nấm hoặc nặng hơn nữa, cần có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển, tiền sử bệnh lý và một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ dành riêng cho từng bệnh nhân.  

Da đầu khô bệnh lý cần điều trị khi có phác đồ của bác sĩ còn các trường hợp khác có thể tự chăm sóc tại nhà

Da đầu khô bệnh lý cần điều trị khi có phác đồ của bác sĩ còn các trường hợp khác có thể tự chăm sóc tại nhà

Cách chăm sóc da đầu bị khô bong vảy tại nhà như thế nào?

Trường hợp da đầu bị khô tróc vảy do ảnh hưởng của thời tiết, hóa chất và một số yếu tố tác động khác mà không phải bị bệnh (sau khi đã kiểm tra với bác sĩ), có thể áp dụng các cách chăm sóc như sau:

Sử dụng dầu gội dưỡng ẩm cho da đầu bị khô

Hãy bắt đầu với việc thay đổi loại dầu gội đầu mà bạn vẫn thường dùng hàng ngày. nên lựa chọn các loại dầu gội không chứa hương liệu, cồn, chất tạo bọt mạnh và  phải có bảng thành phần an toàn cho da đầu nhạy cảm. Có thể tham khảo một số dầu gội chiết xuất từ thảo dược, chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm lành tính, không gây gàu như: OGX Coconut Milk Shampoo, Moroccanoil Hydrating Hair, L’occitane …

Hạn chế sử dụng hóa chất tóc làm tóc 

Việc thường xuyên nhuộm, uốn, ép tóc không chỉ gây hại cho cho sợi tóc mà còn khiến da đầu bị khô, bong tróc nặng hơn. Vì vậy, trong thời gian chăm sóc phục hồi da đầu cần tránh làm đẹp bằng các phương pháp này. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế sử dụng nhiệt, sấy tóc quá khô. Nếu có thể nên lựa chọn các loại máy sấy tóc, làm tóc ion âm, giảm tĩnh điện, bảo vệ tóc và da đầu hiệu quả. Chẳng hạn như các dòng máy của Xiaomi, Philips, Panasonic hay cao cấp hơn như Dyson.

Đọc thêm: Biểu hiện và cách xử lý khi thuốc nhuộm tóc dính vào da

Tẩy tế bào chết cho da đầu bị khô

Tẩy tế bào chết cho da đầu khô, nẻ da đầu dầu không phải là phương pháp được nhiều người quan tâm do hiện nay khá ít sản phẩm được phát triển cho mục đích này. Mặc dù vậy, các chuyên gia da liễu khẳng định da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết và đây cũng là bước quan trọng để loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, da chết, gàu, hiện tượng tróc vảy. Có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm như: Ouai Scalp & Body Scrub, Christophe Robin Purifying Scalp Scrub with Sea Salt…

Tẩy tế bào chết đúng cách khi da đầu bị khô cải thiện tình trạng ngứa, tróc da đáng kể

Tẩy tế bào chết đúng cách khi da đầu bị khô cải thiện tình trạng ngứa, tróc da đáng kể

Thoa dầu ẩm chiết xuất tự nhiên lên da đầu

Các loại dầu tự nhiên giàu chất chống oxy hóa, có khả năng giữ ẩm tốt như dầu dừa, dầu oliu không chỉ giảm khô bong tróc mà còn giúp cho mái tóc bóng mượt, mềm mại hơn. Chỉ cần lấy một vài giọt và thoa trực tiếp lên da đầu rồi ủ khoảng 30 phút và gội lại bằng nước sạch, bạn sẽ cảm thấy da đầu ít bị khô hơn sau 2 tuần. 

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể duy trì độ ẩm từ bên trong. Ngoài ra, ăn các thực phẩm giàu collagen, omega-3, vitamin A, C và E cũng rất cần thiết nếu bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề về da hoặc da quá khô. Tuy nhiên, nếu đưa các nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn không hợp lý, bạn có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ tăng cân, thừa chất dinh dưỡng. Vì vậy, cách tốt nhất là uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa những thành phần này theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ da liễu. 

Nhìn chung, việc áp dụng các phương pháp đơn giản như trên có thể cải thiện tình trạng da đầu bị khô sau khoảng 2-4 tuần. Đây cũng là những cách giúp phòng ngừa kích ứng da đầu khi thay đổi thời tiết, môi trường sống, mà tất cả mọi người đều phù hợp. 

Không thể bỏ lỡ: Cách chăm sóc da bị mất nước khoa học hiệu quả cấp tốc

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp da đầu bị khô có phải gàu hay không, nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về các phương pháp chăm sóc da, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds