Da dầu vào mùa đông có đặc điểm gì? Chăm sóc như thế nào?
Da dầu vào mùa lạnh cũng thường bị bong tróc, nứt nẻ, kích ứng như những nhóm da khác. Tuy nhiên, khả năng cao là khu vực chữ T sẽ tăng tiết nhiều dầu hơn để bù đắp lượng nước bị mất đi qua da. Nhìn chung, nên chú trọng vào việc cấp ẩm, sử dụng các hoạt chất làm dịu, giảm kích ứng và tẩy tế bào chết thường xuyên để hạn chế nổi mụn, dị ứng thời tiết hoặc các bệnh ngoài da khác!
Nhóm da dầu được biết đến với hiện tượng tăng tiết bã nhờn mạnh mẽ. Làn da lúc nào cũng ở trong trạng thái thừa ẩm, bóng nhờn, xám xịt. Tình trạng này đặc biệt tồi tệ vào mùa hè, khiến cho lỗ chân lông tăng kích thước, da xuất hiện nhiều mụn hơn. Vậy còn mùa đông thì sao? Tham khảo bài viết này để tìm hiểu những đặc điểm và cách chăm sóc da dầu vào mùa đông.
Nhận biết đặc điểm da dầu vào mùa đông
Da dầu với hoạt động sản xuất bã nhờn mạnh mẽ khiến người ta nhầm tưởng vào mùa đông tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một trong những phỏng đoán thiếu khách quan vì tình trạng da dầu thậm chí còn tồi tệ hơn khi bước vào mùa đông. Một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Thời tiết hanh khô khiến cho khu vực má, cổ và tai dễ bị căng rát, bong tróc. Trong khi khu vực chữ T có lỗ chân lông phát triển, tuyến dầu hoạt động mạnh vẫn liên tục tăng tiết dầu nhờn. Điều này dẫn đến tình trạng da dầu chuyển sang da hỗn hợp vào mùa đông.
- Một số trường hợp da không được chăm sóc kỹ vào mùa đông khiến cho các vùng chữ U khô ráp, tăng tiết sản xuất dầu mạnh mẽ hơn. Do cơ thể nhận tín hiệu da thiếu ẩm và cố gắng bù đắp bằng cách tăng lượng bã nhờn lên. Hệ quả là da lại càng đổ nhiều dầu vào mùa đông, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ vi khuẩn và phát sinh nhiều mụn.
- Thời tiết khô hanh, độ ẩm trong không khí xuống thấp. Kết hợp với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở cả bên trong và bên ngoài không gian sinh hoạt khiến da dễ bị kích ứng. Tình trạng này kéo theo các phản ứng phụ như: da căng rát, cảm giác châm chích, đau xót, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
- Vào mùa đông, tuy cường độ tia UVB (gây cháy nắng, bỏng da) sẽ thấp hơn nên chúng ta ít cảm nhận da đau rát khi ra ngoài. Khiến chúng ta chủ quan, không thoa kem chống nắng kỹ. Tuy nhiên, hoạt động của tia UVA (chiếm 95% tổng lượng tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời) vẫn tiếp tục gây hại cho DNA tế bào da. Điều này làm tăng khả năng hình thành các đốm nám tàn nhang, vết sạm trên da dầu.
- Tình trạng thiếu ẩm, lớp màng lipid bảo vệ da bị tổn hại tạo điều kiện cho quá trình lão hóa da diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, vào mùa đông da dầu thoát nước khá nhanh, hàng rào tự nhiên suy yếu nên thường xuyên hiện các nếp nhăn li ti, da mỏng và yếu hơn.
Những nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc da dầu vào mùa đông
Chăm sóc da dầu vào mùa đông thường khó khăn hơn so với những thời điểm khác trong năm. Một phần là bởi mọi người thường sợ lạnh và khá lười khi phải thao tác khá nhiều bước. Ngoài ra thì các tác động của môi trường xung quanh đối với làn da vào mùa đông khá mạnh và dẫn đến nhiều vấn đề hơn so với bình thường.
Do đó, có một số nguyên tắc mà chúng ta nên áp dụng trong quá trình chăm sóc da dầu vào mùa đông như sau:
Nguyên tắc số 1: Duy trì độ ẩm và chống lại tình trạng bay hơi nước qua da
Độ ẩm là yếu tố cần đặc biệt quan tâm đối với làn da khi bước vào mùa đông khô lạnh ở miền Bắc. Không khí lạnh, nhiệt độ thấp đôi khi là nắng hanh khiến cho làn da rất dễ bị khô sạm, bong tróc và nứt nẻ. Lúc này hàng ràng tự nhiên cũng suy yếu mạnh mẽ, làm tăng khả năng kích ứng, nổi mẩn và nhiều dấu hiệu khác. Vậy nên, chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết cho da dầu vào mùa đông là đã giải quyết được khá nhiều vấn đề.
Để đảm bảo da luôn ẩm mượt, không bị khô thì cần tăng cường bổ sung các hoạt chất như Hyaluronic acid, Glycerin, chiết xuất nha đam, hoa cúc. Những thành phần này giúp cấp nước nhanh, dịu nhẹ với da dầu. Cần tránh xa những sản phẩm dưỡng ẩm chứa dầu khoáng, chiết xuất từ các loại thực vật làm tăng khả năng sản xuất dầu nhờn như: oliu. bơ hạt mỡ… Tham khảo một số sản phẩm dưỡng ẩm cực tốt cho da dầu mùa đông như: La Roche-Posay Effaclar Mat, CeraVe PM Facial Moisturizing Lotion, Bioderma Sebium Hydra.
Nguyên tắc số 2: Cung cấp các hoạt chất chống kích ứng, viêm nhiễm
Tình trạng da dầu vào mùa đông sẽ còn phức tạp hơn nữa nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, dễ kích ứng và thường xuyên nổi mụn. Nhiều bạn cho rằng vào mùa đông da dầu thường ít bị mụn hơn nhưng thực tế không như vậy. Da mỏng yếu, dễ tổn thương và khó hồi phục khi mà nhiệt độ xuống thấp. Do không khí lạnh khiến các mạch máu co lại, khó vận chuyển dưỡng chất đến các tế bào da.
Cần sử dụng các hoạt chất có khả năng giảm viêm nhiễm, kiểm soát tình trạng kích ứng và nuôi dưỡng các tế bào da khỏe mạnh hơn. Điển hình như chiết xuất từ hoa cúc, chiết xuất rau má, niacinamide, panthenol, vitamin B5… Trường hợp da đã và đang bị mụn vào mùa đông thì trong thời gian chăm sóc, có thể kết hợp sử dụng một số hoạt chất hỗ trợ điều trị như: salicylic acid, glycolic acid… Có thể lựa chọn một trong số các sản phẩm phù hợp như: Avene Tolerance Extreme Emulsion, Eucerin Redness Relief Night Creme, Bioderma Sensibio AR Anti-Redness Care.
Nguyên tắc số 3: Tạo nền tảng da tốt để ngăn ngừa các bệnh da liễu vào mùa đông
Các nhóm da khác, điển hình như da khô thường dễ bị viêm da kích ứng vào mùa đông. Tuy nhiên, cách chăm sóc cho da khô thường khá đơn giản và không cần phải lưu ý đến các vấn đề như da có bị mụn, đổ dầu quá nhiều hay không. Da dầu mùa vào mùa đông thì thường phải đối mặt với các vấn đề như: viêm da tiết bã, mề đay, viêm da kích ứng… Trường hợp này, thường cần đến thuốc bôi để điều trị, giảm ngứa ngáy và ngăn chặn bệnh ngoài da lây lan.
Có thể phòng tránh các bệnh ngoài da bằng cách loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn và tạp chất ẩn sâu dưới lỗ chân lông đều đặn hàng tuần. Hãy bắt đầu hình thành thói quen tẩy tế bào chết cho da bằng các hoạt chất AHA, BHA nồng độ thấp mỗi 2-3 tuần 1 lần. Bạn cũng có thể dùng các loại tẩy tế bào chết vật lý nhẹ nhàng nếu da kích ứng hoặc không phù hợp với các hóa chất mạnh. Một số cái tên mà bạn không thể bỏ lỡ có thể kể đến như: Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant, Origins Clear Improvement, Murad AHA/BHA Exfoliating Cleanser.
Hướng dẫn các bước chăm sóc da dầu hiệu quả vào mùa đông
Tham khảo nhanh quy trình chăm sóc da dầu vào mùa đông được hướng dẫn chi tiết bởi các chuyên gia thẩm mỹ và bác sĩ da liễu tại Mega Gangnam ngay dưới đây:
Bước 1: Tẩy trang thật kỹ ngay khi trở về nhà để loại bỏ hết lớp bụi đất, tạp chất, vi khuẩn bám trên bề mặt da.
Bước 2: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với đặc tính làn da dầu vào mùa đông nhưng không dùng loại gây khô da quá mức.
Bước 3: Thoa toner làm sạch thêm một lần nữa rồi dùng toner cấp ẩm để cân bằng độ pH, chống khô da quá mức.
Bước 4: Sử dụng toner cấp ẩm chứa HA, Glycerin hoặc các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên an toàn cho da dầu đã đề cập ở trên.
Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm chứa ceramides hoặc kem dưỡng dịu nhẹ phù hợp cho da dầu nhằm khóa ẩm, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu.
Lưu ý quan trọng:
- Có thể áp dụng quy trình chăm sóc da như trên vào ban ngày nhưng cần sử dụng kem chống nắng.
- Tẩy tế bào chết cho da khi bước vào mùa đông khoảng 2-3 lần/tuần, sau bước thoa toner và đợi cho da khô hẳn mới dùng serum.
- Nếu da bị nổi mụn hoặc kích ứng nặng do thời tiết, hãy dừng ngay các sản phẩm chăm sóc da như trên và chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý, kết hợp dưỡng ẩm. Đồng thời, thăm khám với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết cho bạn đọc thông tin da dầu vào mùa đông có đặc điểm gì và cách chăm sóc như thế nào. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm một số thông tin hữu ích để được hướng dẫn về cách chăm sóc da vào thời điểm khô lạnh, mùa đông:
Những cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả nhất cho mùa đông
Chăm sóc da mặt mùa lạnh: Những điều cần biết và làm
Không còn lo da khô! Bí quyết chăm sóc da khô an toàn và tốt nhất
Các bài viết liên quan
- Làm sạch mụn đầu đen bằng kem đánh răng: Lợi hay hại?
- Dùng thuốc trị mụn đầu đen nào hiệu quả tốt?
- Mẹo phân biệt chính xác sợi bã nhờn và mụn đầu đen
- Cấy tảo da mặt có tác dụng gì? Cách thực hiện và lưu ý
- Review 5+ ủ mụn đầu đen hiệu quả tốt chị em tin dùng
- Nên hay không sử dụng mặt nạ dưỡng da cho trẻ em?
- Mụn đầu đen có tự hết được không?
- TOP 5 kem trị mụn đầu đen hiệu quả tốt chuyên gia khuyên dùng
- 11 cách trị mụn đầu đen ở má sạch nhanh hiệu quả
- Nặn mụn đầu đen đúng cách như thế nào để đỡ hại da?