Lớp dầu trên da mặt là gì? Làm sao để hạn chế da đổ dầu? 

Tuổi càng cao, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động chậm lại, lúc này da tiết ra nhiều dầu hơn khi bạn già đi. Hoặc bước chăm sóc da như rửa mặt, tẩy tế bào da chết quá nhiều lấy đi gần như toàn bộ lớp dầu tự nhiên để cấp ẩm trên da khiến tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn.

Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN
Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)
Xem hồ sơ

Sở hữu một làn da khỏe mạnh, nền da mịn mướt, không nếp nhăn là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, không ít người phải đối mặt với tình trạng da bị tăng tiết dầu, làm cho bề mặt da trở nên bóng nhờn, dễ nổi mụn. Vậy, lớp dầu trên da mặt là gì? Nguyên nhân nào mà da bị tiết nhiều dầu? Và làm thế nào để kiểm soát lượng tiết dầu trên da một cách hiệu quả? Theo dõi thông tin từ Mega Gangnam để được hiểu rõ vấn đề này. 

Dầu trên da mặt là gì?  

Dầu trên da mặt là phần đổ bóng dầu trên da do  tuyến bã nhờn sản xuất có chức năng giống như một lớp tạo ẩm trên da mặt. Tuy nhiên một khi bị sản xuất quá mức, bề mặt da sẽ dẫn tới các lớp dầu nhờn dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành mụn trứng cá. Đây chính là lý do da dầu luôn trong tình trạng bóng dầu rất mất thẩm mỹ. (còn gọi là da dầu). 

Da trên bề mặt sản sinh do tuyến bã nhờn

Da trên bề mặt sản sinh do tuyến bã nhờn

Tình trạng da dầu xuất hiện ở cả nam và nữ, thường ở người trẻ tuổi và đặc biệt lứa tuổi dậy thì hay thanh thiếu niên. 

5 đặc điểm của da dầu dễ nhận biết như sau: 

  • Bề mặt da cảm giác dày, sần sùi, không láng mịn.
  • Da có nhiều dầu nhờn, tiết ra nhiều nhất là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).
  • Lỗ chân lông to dễ nhìn thấy bằng bằng mắt thường.
  • Da thường xuyên nổi mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, thậm chí gây viêm thành mụn bọc…
  • Da dầu nhạy cảm và dễ bắt nắng, sạm màu.

Ngoài 5 đặc điểm da dầu kể trên, bạn có thể nhận biệt thông qua giấy thấm dầu, hoặc quan sát bằng mắt thường. Sau khi áp giấy thấm dầu vào hai má, trán và cằm, hai cánh mũi, trên bề mặt miếng giấy có vệt dầu đậm trơn thấy rõ, lỗ chân lông to thì da bạn thuộc tuýp da nhiều dầu.  

Cách nhận biết dầu trên da mặt là gì? 

Dấu hiệu nhận biết da dầu chính là sự bóng nhờn trên bề mặt da, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn. Khi dùng tay chạm lên da, da dầu có cảm giác bết dính. Để xác định được tình trạng da của bạn có phải da dầu không, bạn có thể quan sát khu vực trên mũi, trán và cằm. Đặc biệt bề mặt da nhìn thấy  bóng dầu và dễ nổi mụn hay không. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu này, dầu trên da mặt bạn chính là phân loại của da dầu.

Để xác định được loại da hiện tại một cách chính xác, bạn nên gặp các chuyên gia chăm sóc để được thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng da bằng cách thực hiện soi da, kiểm tra mức độ dầu và nhiều hơn thế nữa. Đây là cơ sở để bạn hiểu rõ da mình đang ở phân loại nào, da cần gì và lưu ý gì trong chăm sóc. 

Nhận biết dầu trên da mặt qua cách quan sát

Nhận biết dầu trên da mặt qua cách quan sát

Phân loại da dầu bạn nên biết

Da dầu được phân chia thành 3 phân loại khác nhau theo bác sĩ Bùi Thị Ân:

  • Loại da dầu do không thể bài tiết: Loại da này không bóng nhờn nhưng bị tắc nghẽn bởi chất bã, chân lông và không bài tiết được. Tình trạng da dễ bị sần sùi, lỗ chân lông đen sờ vào cảm giác cứng. 
  • Loại da dầu do tiết dầu quá nhiều: Loại da dầu này rất điển hình có đặc điểm bề mặt da bóng loáng, lỗ chân lông nở to, mụn trứng cá mọc nhiều. Da tiết nhiều dầu trên da mặt rất cần tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ăn chế độ hợp lý để giảm bài tiết dầu trên da. 
  • Loại da dầu do thiếu nước: da dầu mà thiếu nước tức là sao? Khi da quá khô và thiếu nước, cơ chế của da sẽ là sản sinh ra dầu nhờn để tăng thêm độ ẩm. Vì thế, việc cung cấp ẩm cho da là yếu tố quan trọng để cân bằng và hạn chế tiết dầu.

Nguyên nhân khiến dầu trên da mặt nhiều hơn bình thường?

Các nguyên nhân khiến da mặt bị dầu nhiều hơn so với bình thường có thể kể đến bao gồm: 

  • Di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ có làn da dầu thì khả năng cao người con cũng sẽ sở hữu làn da dầu.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động chậm lại, lúc này da tiết ra nhiều dầu hơn khi bạn già đi.
  • Môi trường sống: Tỷ lệ người có làn da dầu thường gặp nhiều ở người sinh sống trong vùng khí hậu nóng ẩm.  
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Chăm sóc da bằng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp có thể khiến tăng tiết bã nhờn trên da gây ra dầu trên da mặt. 
  • Chăm sóc da thiếu khoa học: Rửa mặt, tẩy tế bào da chết quá nhiều sẽ lấy đi gần như toàn bộ lớp dầu tự nhiên để cấp ẩm trên da, một khi kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp sự mất mát này thì làn da cũng trở nên nhiều dầu hơn trên mặt. 
  • Không sử dụng kem dưỡng ẩm: Thói quen không dưỡng ẩm cho da đương nhiên khiến da bị thiếu độ ẩm trầm trọng. Lúc này, tuyến bã nhờn dưới da bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để giữ ẩm cho da, da đổ dầu bóng nhờn rõ rệt. 

Những ưu và nhược điểm của da dầu

Thông thường bạn sẽ nghĩ rằng da bị dầu sẽ mang đến nhiều vấn đề cho da, nhất là việc chăm sóc làn da dầu không hề đơn giản. Tuy nhiên, da dầu cũng bao gồm một số ưu điểm mà những loại da khác khó có được. 

Những ưu và nhược điểm của da dầu

Những ưu và nhược điểm của da dầu

  • Làn da dầu có xuất hiện nếp nhăn chậm hơn so với làn da khô vì ngăn ngừa mất sự mất nước ở da và bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường.
  • Một điểm nổi bật mà ít ai biết chính là da dầu có khả năng hấp thụ các loại vitamin và khoáng chất rất cao như vitamin E, A và K.
  • Làn da dầu có độ ẩm tự nhiên cao ít gặp tình trạng bị bong tróc da nhất là vào những ngày Đông lạnh giá, hanh khô.
  • Dầu trên da cũng có tác dụng bảo vệ da tránh khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài. 

 Nhược điểm của làn da dầu

  • Làn da dầu nhờn luôn gặp vấn đề dễ bị mụn và bít tắc lỗ chân lông hơn do bã nhờn tích tụ trên da, gây tắc nghẽn. 
  • Làn da dầu rất hay gặp vấn đề về lỗ chân lông to, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của làn da. Nguyên nhân là bởi hoạt động quá mạnh mẽ của tuyến dầu dưới da, lỗ chân lông phải liên tục tiết ra dầu nhờn và dẫn đến tình trạng giãn nở.
  • Da đổ dầu nhiều dễ bị bám bụi, vi khuẩn, cấu trúc da xỉn màu. 
  • Bị hạn chế trong việc sử dụng lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da, nhất là khi dùng kem nền và kem chống nắng. Cẩn thận với 2 sản phẩm này nếu bạn không muốn gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tình trạng mụn trên da dầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách hạn chế tiết dầu trên da mặt là gì? 

Để khắc phục tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tiết nhiều dầu trên da mặt bạn cần phải chăm sóc da dầu đúng cách. 

Rửa mặt đúng cách 

Với những bạn có làn da dầu, chỉ nên rửa mặt từ 2  lần mỗi ngày, hoặc 3 lần nếu sau khoảng thời gian bạn cần makeup lại, tẩy trang đi..  Trước khi rửa mặt nên sử dụng nước tẩy trang cho da dầu chuyên sâu để loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm trên da. Sau đó, dùng thêm sữa rửa mặt có độ PH cân bằng (từ 4.5 đến 6.5); chứa thành phần AHA, BHA, Glycerin…  làm sạch da nhẹ nhàng.

Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần cho da 

Tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần là vừa đủ, dù dầu trên da mặt bạn có tiết nhiều hơn đi chăng nữa. Tẩy da chết là cách vừa kiềm dầu vừa làm sạch lỗ chân lông, giảm thiểu sự xuất hiện của các ổ mụn.

Rửa mặt và tẩy tế bào chết đúng cách giúp lấy đi lớp dầu thừa, sạch lỗ chân lông

Rửa mặt và tẩy tế bào chết đúng cách giúp lấy đi lớp dầu thừa, sạch lỗ chân lông

Tẩy tế bào chết cho da thường được thực hiện khi da được làm sạch (tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt). Một số thành phần thường gặp có trong kem tẩy tế bào chết cho da dầu như Acid Glycolic, Acid Salicylic, Acid Lactic…

Sử dụng giấy thấm dầu khi cần

Giấy thấm dầu sẽ là một “trợ thủ” đắc lực để giảm tiết dầu trên da mặt. Tuy nhiên hãy dùng khi da bóng dầu, không nên lạm dụng khiến da bị khô hoặc kích ứng dẫn tới tiết nhiều dầu hơn.    

Luôn nhớ dưỡng ẩm cho da dầu 

Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da giảm tiết dầu rất quan trọng, bởi nếu da bị mất đi độ ẩm trên bề mặt, tuyến bã nhờn dưới da sẽ hoạt động mạnh mẽ, càng khiến da tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng. 

Với làn da dầu, kem dưỡng ẩm chuyên dành cho da dầu, không chứa dầu là một điều cần lưu ý. 

Da dầu vẫn cần cấp ẩm nên bạn đừng bỏ qua bước này

Da dầu vẫn cần cấp ẩm nên bạn đừng bỏ qua bước này

Bôi kem chống nắng mỗi ngày là một cách bảo vệ da

Bôi kem chống nắng mỗi ngày trở thành một trong những cách bảo vệ da hiệu quả trước những tác hại của ánh nắng mặt trời.

Nếu bạn có làn da dầu, nên chọn sản phẩm kem chống nắng phổ rộng (kết hợp lai kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học). Hoặc các sản phẩm dạng gel hoặc dạng sữa, kết cấu kem dễ thẩm thấu vào da. Chọn kem chống nắng có chỉ số ít nhất SPF từ 30 trở lên. Ngoài ra, với da tiết nhiều dầu bạn cũng nên lưu ý chọn kem chống nắng không chứa cồn, hương liệu, hoặc chứa nhiều dầu.   

Đắp mặt nạ kiềm dầu 

Cách chăm sóc giảm lượng dầu trên da mặt hiệu quả tiếp theo chính là đắp các loại mặt nạ kiềm dầu. Một số loại mặt nạ thiên thiên phù hợp với da dầu như: Mặt nạ nước cốt chanh và dưa leo; Mặt nạ táo và mật ong, Mặt nạ nước cốt chanh và lòng trắng trứng; Mặt nạ nước trà xanh… Hoặc các sản phẩm mặt nạ mua sẵn như mặt nạ đất sét, mặt nạ giấy là lựa chọn rất thích hợp. 

Kiểm soát chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm giàu đường, giàu chất béo sẽ khiến da tiết nhiều dầu và hình thành nhiều mụn hơn. Vì vậy, để khắc phục làn da nhiều dầu nhờn, bạn không nên nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm này. Người có nhiều dầu trên da mặt nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo đặc biệt chất béo bão hòa. 

Không bỏ qua chế độ ăn uống để hạn chế da tiết quá nhiều dầu

Không bỏ qua chế độ ăn uống để hạn chế da tiết quá nhiều dầu

Các loại thực phẩm nên tránh bao gồm:

  • Thực phẩm nhiều đường và tinh bột cao như đồ ngọt, bánh ngọt, bánh quy, snack và các loại thức ăn chế biến sẵn, ăn nhanh.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo ngập dầu như đồ chiên, thịt đỏ, kem và pho mát.
  • Thực phẩm có chỉ số glycemic cao có trong khoai tây, cơm trắng, bắp, bánh mì trắng, bánh mì bao.
  • Các loại gia vị cay như ớt, tiêu đen, cộng với các loại gia vị được chế biến sẵn như thịt nướng, xúc xích, thịt hun khói.
  • Nên cân đối chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm giàu vitamin A và E bảo vệ da khỏe mạnh và giảm mụn trứng cá từ bên trong. Đồng thời, đừng bỏ qua thói quen uống đủ nước để giữ cho da luôn ẩm và không bị khô.

Dầu trên da mặt là gì và các thông tin giải đáp mong bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc da hữu ích. Có thể bổ sung liệu trình chăm sóc da chuyên sâu như Hydrafacial hoặc Nano White để tăng đề kháng, tái tạo da và làm sạch sâu, cho da luôn khỏe – đẹp mọi lúc . 093 770 6666 sẵn sàng hỗ trợ và giải dáp thắc mắc của bạn về tình trạng da liễu gặp phải.

Chia sẻ ngay:
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ BÙI THỊ ÂN

    Công tác tại Tập đoàn y tế thẩm mỹ đa quốc gia Mega Corp (hệ thống chi nhánh Mega Gangnam tại Việt Nam)

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ