Đu đủ bao nhiêu calo? Bí quyết ăn đu đủ đẹp dáng – sáng da
Lượng calo trong 100g đu đủ được xác định trong khoảng từ 30 – 48 kcal. Sự chênh lệch này phần lớn đến từ độ chín của từng quả. Do đu đủ xanh (30 – 32 calo) nhiều nước, ít đường và giàu carbohydrate hơn so với đu đủ chín (42 – 48 calo). Hàm lượng này khá thấp khi so sánh với những loại trái cây phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì khi chín đu đủ chứa nhiều đường nên cần cân nhắc kỹ lưỡng nếu bạn muốn giảm cân và có các bệnh lý cần kiểm soát đường huyết.
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc và có thể tìm thấy ở nhiều nơi tại Việt Nam. Loại trái này có hương vị đặc trưng, vị ngọt khi chín, không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Mà còn được xem là một loại dược liệu hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, tim mạch, giúp làm đẹp da và tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, giống như mọi loại trái cây khác, đu đủ bao nhiêu calo là một vấn đề rất được quan tâm. Hãy cùng theo dõi bài viết này để giải đáp chi tiết các thắc mắc về lượng calo trong đu đủ và cách đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hợp lý.
Giải đáp: Đu đủ bao nhiêu calo?
Theo thông tin từ bảng calo của trái cây và đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi quả đu đủ có trọng lượng trung bình 300 – 400 gram. Trong đó, cứ mỗi 100 gram có chứa khoảng 48 calo. Tuy nhiên, số liệu này có sự chênh lệch nhẹ, phụ thuộc vào độ chính của từng quả.
Đu đủ xanh bao nhiêu calo? Những trái đu đủ xanh thường chứa nhiều nước, ít đường và nhiều carbohydrate hơn so với đu đủ chín. Vì vậy, lượng calo thường khá thấp và được xác định trong khoảng 30 – 32 calo/100g.
Đu đủ chín bao nhiêu calo? Đu đủ chín cũng chứa nhiều nước nhưng ít hơn khi còn xanh. Ngoài ra, khi chín các enzyme tự nhiên trong trái cây này tự động phân hủy tinh bột thành đường tự nhiên. Điều này tạo ra vị ngọt và làm gia tăng lượng calo của những trái đu đủ. Theo đó, 100g đu đủ chín có chứa khoảng 42 – 48 calo.
Như vậy, có thể thấy rằng đu đủ là loại trái cây ít calo, phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân của nhiều người. Bên cạnh đó, khi đặt lên bàn cân so sánh với các loại trái cây nhiệt đới khác như: chuối (90 calo/100g), nho (67 calo/100g) hay xoài (60 calo/100g). Thì đu đủ là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi dễ mua, không lo ngại thuốc trừ sâu, calo thấp và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dưỡng chất và lợi ích khi ăn đu đủ là gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu về đu đủ và không chắc chắn có nên cân nhắc đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày hay không. Dưới đây là thông tin chi tiết về thành phần dinh dưỡng và những lợi ích khi ăn đu đủ:
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ (100g):
+ Carbohydrate: Khoảng 15 gram, trong đó có 3 gram chất xơ, còn lại là đường và tinh bột.
+ Protein: Chiếm một lượng nhỏ, khoảng 1 gram.
+ Vitamin C: Cung cấp 62 – 80mg vitamin C tùy vào độ chín của từng trái.
+ Vitamin A: Đu đủ chứa lượng vitamin A khá cao, khoảng 510 – 513 mcg
+ Folate (Vitamin B9): Bổ sung khoảng 53 – 55 mcg folate cho cơ thể.
+ Kali: Đủ đủ cung cấp khoảng 181 mcg kali.
Ngoài ra, những trái đu đủ cũng chứa canxi, magiê và các vitamin B1, B3, B5, E và K nhưng hàm lượng không cao.
Lợi ích sức khỏe khi ăn đu đủ:
Chống lão hóa, giảm thiểu các gốc tự do: Đu đủ chứa carotenoid, đặc biệt là lycopene đây là một loại chất chống oxy hóa tương tự như trong cà chua. Những hoạt chất này giúp trung hòa các gốc tự do đang gây hại cho tế bào, kích thích cơ thể tăng sinh tế bào mới khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh và củng cố hệ miễn dịch.
Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch: Ăn đu đủ với nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol xấu trong máu, cùng với các vitamin, lycopene chống oxy hóa và kali điều hòa huyết áp. Những hoạt chất này góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch và tham gia vào quá trình phòng chống ung thư.
Hỗ trợ cơ quan tiêu hóa: Bên cạnh lượng nước và chất xơ tự nhiên dồi dào, ăn đu đủ cũng góp phần bổ sung 2 loại enzyme là:papain và chymopapain. Các loại enzyme này giúp phân hủy thức ăn, đặc biệt là protein (thành acid amin). Góp phần giảm tải hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hạn chế đầy hơi, táo bón…
Cải thiện sức khỏe đôi mắt: Vitamin A và carotenoid trong đu đủ (đặc biệt là zeaxanthin và lutein) là những thành phần cực kỳ tốt cho mắt. Các hoạt chất này được tập trung ở phần trung tâm của võng mạc. Việc bổ sung đầy đủ có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người già.
Cải thiện một số vấn đề về da: Vitamin C và lycopene trong đu đủ thúc đẩy tăng sinh collagen và các tế bào mới, giảm nếp nhăn, dưỡng sáng da mặt hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin A và enzyme trong đu đủ cũng góp phần loại bỏ tế bào chết, tăng cường đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, dùng nhựa đu đủ trị nám cho da.
Tìm hiểu thêm: Đắp đu đủ lên mặt có tác dụng gì? Hướng dẫn làm mặt nạ đu đủ
Có nên ăn đu đủ hàng ngày không?
Câu trả lời là CÓ! Nhưng chỉ ăn với một lượng rất vừa phải (70 – 100g/ngày. Đồng thời, nên cân nhắc xen kẽ với các loại trái cây khác để đa dạng khẩu phần dinh dưỡng, cung cấp đủ chất. Một số lưu ý quan trọng khi ăn đu đủ như sau:
+ Nên chọn quả chín tới: Đu đủ chín tới có màu vàng cam đều, không cứng cũng không nhũn quá là lựa chọn tốt nhất.
+ Rửa sạch trước khi ăn: Rửa sạch đu đủ và ngâm khoảng 15 phút với nước muối pha loãng rồi mới gọt vỏ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
+ Có thể ăn trực tiếp, sinh tố hoặc salad: Đu đủ có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc kết hợp với các loại trái cây khác trong món salad.
+ Nên ăn sau bữa chính: Ăn đu đủ sau bữa ăn (1 giờ) giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn và tránh được việc ăn quá nhiều (gây tăng cân).
Đối tượng không nên ăn đu đủ:
+ Người có bệnh lý về tiêu hóa: Enzyme papain trong đu đủ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề ở cơ quan tiêu hóa như bệnh về dạ dày, đại tràng nên cần tránh ăn hàng ngày.
+ Phụ nữ mang thai: Đây là đối tượng có cơ địa đặc biệt nên cần kiêng một số thực phẩm. Ngoài ra, trước khi ăn đu đủ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem loại trái này có phù hợp với bạn hay không!
+ Người dị ứng với đu đủ: Mặc dù khá hiếm gặp, nhưng một số người có thể dị ứng với đu đủ, biểu hiện thường thấy của tình trạng này có thể kể đến như: ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau rát, tiêu chảy, khó thở…
Những công thức giảm cân và làm đẹp da từ đu đủ
Nếu không muốn ăn đu đủ trực tiếp, có thể áp dụng một số công thức món ăn ngon cực đơn giản từ loại trái cây này:
Công thức số 1: Sinh tố đu đủ làm đẹp da
Nguyên liệu:
1/2 quả đu đủ chín vừa
100ml sữa chua không đường
1 muỗng cà phê mật ong
Đá viên (tùy theo nhu cầu)
Cách làm:
Rửa sạch, gọt vỏ, cắt đu đủ thành miếng nhỏ.
Cho đu đủ, sữa chua, mật ong vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Thêm đá viên vào xay cùng nếu muốn thưởng thức ly sinh tố mát lạnh và ít calo.
Tìm hiểu thêm: Top 5+ công thức làm nước uống đẹp da tại nhà với những công thức đơn giản
Công thức số 2: Salad đu đủ hỗ trợ giảm cân
Nguyên liệu:
1/4 quả đu đủ chín
1 quả dưa chuột
1/2 quả ớt chuông
50g bắp cải tím
Rau thơm (tùy thích)
Nước sốt: tự làm theo khẩu vị.
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu, gọt vỏ, cắt đu đủ, dưa chuột, ớt chuông và bắp cải tím thành miếng vừa ăn.
Trộn đều các nguyên liệu trên với nước sốt tự làm tại nhà và thưởng thức ngay. Nên ăn thêm cơm và thịt để đảm bảo dinh dưỡng.
Công thức số 3: Gỏi đu đủ ít calo
Nguyên liệu:
½ quả đu đủ xanh
100g tôm tươi
100g lạc rang
Rau thơm (tùy thích)
Nước sốt: 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa cà phê ớt băm.
Cách làm:
Rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi đu đủ xanh.
Luộc chín tôm, bóc vỏ và chẻ đôi.
Rang lạc, giã nhỏ.
Pha nước sốt, trộn đều với các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Cuối cùng thái nhỏ rau thơm vào gỏi và thưởng thức.
Nhìn chung, đu đủ là một loại trái cây tốt cho sức khỏe và có thể được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hoặc đang dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, như với bất kỳ loại thực phẩm nào, việc ăn đu đủ nên được thực hiện một cách điều độ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, duy trì một thực đơn cân đối và đa dạng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp đu đủ bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?