Dưa lưới bao nhiêu calo? Tác dụng và những lưu ý khi ăn
Vị ngọt của dưa lưới giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, giảm cảm giác thèm ăn các đồ ngọt khác. Chưa kể vitamin C trong dưa lưới còn thúc đẩy đốt chất béo. Đây chính là yếu tố hỗ trợ đặc biệt cho việc giảm cân, giữ dáng.
Dưa lưới là một món ăn khoái khẩu của nhiều người, vị thanh mát, ngọt thơm và hấp dẫn. Nếu bạn đang quan tâm 1 quả dưa lưới có chứa bao nhiêu calo thì đừng bỏ qua chia sẻ dưới đây cùng Mega Gangnam.
Dưa lưới là loại quả gì? Dưa lưới bao nhiêu calo?
Dưa lưới là loại quả ăn trái được trồng nhiều ở nước ta trong những năm trở lại đây. Với đặc tính mát và ngon ngọt, dưa lưới cũng trở thành loại quả được nhiều người yêu thích. Dưa lưới có 2 phân loại chính là dưa ruột vàng và dưa lưới ruột xanh. Loại quả này không nhiều calo nhưng chứa nhiều vitamin C, cùng nhiều thành phần dưỡng chất khác.
Theo nhiều nghiên cứu & tổng hợp từ chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo có trong dưa lưới ước tính như sau:
- 100g dưa lưới chứa khoảng 34-40 calo, tùy thuộc vào loại dưa.
- 1 quả dưa lưới cân nặng trung bình từ 1,3 kg – 2 kg sẽ cung cấp cho cơ thể từ 400 – 700 calo.
Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng dưa lưới vỏ xanh có ít calo hơn dưa lưới vỏ vàng.
Dưa lưới vàng bao nhiêu calo? Lượng calo dưa vàng dao động theo kích thước quả, trung bình 1 quả dưa lưới vàng 600g có 200-260 calo.
Ăn dưa lưới có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng trong 100g dưa lưới bao gồm các thành phần chính:
- Chất béo: 0.2g;
- Chất xơ: 0.9g;
- Protein: 0.8g;
- Beta-carotene (tiền chất của vitamin A): 2mg;
- Vitamin C: 36.7mg;
- Natri: 16mg;
- Kali: 267mg;
- Canxi: 9mg;
- Vitamin và khoáng chất khác: Vitamin A, vitamin B6 và B9, sắt, magie, kẽm, phytoene, photpho, quercetin.
Chứa các thành phần dưỡng chất phong phú như vậy, việc ăn dưa lưới có những tác dụng gì, cùng điểm lại 7 lợi ích nổi bật nhất của dưa lưới.
Giảm cân, giữ dáng
Nước có tới 90% trọng lượng của dưa lưới. Việc ăn quả này nhanh chóng mang cho bạn cảm giác no bụng, giảm ăn vặt và hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể. Vị ngọt của dưa lưới giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, giảm cảm giác thèm ăn các đồ ngọt khác. Chưa kể vitamin C trong dưa lưới còn thúc đẩy đốt chất béo. Đây chính là yếu tố hỗ trợ đặc biệt cho việc giảm cân, giữ dáng.
Ngoài dưa lưới, bạn cũng có thể tham khảo thêm công nghệ giảm béo Smart Lipo – của Phòng khám quốc tế Mega Gangnam. Đây là phương pháp giảm béo an toàn, không phẫu thuật, sử dụng tinh chất thiên nhiên để đào thải mỡ thừa, định hình form dáng tức thì.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Nhờ lượng nước dồi dào trong dưa lưới cung cấp cho cơ thể mà chúng có vai trò làm mềm chất thải, hạn chế táo bón. Nguồn nước này còn thanh lọc độc tố trong đường ruột và tham gia bổ sung lợi khuẩn. Ăn dưa lưới cũng là cách để cung cấp vitamin C cải thiện chức năng tiêu hóa.
Làm chậm lão hóa da
Dưa lưới góp phần kéo dài tuổi xuân cho bạn nhờ cấp ẩm nuôi dưỡng tế bào. Vitamin C và chất chống oxy hóa trong dưa lưới giúp bảo vệ tế bào, chống lại quá trình lão hóa và cải thiện sắc tố da mặt đều màu. Thường xuyên ăn dưa lưới có thể giảm mụn, tăng độ mềm mượt của da và ngăn ngừa thâm nám.
Tăng cường miễn dịch
Quercetin, Phytoene, vitamin C và tiền chất của vitamin A tìm thấy trong dưa lưới đều là các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng sẽ giúp tăng cường chức năng tế bào miễn dịch, tạo thành hàng rào chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Ăn dưa lưới hoặc uống nước ép dưa lưới có thể giúp cơ thể giảm ốm vặt, chống viêm, phòng ngừa nhiễm trùng.
Phòng ngừa ung thư
Dưa lưới chứa các chất chống oxy hóa dạng polyphenol được khoa học chứng minh là có khả năng phòng chống ung thư. Chúng sẽ chống lại quá trình xâm nhập và phát triển các gốc tự do, giảm stress oxy hóa, ức chế hình thành bất thường tế bào. Hợp chất cucurbitacin A góp phần chống lại sự xâm lấn tế bào ung thư, thúc đẩy cái chết tế bào ung thư.
Ăn dưa lưới tốt cho tim
Chất adenosine tìm thấy trong dưa lưới có tác dụng hỗ trợ làm loãng máu, ngăn ngừa tập kết tiểu cầu & tắc nghẽn mạch máu. Một số hoạt chất khác như Vitamin C, chất điện giải như kali, natri giúp điều chỉnh huyết áp, phòng ngừa tình trạng tai biến, xơ cứng động mạch. Thành phần vitamin B9 (axit folic) còn làm giảm các cơn đau tim, hạ nồng độ cholesterol xấu.
Cải thiện tâm trạng
Nghe thật khó tin đúng không, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra, dưa lưới chứa enzyme SOD – tác dụng xoa dịu căng thẳng, giảm lo âu. Hương vị thơm mát, ngọt đậm cùng các chất điện giải, vitamin cũng hỗ trợ mang tới sự thư giãn, thoải mái. Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn có tinh thần tỉnh táo hơn để học và làm việc hiệu quả.
Ăn dưa lưới dễ bị tăng cân không?
Theo chia sẻ ở phần trước, bạn có thể thấy lượng calo trong dưa lưới là khá thấp. Thực tế là thấp hơn nhiều so với các loại trái cây và thực phẩm khác. Do đó, bạn an tâm để bổ sung dưa lưới vào thực đơn giảm cân dinh dưỡng được.
Ngoài ra, dưa lưới cũng chứa nhiều chất xơ và kali – 2 chất này đều cực kỳ dinh dưỡng. Đặc biệt, nó sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ trong việc giảm béo. Trên thực tế, mỗi quả dưa còn chứa tới 90% là nước, là loại quả giải khát tốt ngày hè, cùng lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
Thời điểm và cách ăn dưa lưới tốt nhất
- Để nhận được nhiều lợi ích tốt nhất khi ăn dưa lưới, hãy ăn vào buổi sáng hoặc chiều mát. 2 khoảng thời điểm này sẽ giúp bạn kiềm chế cơn đói, đồng thời giúp cắt giảm tình trạng ăn vặt nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng để cơ thể hoạt động bình thường.
- Dưa lưới ngon nhất khi được ướp lạnh và ăn ngay. Vì thế, sau khi mua dưa về, bạn nên gọt bỏ vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn và để ngăn mát bảo quản. Dưa bảo quản trong tủ lạnh có thể ăn được 2-3 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món tráng miệng khác như sinh tố, nước ép, bingsu, kem dưa.. thơm ngon và mát lạnh.
MẸO CHỌN DƯA LƯỚI:
- Nên chọn những quả dưa có hình tròn, trên vỏ có thêm những đường vân sẫm màu, săn chắc và sần sùi.
- Dưa ngon có phần cuống lõm, cầm chắc tay, tỏa hương= thơm đặc trưng, nhẹ nhàng.
- Không chọn những quả dưa có phần đầu và thân nhọn, trên vỏ có ít gân, thân xanh, không có mùi thơm đặc trưng. Vì có thể chúng vẫn là dưa xanh nên vị tỏa ra rất nhẹ.
Giải đáp một số câu hỏi về dưa lưới
Bổ sung dưa lưới có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng còn một số thắc mắc xoay quanh loại quả này, cùng đọc và tham khảo dưới đây.
Bà bầu được ăn dưa lưới không?
Loại quả có nhiều lợi ích tốt như dưa lưới, bà bầu hoàn toàn ăn được mà còn mang tới nhiều dưỡng chất có lợi. Trong dưa lưới chứa một lượng lớn axit folic. Đây là một trong những chất cần bổ sung thường xuyên khi mang thai để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia đồng thời cho biết thêm, mẹ bầu ăn dưa lưới sẽ ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, cải thiện thị lực và hệ xương của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Ăn dưa lưới nhiều có bị nóng hay không?
Là loại quả được ăn nhiều vào mùa hè, nhiều người sẽ băn khoăn không biết dưa lưới nhiều có bị nóng hay không. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dưa lưới có nhiều nước khi 88% thành phần là nước. Vì thế, dưa lưới được xếp vào loại quả mát, tác dụng giải nhiệt tốt. Bạn có thể ăn nhiều mà không e ngại chúng gây nóng trong người.
Dưa lưới có bao nhiêu calo đã được Mega Gangnam giúp bạn giải đáp qua các thông tin trên. Hương vị dưa lưới thơm ngon khó cưỡng, chắc chắn sẽ giúp bạn vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe trong những ngày hè oi bức. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin giải đáp từ chuyên gia, vui lòng liên hệ: 093 770 6666 hoặc 0901 853 853.
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Tiêm filler ăn thịt bò có sao không? Kiêng đến khi nào?
- Tiêm filler ăn thịt gà có sao không? Thời điểm nào phù hợp?
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?
- 1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
- Chuyên gia giải đáp: Muốn giảm 1 kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?
- 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?
- 100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?