Gạo tẻ bao nhiêu calo? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu g gạo tẻ?
Cơm trắng được nấu từ gạo tẻ là món ăn chính xuất hiện hàng ngày trong bữa cơm của các gia đình Việt Nam. Việc ăn cơm hàng ngày cung cấp tinh bột, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra lo lắng về lượng calo có trong gạo tẻ vì có thông tin rằng ăn nhiều cơm gạo tẻ gây tăng cân. Vậy 100 gram gạo tẻ bao nhiêu calo và có những lợi ích gì?
100g Gạo tẻ bao nhiêu calo?
Gạo tẻ là loại lương thực được trồng từ cây lúa, là thành phẩm của quá trình xay hạt thóc để loại bỏ vỏ trấu. Những hạt gạo tẻ có đặc trưng rõ rệt với hình dáng thuôn dài, màu trắng ngà, cứng cáp và nở ra khi nấu chín. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gam gạo tẻ có chứa khoảng 350 calo.
Ngoài ra, trong thành phần của gạo cũng chứa các dưỡng chất như: tinh bột (80 gam), chất béo (0.66 gam), protein (7.13 gam), vitamin (thiamine, riboflavin, niacin, acid pantothenic, vitamin B6, folate) và các chất khoáng (calci, sắt, kali, mangan, magie, kẽm).
Khi nấu lên, 100 gam gạo tẻ tạo ra khoảng 250 gram cơm trắng. Với lượng calo trung bình khoảng 130 calo trong 100 gam cơm. Tuy nhiên, lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại gạo, cách nấu và lượng nước sử dụng.
Sự chênh lệch calo giữa các loại gạo:
Lượng calo trong các loại gạo khác nhau có thể chênh lệch do thành phần dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể:
Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất béo hơn gạo trắng, dẫn đến lượng calo có thể cao hơn một chút (khoảng 354 calo). Vậy Gạo nếp bao nhiêu calo? Lượng calo gạo nếp không chênh lệch nhiều với gạo tẻ, khoảng 344 calo/100g do chứa nhiều tinh bột và nhưng lại ít chất xơ hơn.
Tìm hiểu thêm: 1 bát cơm bao nhiêu calo? Cơm gạo lứt hay gạo trắng thì tốt hơn?
Gạo tẻ có những lợi ích gì đối với sức khỏe?
Gạo tẻ không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ việc hỗ trợ tiêu hóa, duy trì chức năng thần kinh, đến việc cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, gạo tẻ đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tốt cho chế độ ăn không chứa gluten: Một số người có thể bị dị ứng hoặc gặp các vấn đề liên quan đến gluten (thành phần có trong nhiều loại ngũ cốc). Việc dị ứng với gluten có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, gạo tẻ hoàn toàn không chứa gluten nên có thể được sử dụng thay thế những thực phẩm chứa thành phần này.
Cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết: Gạo tẻ cung cấp thành phần chính là tinh bột, sau đó là các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt là các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B9…) có lợi cho sức khỏe tim mạch và cải thiện chức năng hệ thần kinh..
Giúp xương răng chắc khỏe hơn: Gạo tẻ chứa mangan, một khoáng chất quan trọng cho xương. Mangan giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, làm lành vết thương và phát triển xương. Sử dụng thực phẩm giàu mangan thường xuyên có thể giúp xương khỏe mạnh hơn.
Tốt cho sự phát triển ổn định của tim mạch: Nghiên cứu cho thấy việc ăn gạo tẻ tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều kali, mangan và ít natri. Trong đó, thành phần Kali có khả năng ổn định huyết áp, giảm các áp lực lên mạch máu. Mangan giúp chuyển hóa lipid và carbohydrate, còn natri thấp giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Cung cấp năng lượng lâu dài: Gạo tẻ là nguồn cung cấp năng lượng lâu dài, giúp duy trì mức năng lượng ổn định trong suốt cả ngày. Tinh bột trong gạo tẻ được chuyển hóa chậm, giúp duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa các biến động đường huyết đột ngột.
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Gạo tẻ là một loại tinh bột nhanh nên không khó để tiêu hóa và ít gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, thực phẩm này có thể là lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về tiêu hóa, hệ thống ruột hoặc thường xuyên bị táo bón khi ăn uống.
Khám phá ngay: Cơm gạo lứt bao nhiêu calo? Cách ăn cơm gạo lứt giảm cân nhanh
Những nhóm đối tượng cần tránh hoặc hạn chế ăn gạo tẻ
Mặc dù gạo tẻ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên ăn gạo tẻ một cách thường xuyên. Đối với một số nhóm người, việc tiêu thụ gạo tẻ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc không phù hợp với chế độ ăn uống của họ. Dưới đây là những nhóm đối tượng cần hạn chế hoặc tránh ăn gạo tẻ.
Người mắc bệnh tiểu đường: Gạo tẻ có chỉ số đường huyết cao (73) nên việc ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết, gây béo phì, tiểu đường. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường, có nguy cơ tiểu đường (di truyền) nên hạn chế ăn gạo tẻ và có thể thay thế bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác để kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.
Người bị thừa cân hoặc béo phì: Mặc dù gạo tẻ không phải là nguyên nhân chính gây tăng cân, nhưng lượng calo trong gạo tẻ có thể góp phần vào tổng lượng calo hàng ngày. Người đang cố gắng giảm cân nên ăn gạo tẻ với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất xơ và protein để kiểm soát cân nặng.
Người bị bệnh tim mạch: Gạo tẻ chứa ít natri, nhưng một số người bị bệnh tim mạch được khuyến khích hạn chế tinh bột để duy trì mức lipid và đường huyết ổn định. Mặc dù vậy, nếu muốn cắt giảm gạo tẻ trong chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe tim mạch cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Người có vấn đề về tiêu hóa: Một số người có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa gạo tẻ (không thể ăn nhiều tinh bột), gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu. Trong trường hợp này, họ có thể cần hạn chế gạo tẻ hoặc nấu thành các dạng dễ ăn hơn như cháo, súp.
Những khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng về việc ăn gạo tẻ
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đưa ra các lời khuyên và hướng dẫn cụ thể để giúp mọi người có chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Đối với việc ăn gạo tẻ, có một số khuyến nghị quan trọng nhằm giúp bạn đọc tận dụng tối đa lợi ích của gạo tẻ mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kết hợp nấu chung các loại ngũ cốc cùng cơm gạo tẻ: Trộn lẫn các loại ngũ cốc như đậu gà, đỗ đen,… với gạo tẻ giúp tăng cường lượng chất xơ và bổ sung nguồn đạm thực vật tốt vào cơ thể. Điều này cũng giúp món cơm trắng thêm thơm ngon và dễ ăn hơn.
Nên ăn cơm nguội thay vì cơm đang còn nóng: Các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cho rằng trong quá trình cơm nóng nguội đi sẽ sinh ra thành phần kháng tinh bột. Kháng tinh bột giúp loại bỏ tinh bột ra ngoài, khó hấp thụ thành phần này hơn. Đây là một mẹo mà những ai đang tìm kiếm các cách giảm cân tại nhà thông qua chế độ ăn có thể áp dụng.
Không cắt hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn: Hiện nay, có khá nhiều chế độ ăn giảm cân yêu cầu việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột và cho rằng loại thực phẩm này là nguyên nhân gây tăng cân. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy, tinh bột không phải nguyên nhân gây tăng cân. Thậm chí đây còn là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ tuần hoàn. Việc cắt giảm hoàn toàn tinh bột gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Đọc thêm: Thực đơn cho người giảm mỡ bụng và những điều cần lưu ý
Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp câu hỏi gạo tẻ bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng và cách xây dựng thực đơn khoa học. Vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?