1 cái kẹo lạc bao nhiêu calo? Tại sao nên hạn chế ăn loại kẹo này?
Kẹo lạc là một trong những món ăn vặt truyền thống được nhiều người yêu thích. Loại kẹo này chủ yếu được làm từ hai thành phần chính là đường và lạc (đậu phộng) với công thức vô cùng đơn giản. Những chiếc kẹo lạc có vị ngọt bùi, kích thích vị giác nhưng ăn nhiều có thể dẫn đến một tác dụng phụ đối với sức khỏe, đặc biệt là cân nặng. Tham khảo bài viết này để được giải đáp 1 cái kẹo lạc bao nhiêu calo và có nên ăn hay không!
1 Cái kẹo lạc bao nhiêu calo? Chứa những chất gì?
Với nguyên liệu chính là lạc, đường (có thể bao gồm mật ong và một số chất tạo mùi), kẹo lạc có hàm lượng calo khá cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 cái kẹo lạc (khoảng 20-30 gram) có thể chứa từ 100 đến 150 calo, tùy thuộc vào lượng đường và mật ong sử dụng trong quá trình chế biến.
Các chất dinh dưỡng có kẹo lạc phần lớn đến từ các thành phần tạo nên loại kẹo này:
+ Đậu phộng (Lạc): Đây là nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, nhiều loại vitamin (vitamin B, vitamin E) và khoáng chất quan trọng. Trong đó, chất béo của đậu phộng chủ yếu là dạng không bão hòa, đặc biệt có lợi cho tim mạch.
+ Đường kính: Là một thành phần chính trong kẹo lạc và là nguồn năng lượng nhanh cho cơ thể. Ăn đường với một lượng vừa phải giúp ổn định tâm trạng, chống stress, cải thiện một số chức năng hệ thần kinh.
+ Mật ong: Được sử dụng thay thế cho đường, có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và chống viêm. Mật ong chứa các enzyme, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
+ Các thành phần khác: Một số loại kẹo lạc có thể chứa thêm các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều, hoặc hạt dẻ, tăng thêm giá trị dinh dưỡng nhưng cũng làm tăng lượng calo. Các loại hạt này cung cấp chất béo lành mạnh, protein và các vi chất dinh dưỡng.
Nên ăn kẹo lạc hay không? Tại sao cần hạn chế tối đa?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có thể ăn kẹo lạc nhưng với một lượng nhỏ và không nên ăn quá nhiều trong tuần. Điều này là bởi những lý do quan trọng như sau:
Lượng calo cao:
Như đã đề cập, kẹo lạc chứa nhiều calo và phần lớn trong số đó đến từ đường (hoặc mật ong). Đây hoàn toàn không phải là món ăn lý tưởng để duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể. Ăn nhiều kẹo lạc thậm chí còn gây tăng cân, thừa mỡ, khiến cho tình trạng béo phì ở một số nhóm đối tượng (đặc biệt là trẻ em) thêm nghiêm trọng.
Quá nhiều đường:
Đường nếu chỉ ăn một lượng nhỏ trong ngày không gây ra vấn đề quá lớn. Nhưng chỉ với 1-2 cái kẹo lạc mỗi ngày, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ sâu răng, bệnh lý tiểu đường, tim mạch. Bên cạnh đó, ăn nhiều kẹo lạc (dung nạp nhiều đường) cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Mất cân bằng dinh dưỡng:
Mặc dù kẹo lạc chứa một số dưỡng chất đến từ đậu phộng. Nhưng ăn quá nhiều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, nếu ăn kéo lạc chỉ nên ăn một lượng nhỏ và cần kết hợp với các thực phẩm giàu dưỡng chất khác như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein động vật…
Tìm hiểu thêm: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Những khuyến nghị của chuyên gia khi ăn kẹo lạc
Nếu bạn yêu thích những chiếc kẹo lạc nhưng lo ngại về việc gia tăng calo và những tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích
Chọn loại kẹo lạc ít đường: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kẹo lạc được chế biến với lượng đường được giới hạn tối đa hoặc sử dụng các chất tạo ngọt thay thế ít calo hơn như stevia hay xylitol. Đây là những lựa chọn tốt để giảm bớt đường trong khẩu phần ăn, tránh hấp thụ quá nhiều calo, đồng thời vẫn giữ được hương vị thơm ngon của kẹo lạc.
Tự làm kẹo lạc tại nhà: Tự làm kẹo lạc giúp bạn kiểm soát được nguyên liệu, giảm đường và bổ sung thêm các thành phần có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như các loại hạt dinh dưỡng khác (hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó…), mật ong nguyên chất hoặc các loại siro tự nhiên. Khi tự làm, bạn có thể điều chỉnh công thức sao cho phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Ăn kẹo lạc với lượng vừa phải: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mọi người chỉ nên ăn 1-2 (10g) kẹo lạc 1 ngày và không nên ăn quá 2 bữa trong tuần. Trường hợp trẻ em, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì nên tránh ăn kẹo lạc hoặc nếu có ăn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Kết hợp kẹo lạc với chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, protein và ngũ cốc nguyên hạt. Khi đó, việc chỉ ăn một ít kẹo lạc sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể dinh dưỡng và calo hàng ngày của bạn.
Luyện tập thể dục thường xuyên: Để tiêu hao năng lượng dư thừa từ việc ăn kẹo lạc, bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn. Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp cân bằng năng lượng tiêu thụ và tiêu hao.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn 5 bài tập giảm mỡ bụng trước khi ngủ hiệu quả nhanh
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp kẹo lạc bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?