1 Gói mì hảo hảo bao nhiêu calo? Tác hại khi ăn như thế nào?
Mì gói Hảo Hảo từ lâu đã trở thành món ăn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. Loại thực phẩm này cũng vô cùng tiện lợi nên được nhiều người sử dụng thay cho các bữa ăn chính. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mì tôm nói chung và mì Hảo Hảo nói riêng chứa nhiều calo, phụ gia và không tốt cho sức khỏe. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem 1 gói mì Hảo Hảo bao nhiêu calo và có thể ăn tối đa bao nhiêu gói trong ngày ngay dưới đây!
Một gói mì Hảo Hảo bao nhiêu calo?
Hảo Hảo là loại mì quốc dân được yêu thích số 1 tại thị trường Việt Nam. Từ khi ra mắt đến nay (năm 2000), mì Hảo Hảo vẫn giữ vững chỗ đứng, bất chấp sự cạnh canh của hàng trăm thương hiệu mì đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Để tìm hiểu một gói mì hảo hảo bao nhiêu calo cần xác định đó là loại mì nào, bởi Hảo Hảo có nhiều loại mì với bảng thành phần khác biệt. Dưới đây là thông tin về lượng calo của một số loại mì Hảo Hảo phổ biến:
+ Mì tôm Hảo Hảo vị Sa Tế Hành Tím: 339 calo.
+ Mì tôm Hảo Hảo vị Tôm Chua Cay: 350 calo.
+ Mì gói Hảo Hảo vị Tôm Hành: 321 calo.
+ Mì gói Hảo Hảo vị Sườn Heo Tỏi Phi: 331 calo.
+ Mì tôm Hảo Hảo vị Tôm Xào Chua Ngọt: 326 calo.
+ Mì gói Hảo Hảo vị Gà Vàng: 334 calo.
+ Mì tôm Hảo Hảo Chay vị Rau Nấm: 334 calo.
Như vậy, mỗi loại mì Hảo Hảo sẽ có lượng calo khác nhau nhưng chủ yếu dao động ừ 321 – 339 calo 1 gói. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra lượng calo cụ thể trên bao bì sản phẩm để lựa chọn loại mì phù hợp với nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, việc tiêu thụ mì tôm như một phần chính của chế độ ăn uống cần được xem xét kỹ lưỡng.
Tìm hiểu thêm: 1 gói mì bao nhiêu calo? Bác sĩ khuyên có nên ăn hay không?
Có nên ăn mì tôm thay bữa ăn chính hay không?
Mì gói ăn liền rất tiện lợi khi bạn có thể mang đi bất kỳ đâu để sử dụng làm bữa ăn. Tuy nhiên, ngoài tinh bột (làm sợi mì) và chất béo (chiên mì, gói gia vị) thì mì tôm đặc biệt nghèo nèn chất xơ, protein và khoáng chất. Vì vậy, bạn không nên ăn mì tôm thường xuyên thay bữa chính vì điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc ăn mì tôm thường xuyên trong ngày thậm chí là trong tuần có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:
+ Tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì: Mì tôm (bao gồm cả mì Hảo Hảo) đặc biệt chứa nhiều chất béo bão hòa và muối, việc ăn nhiều có thể gây áp lực lên hệ tim mạch, đường huyết và làm tăng nguy cơ béo phì, tích tụ mỡ thừa.
+ Gây rối loạn tiêu hóa: Các gia vị, phụ gia trong mì gói Hảo Hảo khi ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tạo bón, đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa khác. Về lâu dài điều này có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột.
+ Thiếu năng lượng và mệt mỏi: Do thiếu hụt dinh dưỡng, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết mà khi ăn lại rất no nên cơ thể bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe xuống cấp và thiếu năng lượng trầm trọng sau một thời gian ăn mì.
+ Gây nóng trong và các vấn đề về da: Việc ăn mì tôm thay thế cho bữa ăn dinh dưỡng trong ngày không chỉ tạo áp lực cho nhiều cơ quan nội tạng mà còn làm tích tụ các độc tố, khó đào thải và gây nóng trong người. Hiện tượng này gây kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến chức năng gan, làm bùng phát mụn nhọt và các bệnh về da.
Khám phá ngay: Tại sao da mặt nổi nhiều mụn? Dấu hiệu & cách khắc phục
Cách tiêu thụ mì tôm an toàn hơn nên áp dụng:
Nếu bạn cần thiết phải sử dụng mì tôm vào bữa ăn chính, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để an toàn hơn cho sức khỏe:
Chỉ ăn tối đa 1 – 2 bữa trong tuần: Ăn mì tôm Hảo Hảo hay bất kỳ loại mì gói nào khác cũng không phải là lựa chọn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn tối đa 1-2 bữa trong tuần (1 bữa ½ – 1 gói).
Chần mì qua bằng nước sôi: Loại bỏ nước đầu tiên để giảm lượng dầu mỡ có trong sợi mì. Đây là bước quan trọng để giảm bớt chất béo không lành mạnh, hạn chế hấp thụ calo.
Giảm lượng gia vị có sẵn: Thay vì cho tất cả gia vị thì bạn có thể sử dụng chỉ ½ hoặc ⅓ định lượng sẵn có, đặc biệt bỏ gói gia vị mỡ. Điều này giúp giảm lượng muối và chất béo bão hòa.
Bổ sung rau xanh và thực phẩm chứa đạm: Thêm rau xanh, các loại thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, tôm vào mì để bổ sung chất dinh dưỡng và cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể.
Những đối tượng nào nên hạn chế ăn mì tôm?
Có khá nhiều đối tượng được chuyên gia khuyến cáo cần hạn chế tối đa việc ăn mì tôm. Cụ thể như sau:
Người có tình trạng sức khỏe không đảm bảo: Những người có sức khỏe yếu, người mới ốm dậy hoặc thường xuyên gặp phải các vấn đề tiêu cực liên quan đến chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt hạn chế các món ăn chứa quá nhiều tinh bột và calo rỗng như mì tôm.
Người mắc các vấn đề liên quan đến thận: Trong 1 gói mì Hảo Hảo có chứa đến 1.760 mg muối, tương đương với 88% lượng muối bạn cần nạp vào hàng ngày (Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị một người trưởng thành 1 ngày cần nạp 2000 mg muối). Do đó, việc ăn một gói mì tôm kết hợp cùng các thức ăn khác trong ngày sẽ gây dư thừa muối, cực kỳ có ảnh hưởng đến chức năng thận.
Người mắc bệnh tim mạch, thừa cân: Mì ăn liền được chiên trong dầu, chứa nhiều chất béo bão hòa. Đây là chất béo gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch nếu đi vào mạch máu. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng chủ yếu từ tinh bột, nghèo các chất dinh dưỡng khác sẽ gây thừa cân, béo phì.
Người bị bệnh lý về dạ dày: Mì tôm có nhiều gia vị, trong đó có bột ngọt, muối, chất phụ gia, chất tạo hương liệu, chất bảo quản và các chất béo khó hòa tan. Điều này sẽ gây áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa đồ ăn.
Trẻ em dưới 7 tuổi: Mì tôm luôn là món ăn yêu thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên do chứa quá ít thành phần dinh dưỡng, mì tôm hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ em. Bên cạnh đó, việc ăn mì thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng nên cần tránh ăn mì tôm và lựa chọn loại thực phẩm khác lành mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Top 99+ thực phẩm ít calo giúp no lâu, giảm cân tốt
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giúp bạn đọc xác định 1 gói mì Hảo Hảo bao nhiêu calo. Từ đó, giúp chúng ta quản lý và xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?