[Giải đáp] Mít bao nhiêu calo? Cách ăn mít không bị tăng cân
Mít bao nhiêu calo được chia ra thành nhiều phân loại như khối lượng, cách chế biến hoặc loại mít khác nhau. Trung bình 1 múi mít tính theo quãng năng lượng sẽ rơi vào khoảng 30-40g, chúng chứa khoảng 31- 41 calo. Tuy nhiên, với bất cứ thực phẩm nào, đặc biệt như hoa quả nhiều đường như mít, bạn cần kiểm soát chế độ ăn và lượng ăn để không bị tăng cân.
Tìm hiểu mít bao nhiêu calo giúp bạn có thêm căn cứ để cân đối nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, tránh thừa cân hoặc các tác dụng phụ khi ăn quá nhiều. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây về khẩu phần của mít để có câu trả lời cụ thể cho bạn nhé.
Giải đáp Mít chứa bao nhiêu calo theo phân loại
Tùy theo từng phân loại mà mít có chứa hàm lượng calo khác nhau, cùng đọc chi tiết dưới đây để biết bạn nên chọn lựa và phân bổ thời điểm ăn mít sao cho phù hợp, tránh tăng cân.
Mít bao nhiêu calo dựa theo khối lượng
Mít bao nhiêu calo dựa theo khối lượng được tính như sau:
Cân nặng trung bình của 1 quả mít thường dao động trung bình từ 3kg và ước tính trung bình lượng calo tương đương là 2900 calo. Tất nhiên dựa vào tình hình khí hậu, thổ nhưỡng mà giá trị quả mít nặng hơn hàng chục kg. Do đó bạn không thể lấy cân nặng làm thước đo một cách chính xác. Bạn có thể tham khảo cách tính lượng calo theo đơn vị nhỏ hơn như 1kg mít, 100g mít hay 1 múi mít.. Trung bình 1 múi mít tính theo quãng năng lượng sẽ rơi vào khoảng 30-40g, chúng chứa khoảng 31- 41 calo.
Mít bao nhiêu calo tính theo loại mít
Mít thực tế cũng có nhiều phân loại được trồng dựa trên điều kiện khí hậu thời tiết và cách tính calo sẽ có sự dao động như sau:
- Mít dai: Ưu điểm của loại mít này là có mùi thơm riêng biệt khi vừa chín tới và ít xơ. Mít dai cũng chính là loại mít được ưa chuộng nhất hiện nay với số lượng tiêu thụ lớn hơn so với nhiều loại mít khác. Tính trung bình 100g mít dai sẽ chứa khoảng 96 calo.
- Mít mật: Đặc trưng của loại mít này là ruột mềm, màu vàng tươi ướt. Chúng có độ ngọt đặc trưng hơn hẳn nên trong 100g mít ướt sẽ chứa khoảng 124 calo, lớn hơn hẳn so với mít dai hay mít thái.
- Mít Thái: Đặc điểm của loại quả này là cơm ở múi dày hơn, không quá ngọt nhưng lại rất giòn nên sẽ thích hợp để chế biến kem, sữa chua, chè.. giúp tăng thêm hương vị. Vì có độ ngọt dịu, mít thái có hàm lượng calo khá giống với mít dai ta là 95 calo.
Xem thêm: Xoài lắc chứa bao nhiêu calo? Lưu ý ăn xoài tránh bị tăng cân
Mít bao nhiêu calo dựa trên cách chế biến
Dựa theo cách chế biến, các món ăn liên quan tới mít cũng chứa hàm lượng calo khác nhau:
- Mít sấy: Với mít tươi lượng đường không được cô đặc như mít sấy nên chắc chắn mít sấy sẽ có calo cao hơn. Với chuyên gia dinh dưỡng lượng calo có thể lên tới 275 calo.
- Sữa chua mít: Nếu dùng một chén sữa chua mít bổ sung đầy đủ các loại topping thì bạn sẽ nạp vào cơ thể 350 calo nên có thể là chất xúc tác tăng cân nặng. Tuy nhiên khi xét về lượng calo cơ thể cần nạp đến hơn 2000 calo/ngày thì sữa chua mít không phải là mối lo gây tăng cân nếu bạn có kế hoạch ăn uống cụ thể.
- Gỏi mít: 100g gỏi mít non không thịt sẽ chứa khoảng 300 calo, nếu mít non dùng làm gỏi với thịt thì lượng calo có thể tăng lên từ 400-700 calo
Ăn mít có gây tăng cân không?
Một người trưởng thành khỏe mạnh cần được cung cấp trung bình 2000 calo một ngày, có nghĩa là trong một bữa cần nạp khoảng 667 calo. Vì vậy, nếu bạn ăn 100g mít chín cùng với chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ không gây tăng cân và ngược lại. Nếu ăn nhiều mít và không kiểm soát chế độ ăn thì chắc chắn bạn sẽ tăng cân vượt ngoài tầm kiểm soát.
Mặc dù đây là loại quả có chứa không ít chất xơ nhưng người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn mít quá nhiều. Việc tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng mức đường trong máu một cách không kiểm soát, và ăn nhiều chắc chắn bạn sẽ bị tăng cân.
Ăn mít có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Mít được nhiều người đánh giá là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Vì thế bạn không nên bỏ qua những lợi ích sức khỏe đến từ mít.
Cải thiện giấc ngủ: Trong mít có chứa magie, một khoáng chất quan trọng góp phần vào việc tăng cường chất lượng giấc ngủ cũng như cải thiện tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, mít còn chứa một hợp chất tao ra 2 hoạt chất serotonin và melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tăng cường sức khỏe xương
Mít có khả năng cung cấp nguồn kali, magie và các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Vitamin C trong mít giúp cải thiện quá trình hấp thu canxi và đóng góp vào sự chắc khỏe xương. Hơn nữa mức độ mangan khá cao trong mít tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và bảo vệ xương khớp, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày về mangan cho người lớn.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Vitamin A, C và các chất chống oxy hóa có trong mít giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn & viêm nhiễm. Ngoài ra nó còn là tiền chất collagen – hỗ trợ chữa lành vết thương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Mít chứa chất xơ cao, giúp tăng cường sự di chuyển của hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của vitamin C cũng giúp bảo vệ hệ đường ruột khỏi viêm nhiễm và ngăn chặn tình trạng viêm loét.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mít không chứa chất béo bão hòa lại giàu chất xơ nên khá phù hợp với chế độ ăn kiêng được khuyến nghị của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ. Chế độ ăn nhiều chất xơ cơ thể giúp giảm mức cholesterol tới 10%.
Ngoài ra trong mít còn chứa kali giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đau tim đột ngột hoặc đột quỵ. Ngoài ra còn có hàm lượng vitamin C giúp ngăn ngừa sự bất ổn của các mảng xơ vữa động mạch.
Giảm nguy cơ gây tiểu đường type 2
Ăn mít giúp bổ sung nhiều chất xơ cùng vi chất có lợi, đồng thời giảm calo và chất béo bão hòa cho vào cơ thể so với việc ăn thịt. Việc ăn ít chất béo và nhiều chất xơ là điều kiện giúp cải thiện độ nhạy insulin. Điều này mang ý nghĩa tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc phải bệnh về tiểu đường loại 2.
Cách ăn mít không bị tăng cân mất kiểm soát
Nếu bạn đang trong giai đoạn thực hiện chế độ ăn uống kiểm soát cân nặng thì nên tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo việc giảm cân trở nên hiệu quả.
Thời điểm thích hợp để ăn mít
Thời điểm lý tưởng để ăn mít rơi vào sau bữa ăn chính, khoảng 1-2 giờ sau bữa sáng hoặc bữa trưa. Lưu ý không nên ăn mít khi đói hoặc vào buổi tối, điều này có thể làm bạn cảm thấy no quá nhiều, khó tiêu hóa và tiềm ẩn nguy cơ tích tụ calo vào buổi tối gây ra tình trạng khó ngủ.
Khối lượng mít có thể ăn trong 01 ngày
Mỗi ngày chỉ nên ăn 165g mít để giảm cân và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cần kiểm soát lượng mít nên ăn trong một ngày để tránh ảnh hưởng tới cân nặng.
Thay vì tiêu thụ một lượng lớn mít trong một bữa ăn hãy chia thành nhiều khẩu phần trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng calo nạp vào hàng ngày một cách hiệu quả.
Gợi ý một số cách chế biến mít kiểm soát cân nặng
Dưới đây là gợi ý từ chuyên gia về cách ăn hay chế biến mít để kiểm soát cân nặng và thon gọn vóc dáng:
- Sữa chua mít: Cắt nhỏ mít thành dạng sợi và cho vào sữa chua không đường, có thể bổ sung thêm một số loại quả trái cây tùy thích.
- Sinh tố mít: Xay nhuyễn khoảng 100g mít chín sau đó trộn thêm với sữa tươi không đường và một ít nước cốt chanh là đã có ngay ly sinh tố mít thơm mát.
- Gỏi mít: Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, bạn chỉ cần trộn gỏi sử dụng mít non kết hợp với ức gà, thịt heo và các loại rau dưa leo, rau xà lách…
- Món tráng miệng: Ngoài ra, mít là nguyên liệu được sử dụng để làm món tráng miệng sau bữa ăn chính như kem, bánh mít,..
- Kết hợp với các loại trái cây khác: Mít có độ ngọt nhiều nên bạn có thể ăn cùng với các loại quả ít ngọt, mọng nước như dưa hấu, bơ, kiwi.. để tăng thêm hương vị và giảm mức độ ngọt từ mít.
- Uống đủ nước và ăn thêm nhiều rau xanh để không bị nóng khi ăn mít.
- Nên ăn mít vào buổi trưa chứ không nên ăn buổi tối dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Giữ mít tươi ngon và bảo quản trong môi trường khô ráo và thoáng mát
Ảnh hưởng tới sức khỏe những ai không nên ăn mít
Những người đang gặp phải các bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Bệnh gan nhiễm mỡ: mặc dù là loại quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng trong mít cũng là loại quả chứa nhiều đường, không tốt cho gan và dễ gây tình trạng nóng trong người.
- Bệnh suy thận mạn: mít có chứa nhiều kali, vì thế bạn cần thận trọng khi ăn đối với những người mắc bệnh thận. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kali cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng làm tăng kali trong máu, thậm chí có thể gây ra tình trạng ngừng tim dẫn đến tử vong.
- Người có sức khỏe yếu: những người đang có sức khỏe bị suy nhược, sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít sẽ rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
- Người sắp phẫu thuật: Mít chứa một số chất nếu dùng nhiều sẽ tác động đến hiệu quả của các loại thuốc được dùng trong quá trình phẫu thuật và gây buồn ngủ cho bệnh nhân.
Trên đây là những gợi ý chia sẻ quả mít bao nhiêu calo và những lưu ý khi ăn loại quả này không bị tăng cân. Chúc bạn luôn duy trì được vẻ đẹp cơ thể để được ăn các món yêu thích. Liên hệ thêm thông tin qua Hotline 093 770 6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?
- 1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
- Chuyên gia giải đáp: Muốn giảm 1 kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?
- 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?
- 100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?
- Gạo bao nhiêu calo? Lợi ích của các món ăn từ gạo
- Nước lọc bao nhiêu calo? Có cần uống đủ 2l mỗi ngày không?
- 1 hộp sữa đậu nành Fami bao nhiêu calo? Nên uống bao nhiêu?
- 1 cái kẹo lạc bao nhiêu calo? Tại sao nên hạn chế ăn loại kẹo này?