Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
Sự xuất hiện của các nốt mụn bọc cho thấy làn da đang bị viêm nhiễm, có nguy cơ lây lan, để lại sẹo và nhiều biến chứng nếu không được điều trị ngay. Trường hợp này có thể trở nên khó khăn hơn nếu mụn bọc hình thành tại các khu vực bị che lấp, khó nhận biết chẳng hạn vùng sau tai. Tham khảo ngay bài viết này để tìm ra nguyên nhân và giải pháp trị liệu an toàn khi mọc mụn bọc ở sau tai.
Bị mọc mụn bọc ở sau tai nguyên nhân là do đâu?
Hiện tượng da bị nổi mụn bọc chủ yếu xuất hiện ở các khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, lỗ chân lông dễ bít tắc, nang lông phát triển. Điển hình như vùng chữ T trên khuôn mặt, vùng ngực, lưng hoặc mông. Mặc dù vậy, mọi người vẫn có khả năng bị mọc mụn bọc ở sau tai do ảnh hưởng của sức khỏe, đặc điểm làn da và các tác động từ môi trường. Cụ thể như sau:
Tắc nghẽn tuyến bã nhờn: Hoạt động của tuyến bã nhờn thật sự rất quan trọng, giúp cân bằng hệ vi sinh, độ pH, giữ cho da đủ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ và nhiều vai trò khác. Tuy nhiên, tuyến bã nhờn khi hoạt động sai cách hoặc kém hiệu quả thường gây ra hiện tượng tắc nghẽn, tồn đọng dầu ở lỗ chân lông và trên bề mặt. Điều này kết hợp cùng sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết là yếu tố gây nổi mụn, kể cả loại mụn bọc sau tai.
Vệ sinh cá nhân sai cách: Trong quá trình tắm, gội đầu hay kể cả là chăm sóc da, mọi người thường vô tình bỏ qua vùng da sau tai. Đơn giản vì khu vực này dễ bị khuất lấp, khó quan sát và cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình. Do đó, việc tồn đọng các dư phẩm của sữa tắm, dầu gội hoặc tế bào chết tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes gây mụn nhanh hơn.
Dị ứng với sản phẩm chăm sóc: Bị mọc mụn bọc ở sau tai cùng một số khu vực khác có thể là dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng mỹ phẩm. Điều này có thể bao gồm các sản phẩm lưu hương, có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, chẳng hạn như: dầu gội, dầu xả, nước hoa, nước xả vải, gel làm tóc… Lúc này phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay cùng một số triệu chứng: mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mụn nước…
Dùng tai nghe hoặc phụ kiện bị bẩn: Tiếp xúc với các vật dụng không sạch sẽ, ít được vệ sinh có thể đưa vi khuẩn, tạp chất tiếp xúc với bề mặt da. Do đó, với các trang phục như khăn, băng đô, mũ nên kiểm tra trước khi dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc vệ sinh tai nghe vì phần đệm tai dễ tích tụ bụi bẩn gây mụn.
Hiện tượng rối loạn hormone: Sự thay đổi của các hormone, nội tiết tố ảnh hưởng đến làn da một cách rõ rệt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có khả năng bị mọc mụn bọc ở sau tai nếu trong độ tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt. Không chỉ vậy, sử dụng một số loại thuốc ức chế hormone như thuốc tránh thai, điều trị trầm cảm, thuốc kích thích rụng trứng cũng có thể là yếu tố gây mọc mụn ở nhiều nơi, bao gồm vùng da sau tai.
Khám phá ngay: Nguy hiểm từ những nốt mụn bọc có thể bạn chưa biết!
Mụn bọc sau tai có gây biến chứng gì nguy hiểm không?
Bị mọc mụn bọc ở sau tai thường không đáng quan ngại nếu phát hiện sớm và có phương hướng điều trị đúng cách. Ngược lại, việc không quan tâm hoặc quá chậm trễ trong việc trị liệu khiến các nốt mụn trở nặng, dễ lây lan (nốt mụn vỡ ra) và làm tăng nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn có thể sẽ phải đối mặt khi bị mụn ở sau tai:
Cảm giác khó chịu kéo dài
Trước hết, sự xuất hiện của mụn tại một khu vực khó chăm sóc như vùng sau tai gây ra cảm giác tương đối khó chịu. Điều này đến từ tâm lý của chúng ta khi không hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải. Thêm vào đó, mụn vùng sau tai rất dễ lây lan nhờ được tạo điều kiện bởi tuyến bã nhờn, tế bào chết. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác châm chích, nhức nhối, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Bản chất các ổ mụn bọc vốn dĩ đã chứa nhiều vi khuẩn và chỉ cần bị vỡ ra đã có thể gây bội nhiễm ở những vùng xung quanh. Trường hợp này cần được kiểm soát nhanh chóng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào. Ở trẻ em hoặc trong độ tuổi dậy thì bị mụn bọc ở sau tai rất có khả năng vi khuẩn di chuyển đến sát ống tai gây viêm tai giữa, viêm màng nhĩ hoặc ảnh hưởng thính lực.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao bị mụn bọc ở má? Cách điều trị và chăm sóc
Chuyển biến thành u nang hoặc áp xe
Tình trạng viêm nhiễm ở các nốt mụn mức độ nặng và không được xử lý đúng cách dễ dẫn đến tình trạng áp xe, u nang hoặc hoại tử da. Đây là những trạng thái nghiêm trọng mà chúng ta có nguy cơ đối mặt. Bội nhiễm sâu thậm chí còn lây lan vào màu, ảnh hưởng đến dây thần kinh và để lại di chứng.
Hình thành sẹo vừa và nặng
Chính xác thì mụn bọc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự xuất hiện của sẹo xấu, đặc biệt là sẹo lõm. Trường hợp này càng trở nên nghiêm trọng, mức độ mất mô da càng nhiều, độ sâu của sẹo càng lớn. Đồng thời, các vết sẹo cho mụn bọc thường khó hồi phục, cần can thiệp trị liệu chuyên sâu và kéo dài. Do đó, hãy cố gắng phát hiện và điều trị mụn bọc sau tai sớm nhất có thể!
Đọc thêm: Sẹo rỗ hình thành như thế nào? Điều trị được không?
Cách điều trị mụn bọc mọc sau tai hiệu quả và an toàn
Không nên tự quyết định việc trị mụn bọc ở sau tai tại nhà mà cần thăm khám với bác sĩ da liễu để có chỉ định phù hợp về các loại thuốc hoặc ứng dụng những liệu pháp y tế chuyên sâu nếu cần thiết. Dưới đây là một số hướng điều trị cho các bạn bị mọc mụn bọc ở sau tai:
Trị mụn bọc mọc ở sau tai bằng thuốc bôi
+ Thuốc bôi Benzoyl peroxide: Đây là thành phần hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giảm thiểu tình trạng mụn chứa dịch lỏng. Ngoài ra, thuốc bôi benzoyl peroxide cũng có khả năng làm khô thoáng lỗ chân lông, khiến nhân mụn khô nhanh hơn và giảm sưng đau.
+ Kem bôi chứa retinoid: Đây là một nhóm các hoạt chất được dẫn xuất từ vitamin A với khả năng làm đẹp và ngăn ngừa mụn mức độ nhẹ. Trường hợp mọc mụn bọc ở sau tai, có thể cân nhắc dùng kem bôi chứa Adapalene, Tretinoin (nhóm retinoid) để kiểm soát tình trạng viêm, giảm sưng và ngừa mụn mới.
+ Kem bôi kháng sinh: Trường hợp mụn bọc ở sau tai bị viêm nhiễm và có dấu hiệu trở nặng, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi kháng sinh chứa các thành phần như: Clindamycin và Erythromycin. Từ đó ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm, dịch mủ gây lây lan mụn.
Sử dụng thuốc uống kiểm soát mụn
+ Thuốc kháng sinh: Thuốc uống chứa kháng sinh phổ rộng liều cao (Doxycyclin, Tetracyclin hoặc Minocycline) có thể được chỉ định nếu mụn bọc phát triển nhanh, trên quy mô rộng. Những loại thuốc này có khả năng ức chế vi khuẩn khá tốt, ngăn chặn chúng lây lan nhưng có thể có tác dụng phụ nên cần được kê đơn khi dùng.
+ Thuốc điều hòa nội tiết: Trường hợp mọc mụn bọc ở sau tai khá phổ biến ở nữ giới do ảnh hưởng của nội tiết tố. Trường hợp này, sau khi thăm khám và xác định rõ nguyên nhận, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuộc đặc biệt, có hiệu quả điều hòa hormone, kiểm soát mụn.
Liệu pháp chuyên sâu tại phòng khám
+ Tiêm thuốc chứa corticoid: Với các nốt mụn viêm nặng, bị áp xe hoặc xuất hiện u nang, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid để giúp làm xẹp mụn nhanh chóng, chống bội nhiễm và giảm đau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng hướng điều trị này trong một số trường hợp (không phổ biến) và dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
+ Liệu pháp ánh sáng: Các thiết bị y tế, ứng dụng công nghệ ánh sáng xanh và đỏ có thể được chỉ định để kiểm soát các trường hợp ổ mụn sâu, mụn viêm nặng, trên quy mô rộng. Phương pháp này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, làm dịu và giảm đau nhanh.
Tìm hiểu chi tiết: Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
Đánh giá hiệu quả và khuyến nghị: Điều trị cho các trường hợp mọc mụn bọc sau tai cần phải kiên nhẫn và tuân thủ đúng chỉ định, yêu cầu của bác sĩ da liễu. Nếu mụn bọc kéo dài trên 5 ngày, gây đau nhức, khó chịu và có biểu hiện lây lan ra vùng lân cận cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự nặn mụn, cào cấu, dùng thuốc hay áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ, để tránh tình trạng mụn thêm trầm trọng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng mọc mụn bọc ở sau tai. Nếu đang gặp rắc rối với vấn đề này hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu từ các chuyên gia.
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách