Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
Mụn bọc có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên bề mặt da do chịu ảnh hưởng của môi trường, các yếu tố về sức khỏe. Trong đó, mụn bọc ở cổ là tình trạng dễ nhận biết, gây đau nhức, khó chịu và dễ lây lan. Vậy làm thế nào để điều trị nhanh chóng loại mụn cứng đầu này và không để lại các dấu vết thâm sạm, sẹo trên da?
Phân biệt mụn bọc ở cổ và các loại mụn khác
Mụn bọc ở cổ bản chất giống với mụn bọc ở các khu vực khác với tình trạng viêm nhiễm vừa đến nặng, có kích thước lớn, gây sưng đỏ, cảm giác đau nhức dữ dội trong nhiều trường hợp. Mặc dù phổ biến như vậy nhưng mụn bọc thường dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn khác vùng cổ. Dưới đây là thông tin chi tiết để bạn đọc có thể phân biệt nhanh:
Loại mụn | Mụn bọc | Mụn mủ | Mụn nang | Mụn cơm | Mụn đầu trắng |
Kích thước | Lớn hơn các loại mụn thông thường nhưng có thể nhỏ hơn mụn nang. | Nhỏ hơn mụn bọc nhưng có thể lớn hơn mụn đầu trắng. | Kích thước khá lớn, có thể tương đương hoặc lớn hơn mụn mủ. | Kích thước có thể rất nhỏ hoặc rất lớn tùy vào trường hợp. | Nhỏ, không gây sưng đau, không ngứa như các loại mụn khác. |
Đặc trưng | Sưng to, có màu đỏ, để càng lâu mụn càng cứng lại, khó thấy được đầu mụn và nằm sâu trong da. Mụn bọc ở cổ có thể xuất hiện đơn lẻ thành các nốt hoặc theo cụm nhưng đều có khả năng để lại sẹo thâm hoặc sẹo lõm. | Mụn có biểu hiện viêm nhưng không bằng mụn bọc. Phần đỉnh mụn thường chứa nhân mủ (dịch trắng vàng hoặc đục). Khi bị tác động, mụn mủ rất dễ vỡ, đưa vi khuẩn lây lan ra xung quanh và có nguy cơ nhiễm trùng. | Mụn nang không bị cứng như mụn bọc ở cổ nhưng sưng viêm lớn hơn, chứa nhiều dịch mủ nhất. Loại mụn này cũng dễ lây lan, gây thâm khi chưa bị vỡ và nếu nhân mụn vỡ ra để lại các vết sẹo khá sâu. | Mụn có màu trắng (xám, nâu…) với bề mặt thô ráp, sần sùi, không chứa nhân mủ. Loại mụn này xuất hiện do nhiễm HPV, có thể gây ngứa, khó chịu và cũng dễ lây lan, nhất là khi tác động vật lý. | Nhân mụn nhỏ, màu trắng hoặc vàng và sâu dưới da. Có trường hợp đầu mụn trồi lên một chút nhưng không gây đau, mụn thường xuất hiện theo cụm và được xử lý đúng cách thường ít để lại sẹo thâm. |
Đánh giá chung: Mụn bọc ở cổ khá phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn khác, đặc biệt là mụn mủ và mụn nang. Cần phân biệt rõ đặc điểm của từng loại để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có phương pháp xử lý mụn nhanh chóng, an toàn, đúng cách, không để lại sẹo, di chứng về sau.
Tìm hiểu thêm: Nguy hiểm từ những nốt mụn bọc có thể bạn chưa biết!
Tổng hợp các nguyên nhân gây nổi mụn bọc vùng cổ
Sự xuất hiện của mụn bọc ở cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến việc hình thành các nốt mụn bọc mà chị em cần thận trọng!
Hiện tượng nghẽn lỗ chân lông
Tắc nghẽn lỗ chân lông do tồn đọng tạp chất, bã nhờn, tế bào chết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự hình thành các nốt mụn, bao gồm cả mụn bọc. Hơn thế nữa, vùng cổ với tuyến mồ hôi phát triển, đổ dầu thừa nhiều và ít được quan tâm, dễ tích tụ bụi bẩn hơn. Đây là điều kiện lý tưởng cho các loại tạp khuẩn gây mụn và các vấn đề da liễu khác.
Thay đổi nội tiết tố và hormone
Nội tiết tố ở nữ giới thường xuyên thay đổi vào các giai đoạn đặc biệt. Đối với nam giới thì các hormone cũng có những biến đổi nhưng ít hơn. Khi cơ thể trải qua những thay đổi này, không chỉ các bộ phận bên trong cơ thể bị ảnh hưởng mà làn da cũng chịu các tác động không nhỏ. Theo đó, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, sản xuất nhiều dầu thừa hơn gây mụn trứng cá, mụn bọc.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống bao gồm những loại thực phẩm, đồ uống mà chúng ta nạp vào cơ thể cũng có khả năng trở thành nguyên nhân chính gây mụn bọc ở cổ. Điều này thậm chí còn nghiêm trọng hơn nữa ở những bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh: thực phẩm nhiều đường, gia vị mạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có cồn hoặc các chất tạo màu, gas…
Các thói quen xấu trong sinh hoạt
Một số thói quen xấu trong sinh hoạt như thức khuya, ngủ ít, không thường xuyên vệ sinh ga giường, nơi ở cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn. Ngoài ra, việc sờ tay lên cổ bất chấp thời gian, ít vệ sinh cổ, mặc áo bó sát cũng khiến vi khuẩn bám vào da, gây viêm nhiễm, mọc mụn và một số bệnh lý da liễu khác.
Dùng mỹ phẩm chăm da cổ không phù hợp
Không chăm sóc và vệ sinh da cổ có thể tạo điều kiện cho mụn phát triển. Tuy nhiên, việc có áp dụng các biện pháp chăm sóc nhưng dùng sai loại mỹ phẩm thậm chí còn khiến cho tình trạng da thêm nghiêm trọng. Đặc biệt là khi bạn sử dụng các sản phẩm có thành phần dễ gây kích ứng, bào mòn da như: cồn, dầu khoáng, hương liệu, chất tạo màu, silicone…
Bên cạnh các nguyên nhân chính gây mụn bọc ở cổ đã đề cập ở trên, bạn cũng cần lưu tâm đến các yếu tố về môi trường sống và làm việc. Nhất là những khu vực có bầu không khí ô nhiễm, thời tiết nóng ẩm hoặc vấn đề về nguồn nước.
Bài viết liên quan: 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
Điều trị mụn bọc ở cổ tại nhà bằng cách nào nhanh khỏi?
Việc điều trị mụn bọc ở cổ mức độ nhẹ có thể đạt được hiệu quả khả quan nếu áp dụng đúng cách, sử dụng sản phẩm phù hợp. Nếu các nốt mụn gây sưng đau nặng nề, phát triển trên quy mô rộng cần tham khảo ý kiến trực tiếp của các bác sĩ thay vì tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể áp dụng nếu bị mụn bọc ở cổ nhẹ:
1. Vệ sinh vùng da bị mụn bọc đúng cách
Làm sạch da là bước đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần kiểm soát mụn bọc nếu mới chỉ xuất hiện trên bề mặt. Theo đó, khi bị mụn nên kết hợp dùng sản phẩm tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và dầu thừa. Sau đó dùng thêm sữa rửa mặt để tối ưu hiệu quả, giúp da sạch hơn. Lưu ý rằng nên tránh xa các sản phẩm chứa những thành phần có khả năng gây kích ứng như đề cập ở trên. Lựa chọn lý tưởng nhất là dung dịch tẩy trang và sữa rửa mặt chứa BHA, Salicylic Acid…
2. Dùng sản phẩm bôi chứa thành phần trị mụn
Việc làm sạch da là chưa đủ để cải thiện tình trạng mụn bọc ở cổ. Do đó, nhất định phải sử dụng thêm các sản phẩm bôi thoa có chứa thành phần diệt khuẩn, kháng viêm, đẩy mụn như: Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid hoặc Retinoids. Cụ thể như sau:
+ Benzoyl Peroxide: Ưu tiên các sản phẩm bôi thoa nồng độ thấp từ 2.5 – 5%. Hoạt chất này có thể tiêu sưng, diệt khuẩn và làm khô nhân mụn khá tốt. Nhưng chỉ nên dùng 1 lần vào buổi tối với lượng vừa đủ và phải chú ý dưỡng da và theo dõi các phản ứng.
+ Salicylic Acid: Các sản phẩm bôi thoa không kê đơn nồng độ 1 – 2%, tương đối phù hợp với các bạn bị mụn bọc ở cổ nhẹ. Hoạt chất này có khả năng đào thải tạp chất, làm khô và đẩy nhân mụn lên trên. Ngoài ra, có thể bôi dự phòng ở các bạn thường xuyên tái phát mụn (da nhiều dầu tự nhiên).
+ Retinoids: Đây cũng là thành phần có thể sử dụng khi bị mụn bọc, cụ thể là Tretinoin và Adapalene. Các hoạt chất này cho hiệu quả kháng viêm, giảm sản xuất dầu nhờn và làm thông thoáng lỗ chân lông giúp tình trạng mụn được cải thiện. Tuy nhiên, giống như các sản phẩm trên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng.
Khuyến nghị đọc thêm: Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
3. Bổ sung dinh dưỡng nâng cao đề kháng
Trị mụn bọc tại nhà cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày để nâng cao đề kháng, chống viêm, hạn chế nhiễm trùng da. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể dành cho bạn:
+ Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, Omega-3, protein chẳng hạn như: hoa quả vị chua, ít ngọt; rau xanh theo mùa; các loại hạt, cá hồi, thịt nạc…
+ Hạn chế các loại thực phẩm có thể gây viêm nhiễm hoặc tạo điều kiện cho mụn phát triển như: đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, nhiều gia vị mặn, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa cồn, gas…
+ Duy trì độ ẩm và các hoạt động tuần hoàn của cơ thể cũng như làn da bằng cách uống đủ lượng nước lọc được khuyến nghị. Có thể tăng lượng nước nếu thường xuyên ra mồ hôi, sinh sống trong điều kiện nóng ẩm.
Khám phá ngay: Top 7+ sản phẩm trị mụn cho da dầu được yêu thích nhất 2024
Lưu ý: Tuyệt đối không cào cấu, bóc mụn hay tác động vật lý lên các khu vực bị mụn bọc và vùng lân cận. Không tự ý uống kháng sinh hoặc thuốc bôi chứa thành phần kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần liên tục theo dõi các phản ứng của làn da và thăm khám ngay với bác sĩ da liễu nếu có bất thường.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến tình trạng mụn bọc ở cổ. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết thêm bởi các bác sĩ da liễu!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?