1 quả na bao nhiêu calo? Có nên ăn hàng ngày không?
Trái na hay còn được biết đến với tên gọi khác là mãng cầu ta. Đây là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, hương vị đậm ngọt và phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù gây ấn tượng bởi vị ngọt đặc trưng nhưng nhiều người cũng tỏ ra lo lắng về lượng calo có trong những quả na. Vậy 1 quả na bao nhiêu calo? 100g na bao nhiêu calo? Thông tin chi tiết sẽ được giải đáp một cách chi tiết dưới đây!
1 quả na bao nhiêu calo? Có cao không?
Theo số liệu chính thống được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cứ 100g quả na chín (không bao gồm hạt và vỏ) cung cấp cho cơ thể khoảng 93,9 calo. Như vậy, ước tính trung bình 1 quả na cỡ vừa (khoảng 150g – 200g) có thể chứa từ 139 – 186 calo. Tuy nhiên, lượng calo trong 1 quả na có khả năng thay đổi tùy theo chủng loại na. Chẳng hạn như:
+ Na dai: Loại na phổ biến ở Việt Nam với phần vỏ dày, thịt trắng, vị ngọt thanh, có lượng đường tự nhiên thấp hơn các giống na khác và chứa khoảng 93 – 95 calo/100g.
+ Na bở: Cũng là một giống na thường gặp, với đặc trưng là phần vỏ có gai nhỏ, nhiều hạt, bên trong có màu vàng nhẹ, ăn hơi bở, vị ngọt đậm đà, có thể chứa 105 – 110 calo/100g.
+ Na xiêm: Loại na này ít phổ biến hơn (na có xuất xứ Thái Lan) nhưng có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều các giống na trên (300 – 500g/quả). Na xiêm có vỏ xanh mềm, múi trắng, vị ngọt thanh, ít calo nhất và chứa khoảng 85 – 90 calo/100g.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam
Ăn na có béo không? Giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng
Theo dõi bảng calo trái cây có thể thấy rằng lượng kcal trong 1 quả na không được tính là quá cao. Do đó, việc ăn na một cách điều độ, đúng thời điểm, theo khuyến nghị sẽ không khiến chúng ta bị tăng cân.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dễ bị tăng cân khi ăn na, nguyên nhân là bởi:
Lượng đường tự nhiên cao: Trung bình 1 quả na (150 – 200g) có thể chứa từ 25 – 30g đường tự nhiên (bao gồm cả fructose và glucose). Điều này biến trái na trở thành một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Việc dung nạp quá nhiều đường gây ảnh hưởng đến huyết áp, làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và làm trầm trọng thêm các bệnh lý như: tiểu đường, béo phì, tim mạch.
Tăng nguy cơ dự trữ mỡ: Na có chỉ số đường huyết ở mức trung bình (55 – 70), tuy nhiên càng chín thì chỉ số này càng cao. Việc ăn na khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng, điều này kích thích cơ thể sản xuất insulin – một loại hormone dự trữ mỡ. Vì vậy, càng ăn nhiều na thì nguy cơ tăng cân, tích tụ mỡ bụng, mỡ nội tạng ngày càng tăng lên.
Bài viết liên quan: Top 99+ thực phẩm ít calo giúp no lâu, giảm cân tốt
Những lợi ích đối với sức khỏe khi ăn na là gì?
Thực tế thì những quả na mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Do đó, có thể cân nhắc đưa loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng một cách có kiểm soát. Một số tác dụng khi ăn na như sau:
Ăn na giúp làm đẹp da: Cứ 100g na chín cung cấp cho cơ thể khoảng 36.3 mg vitamin C (tương đương 40 – 48% nhu cầu của cơ thể. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa. Không chỉ vậy, vitamin C còn có khả năng thúc đẩy sản xuất collagen tự nhiên, giúp da mịn màng và giảm nếp nhăn.
Cải thiện chức năng tiêu hóa: Trong thành phần của những trái na chín cũng chứa khá nhiều chất xơ (2.4g/100g). Việc bổ sung chất xơ thông qua trái cây và kết hợp cùng các món ăn khác trong thực đơn dinh dưỡng. Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, táo bón, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Phòng ngừa bệnh lý mãn tính: Na chứa khá nhiều hợp chất chống oxy hóa (antioxidants), đặc biệt là beta-carotene và lycopene (một chất khá phổ biến trong cà chua). Cùng với vitamin C, những chất chống oxy hóa này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Tốt cho hệ thần kinh: Na cung cấp potassium (hay Kali), đây là một khoáng chất thiết yếu giúp điều chỉnh huyết áp và duy trì chức năng cơ bắp. Bên cạnh đó, sự tồn tại của potassium trong cơ thể cũng giúp cân bằng chất lỏng, dẫn truyền tín hiệu đến hệ thần kinh tốt hơn. Vì vậy, việc ăn na và bổ sung nhiều calo giúp não bộ hoạt động ổn định hơn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Trong thành phần của những trái na chín còn chứa magnesium (magie). Đây là hoạt chất cần thiết giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng khả năng hấp thụ vitamin D và giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, Magnesium cũng đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì hệ thống xương khớp và hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng.
Nhìn chung, ăn na chín mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu đưa vào khẩu phần dinh dưỡng một cách khoa học và cân đối. Dựa trên các khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng.
Khám phá ngay: Thực đơn giảm cân detox 7 ngày cho vóc dáng lý tưởng
Cách đưa na vào khẩu phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Để tận dụng tối đa lợi ích của những trái na và hạn chế các tác hại tiềm ẩn. Bạn nên lưu ý một số yếu tố quan trọng khi ăn na như sau:
Chọn na chín đều: Nên chọn những quả na chín đều, vỏ xanh, sần sùi, gai thưa, có vị ngọt vừa phải, đúng mùa. Tránh lựa chọn những quả na còn xanh hoặc đã chín quá. Bởi vì ăn na xanh dễ gây đầy bụng, khó tiêu do chứa nhiều tinh bột chưa được chuyển hóa hết. Bên cạnh đó, na chưa chín có thể chứa solanine – một chất gây ngộ độc nếu dung nạp quá nhiều. Trường hợp của na chín quá thì thường chứa quá nhiều đường, một số thành phần có thể bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rửa sạch na trước khi ăn: Na có vỏ sần sùi, dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn và khó làm sạch. Do đó, bạn cần rửa thật kỹ những trái na vòi nước chảy trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng nên ngâm na với nước muối pha loãng để tránh khi bóc na vi khuẩn từ vỏ tiếp xúc với bên trong, ăn vào gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, vỏ na (chứa mủ) có thể gây ngứa nếu dính vào da. Do đó, bạn nên bóc vỏ na cẩn thận dùng bao tay hoặc dao.
Ăn na sau bữa ăn: Na có thể gây đầy bụng, khó hấp thụ dinh dưỡng nếu ăn trước bữa ăn. Do đó, bạn nên ăn na sau bữa ăn (tối thiểu 1 tiếng) để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các chuyên gia cũng khuyến nghị chỉ ăn na vào ban ngày, hạn chế ăn vào buổi tối vì dễ gây tăng cân và khó chuyển hóa năng lượng.
Kết hợp với các loại trái cây khác: Na có vị ngọt đậm, ăn nhiều dễ làm tăng calo và có một số tác dụng phụ nhất định. Do đó, để tăng cường chất xơ, tối ưu lợi ích của các loại trái cây, bạn nên kết hợp ăn na với các loại trái cây khác có vị chua, không bị ngọt ngấy (cam, kiwi, táo, ổi…). Để cân bằng khẩu vị, tránh tình trạng ăn nhiều một loại quả.
Đọc thêm: Các loại trái cây làm đẹp da & thần dược chống lão hoá
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 1 quả na bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể