Nếp cẩm bao nhiêu calo? Có tốt cho sức khỏe không?
Nếu lựa chọn nếp cẩm vào thực đơn dinh dưỡng thì hàm lượng calo sẽ tăng cao nhanh chóng. Đặc biệt là hàm lượng chất béo dồi dào của nguyên liệu này 100g xôi nếp cẩm chứa 577 calo sẽ khiến cho quá trình giảm cân giữ dáng của bạn gặp nhiều khó khăn.
Nếp cẩm là một loại gạo có màu tím đặc trưng, đang ngày càng được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích sức khỏe, nhiều người vẫn quan tâm đến vấn đề calo trong thực phẩm này vì sợ tăng cân. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nếp cẩm bao nhiêu calo và bổ sung đúng cách để hạn chế tăng cân.
Gạo nếp cẩm (tên gọi khác là Oryza sativa) là loại gạo có màu tím đậm rất được coi trọng ở Trung Quốc cổ đại. Thời đó loại gạo này chỉ dành riêng cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Gạo có vị và kết cấu mềm, màu sắc bắt mắt.
Gạo nếp cẩm bao nhiêu calo?
Theo thống kê, trung bình 100g nếp cẩm chứa hàm lượng 97 calo. Gạo nếp cẩm hiện nay được chia làm 2 phân loại chính bao gồm:
- Gạo nếp cẩm màu tím, hạt tròn, có màu tím sẫm và to tròn hơn gấp rưỡi so với nếp cẩm đen. Chất lượng gạo nếp cẩm tím cũng được đánh giá cao hơn về giá trị thành phần dinh dưỡng, lượng calo và hương vị.
- Gạo nếp cẩm đen có dạng hạt lép, màu nâu đen và dài hơn, thường được gọi là nếp than. Chất lượng dinh dưỡng của gạo nếp than có phần thấp hơn, hương vị không ngon bằng nhưng cũng đủ để mang tới dưỡng chất cần thiết.
Mặc dù có sự khác biệt về dinh dưỡng nhưng dù bạn có ăn loại gạo nếp cẩm nào thì kế hoạch giảm cân cũng đều có thể bị phá vỡ.
Gạo nếp cẩm thường được nấu lên thành xôi, bạn có biết thành phẩm 100g xôi nếp cẩm bao nhiêu calo không? Theo ước tính 100g xôi nếp cẩm chứa 577 calo. Đây là một hàm lượng rất cao nếu ăn vào bạn sẽ dễ bị tăng cân nhanh chóng.
Giá trị dinh dưỡng của nếp cẩm đối với sức khỏe
Thành phần dưỡng chất trong gạo nếp cẩm được đánh giá cao vì mang tới nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cho cơ thể.
- Hàm lượng protein có trong nếp cẩm hiện tại cao hơn các loại gạo khác khoảng 7%, lượng chất béo cũng có giá trị nhiều hơn 20%.
- Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm cũng chứa rất nhiều thành phần Vitamin E và chất xơ hòa tan tự nhiên.
- Trong nếp cẩm cũng có chứa tới 8 loại acid amin, giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết như carotene nhằm cung cấp hoạt động sống của cơ thể.
- Nếp cẩm trong quá trình lên men sẽ tạo ra nhiều hoạt chất Lovastatin và Ergosterol, đặc biệt là cực kỳ giàu chất chống oxy hóa.
Có thể thấy đây là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng sử dụng tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất dành cho cơ thể. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên liệu này để chế biến thành các món ăn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ăn nếp cẩm có giảm cân không?
Ăn gạo nếp cẩm giảm cân là điều không thể. Bởi trong loại gạo này có chứa nhiều dưỡng chất dễ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của bạn. Nếu lựa chọn nếp cẩm vào thực đơn dinh dưỡng thì hàm lượng calo sẽ tăng cao nhanh chóng. Đặc biệt là hàm lượng chất béo dồi dào của nguyên liệu này sẽ khiến cho quá trình giảm cân giữ dáng của bạn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài việc sử dụng làm xôi ăn trực tiếp, gạo nếp cẩm còn được chế biến thành món ăn sữa chua nếp cẩm. Món ăn này nếu ăn đúng liều lượng có thể mang lại lợi ích đẹp và và tiêu hóa rất tốt. Tất nhiên chúng cũng có thể hỗ trợ giảm cân nếu bạn ăn với liều lượng vừa phải.
Trong 1 ly sữa chua nếp cẩm, có chứa 250 calo thích hợp dùng trong bữa sáng và bữa phụ chiều cho người ăn kiêng. Nhờ vào những tác động tích cực của thành phần sữa chua với hệ tiêu hóa, món ăn này sẽ hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng và tiêu hóa thức ăn.
Lợi ích sức khoẻ của gạo nếp cẩm
Nếp cẩm bao nhiêu calo và giải đáp về mức độ giảm cân từ món ăn này đã được đề cập ở trên. Nhưng bạn có biết gạo nếp cẩm có thể mang lại nhiều hơn lợi ích sức khỏe khi bạn ăn đủ liều lượng không?
Gạo đen chứa hàm lượng cao bảy loại polyphenol anthocyanin khác nhau – một loại flavonoid có lợi ích chống oxy hóa. Anthocyanin là sắc tố tạo nên màu tím đậm cho gạo đen. Chúng cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm có màu đỏ, xanh hoặc tím khác như cà tím, quả mâm xôi và quả việt quất.
Thực phẩm giàu anthocyanin đã được người Ấn Độ Bắc Mỹ, người châu Âu và người Trung Quốc sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh.
Giúp ngăn ngừa lão hóa
Lớp vỏ cám bên ngoài gạo nếp cẩm chứa nhiều thành phần Anthocyanin – một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ chứa hàm lượng lớn nhất trong số các loại ngũ cốc. Hoạt chất này dễ dàng hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại sự hình thành, phát triển của các gốc tự do có hại. Đồng thời, hoạt chất này cũng giúp bảo vệ, trẻ hóa tế bào, tăng cường sức đề kháng từ đó đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da của cơ thể.
Tăng khả năng nhận thức tốt hơn
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho biết cyanidin-3-glucoside (C3G)—một thành phần của anthocyanin có trong gạo nếp cẩm có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ chủ quan. Chỉ có 48 người tham gia vào nghiên cứu kéo dài 12 tuần trong đó họ tiêu thụ viên nang chiết xuất gạo đen.
Kết quả có sự cải thiện đáng kể về trí nhớ chủ quan ở nhóm dùng viên nang gạo đen nhưng không cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức khách quan.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Anthocyanin thực vật trong gạo nếp cẩm đã được nghiên cứu liên quan đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu anthocyanin trong đó có nếp cẩm đã được chứng minh là cải thiện thành phần lipid và chức năng tiểu cầu trong một số nghiên cứu. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung anthocyanin trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa huyết áp cao.
Giảm viêm
Trên thực tế, một nghiên cứu đã so sánh anthocyanin trong cám gạo đen (lớp ngoài) với hàm lượng anthocyanin trong cám gạo đỏ và nâu, và cám gạo đen được phát hiện có hàm lượng cao nhất có tác dụng giảm viêm hiệu quả.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Chất phytochemical trong gạo nếp cẩm có thể giảm tình trạng phát triển các khối u cụ thể là sự phát triển của tế bào. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng anthocyanin có nguồn gốc từ thực vật có thể có đặc tính chống ung thư.
Hỗ trợ chữa lành vết thương
Calo trong nếp cẩm dù không thích hợp để giảm cân nhưng có thể hỗ trợ bạn trong việc chữa lành vết thương. Có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy anthocyanin trong gạo đen có thể thúc đẩy hoạt động của tế bào, hỗ trợ chữa lành vết thương và mang lại lợi ích chống lão hóa.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ứng dụng anthocyanin gạo đen này đang ở giai đoạn đầu và nghiên cứu chưa phổ biến.
Tốt cho thị lực
Nếp cẩm có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và thành phần lutein, zeaxanthin giúp tăng cường thị lực, tăng sức khỏe cho mắt. Nhờ vậy mà các tế bào mắt sẽ được bảo vệ tốt khỏi sự tác động từ bên ngoài và sự ảnh hưởng của bức xạ UV, ánh sáng xanh hay các vấn đề mắt khác như khô, đỏ, nhức mỏi mắt.
Hỗ trợ giải độc gan
Ăn gạo nếp cẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về gan. Lý do là bởi thành trong gạo nếp cẩm giúp gia tăng tốc độ chuyển hóa axit béo, lọc chất độc ra khỏi máu đồng thời hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn.
Đây cũng là lý do vì sao người bị bệnh gan có thể cân đối thực đơn ăn nếp cẩm nhiều hơn và chưa cần quá bận tâm ăn nếp cẩm có giảm cân không.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn nếp cẩm có giảm cân còn có thể cải thiện khả năng tiêu hóa đáng kể. Hàm lượng chất xơ trong nếp cẩm được đánh giá khá cao, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, tức bụng, đầy hơi khi ăn uống quá nhiều.
Ngăn ngừa hen suyễn
Anthocyanin trong nếp cẩm cũng được cho thành phần có tác dụng giảm thiểu tình trạng bị hen suyễn, giảm viêm sưng ở đường thở, giảm tiết chất nhầy ở đường hô hấp. Vậy nên với những ai bị bệnh hen suyễn thì đây là loại thực phẩm có thể thêm vào bữa ăn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tốt.
LƯU Ý
Tác dụng phụ của gạo nếp cẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng với một số cơ địa nhất định và hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm (FPIES) là tình trạng có thể gây ra các triệu chứng khi ăn gạo đen. Các loại ngũ cốc (bao gồm gạo, lúa mạch, yến mạch) là những tác nhân phổ biến.
Cách ăn gạo nếp cẩm không tăng cân
Nếu bạn muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng mà vẫn muốn ăn gạo nếp thì chỉ cần áp dụng các lưu ý dưới đây.
- Nên ăn cơm gạo nếp cẩm để nguội thay vì ăn nóng. Cơm nguội có nhiều tinh bột kháng hơn hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Nó cũng có chỉ số GI thấp, ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
- Ăn cơm nếp cẩm có giảm cân không? Hãy ăn cùng khẩu phần protein nạc và rau xanh để bạn luôn cảm thấy no lâu hơn.
- Theo dõi và cân đối lượng nếp cẩm bạn ăn trong 1 bữa để kiểm soát tốt lượng calo nạp vào. Áp dụng nguyên tắc chung là hãy ăn cùng với 1/2 đĩa rau, 1/4 carbohydrate bằng cơm nếp cẩm (khoảng nửa bát), 1/4 protein.
- Ngoài cách ăn cơm nếp cẩm, bạn có thể chế biến kết hợp cùng với trái cây hoặc rau để làm thành món sinh tố, bao gồm: sinh tố nếp cẩm chuối, sinh tố nếp cẩm bơ cải bó xôi, sinh tố nếp cẩm việt quất sữa yến mạch, sinh tố nếp cẩm xoài cải bó xôi…
- Tham khảo công nghệ giảm béo Smart Lipo – đào thải mỡ thừa nhờ các tinh chất tự nhiên như DNA, trà xanh EGCG, tinh chất hoa cúc Tây Tạng và tinh chất CPT chuyển hóa giúp loại sạch mỡ thừa, kéo cao cơ chảy xệ chỉ sau 1 liệu trình.
Nếp cẩm bao nhiêu calo và ăn nếp cẩm có béo không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây, mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn tự tin sở hữu vóc dáng khỏe đẹp, sức khỏe tốt để thưởng thức các món mình yêu thích. Liên hệ 093 770 6666 để được hỗ trợ thông tin về giải pháp giảm béo tại Mega Gangnam.
Có thể bạn quan tâm:
Các bài viết liên quan
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Tiêm filler ăn thịt bò có sao không? Kiêng đến khi nào?
- Tiêm filler ăn thịt gà có sao không? Thời điểm nào phù hợp?
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?
- 1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
- Chuyên gia giải đáp: Muốn giảm 1 kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?
- 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?
- 100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?
- Gạo bao nhiêu calo? Lợi ích của các món ăn từ gạo