Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
Nội tiết tố nữ là gì mà lại có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chức năng của cơ thể, biểu hiện cả ở ngoại hình lẫn sức khỏe. Một khi bạn gặp phải vấn đề rối loạn nội tiết tố, đồng nghĩa với việc sức khỏe suy giảm, mắc nhiều bệnh lý và gặp nhiều vấn đề về làn da, mái tóc.. Vậy các dấu hiệu nào cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng này, cách điều trị sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục chủ yếu được tiết ra từ buồng trứng và một phần của tuyến thượng thận, nhau thai.. Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ sẽ có những đặc điểm nhận dạng riêng biệt về tóc, nước da, hay các đặc điểm nữ tính so với nam giới.
Hai nội tiết tố nữ chính được chia ra là estrogen và progesterone. Phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone (thường được coi là nội tiết tố nam) và nam giới cũng có một lượng nhỏ nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Hầu hết nội tiết tố được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể họ và có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
– Estrogen: Hormone đóng vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ ở tại thời điểm tuổi dậy thì và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng tới tâm trạng, năng lượng và cả làn da phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, estrogen sẽ được sản xuất với nhau thai và có lợi cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, estrogen cũng chịu trách nhiệm một phần trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch đối với phụ nữ. Tại thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, các chị em sẽ bị mất đi các lợi ích này. Lúc này làn da và mái tóc cũng sẽ thay đổi, thường khô và mỏng hơn.
– Progesterone: Hormone này ít phổ biến hơn estrogen. Progesterone có ảnh hưởng chính tới niêm mạc tử cung, làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, Progesterone do nhau thai và buồng trứng sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm đi vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.
Dấu hiệu cho thấy rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Nếu bạn đang gặp phải một hoặc nhiều trong số các vấn đề dưới đây thì rất có thể bạn đang bước vào giai đoạn rối loạn nội tiết tố và cần được thăm khám, điều trị sớm tránh ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe.
1.Thay đổi tâm trạng
Hormone sinh dục nữ estrogen có tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não bao gồm serotonin (một chất hóa học giúp tăng cường tâm trạng). Sự dao động của estrogen có thể gây ra các hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc tâm trạng chán nản, khó chịu trong người trong thời kỳ tiền mãn kinh (giai đoạn trước khi kinh nguyệt ngừng hoàn toàn) và thời kỳ mãn kinh.
2. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Nếu kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đi tiểu thường xuyên, đau lưng dưới, táo bón và đau khi giao hợp, thì bạn có thể gặp các vấn đề bị u xơ tử cung. U xơ tử cung là khối u, không phải ung thư chúng phát triển trong hoặc xung quanh tử cung. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết mặc dù người ta cho rằng u xơ tử cung bị kích thích bởi estrogen và khi có tiền sử gia đình cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn.
3. Suy giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục thấp đặc biệt phổ biến ở phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh do nồng độ estrogen và testosterone bị suy giảm (mặc dù được biết đến là hormone nam, phụ nữ cũng có testosterone). Các triệu chứng mãn kinh khác gặp trong thời điểm này như đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, tâm trạng chán nản và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục của bạn.
4. Mất ngủ và ngủ kém chất lượng
Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng suy giảm dần sản xuất ít estrogen và progesterone hơn, đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy giấc ngủ chất lượng. Nồng độ nội tiết tố nữ estrogen giảm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, tăng tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng.
5. Tăng cân không rõ nguyên nhân
Một số tình trạng liên quan đến hormone có thể gây tăng cân bao gồm suy giáp (khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để điều chỉnh quá trình trao đổi chất), hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) (một vấn đề liên quan đến hormone gây ra các nang nhỏ trên buồng trứng) và mãn kinh dẫn đến những thay đổi về hormone khiến bạn dễ tăng cân vùng bụng.
6. Các vấn đề về da
Mụn trứng cá mãn tính ở người lớn có thể là dấu hiệu của mức estrogen và progesterone thấp và mức hormone androgen cao và cũng có thể chỉ ra hội chứng buồng trứng đa nang. Tương tự như vậy, mất cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh có thể gây ngứa da, hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
Nếu bạn bị tăng progesterone — xảy ra khi mang thai bạn có thể thấy xuất hiện nhiều mụn hơn trên mặt, ngực và lưng.
Sự thay đổi hormone, bao gồm estrogen và progesterone, cũng có thể gây tăng sắc tố, nám, đồi mồi, tàn nhang hoặc đốm nâu trên da. Tình trạng này thường xảy ra ở cả vùng cổ, bẹn và dưới ngực.
7. Ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản
Mất cân bằng nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nữ giới và khi nồng độ hormone thay đổi, khả năng sinh sản của phụ nữ tự nhiên sẽ giảm đi sau tuổi 35.
Nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) cao có thể làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ trong khi nồng độ hormone luteinizing (LH) thấp, kích thích buồng trứng giải phóng trứng và bắt đầu sản xuất progesterone, cũng có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Mãn kinh sớm và các tình trạng liên quan đến hormone khác như PCOS sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
8. Mệt mỏi, đau đầu, xương yếu
Nhiều phụ nữ bị đau đầu do thay đổi nội tiết tố (hoặc mất cân bằng nội tiết tố) trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.
Nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gây loãng xương.
Bạn có cảm thấy mình bị mệt mỏi mọi lúc không? Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của mất cân bằng nội tiết. Progesterone dư thừa có thể làm cho bạn buồn ngủ nhiều hơn. Và nếu tuyến giáp của bạn sản xuất quá ít hormone tuyến giáp, nó có thể làm bạn mất năng lượng.
9. Khô âm đạo
Khô âm đạo thường do nồng độ estrogen giảm, đặc biệt là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Uống thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm thay đổi nồng độ hormone, dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng phổ biến, thậm chí ngày càng bị trẻ hóa. Trong đó, có 2 giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau sinh là sự thay đổi rõ nét nhất. Nguyên nhân là bởi:
– Sự lão hóa tự nhiên: Lão hóa tự nhiên là sự sụt giảm cả hormone nội tiết cho tới collagen dẫn tới loạt vấn đề về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi về sức khỏe, giấc ngủ, trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.
– Căng thẳng và áp lực kéo dài: Điều này sản sinh ra hormone cortisol, gia tăng cortisol sẽ làm cản trở quá trình sản xuất các hormone nữ như estrogen và progesterone, gây ra các vấn đề rối loạn nội tiết tố nữ kể trên.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Các chất vitamin D, B, sắt, kẽm, acid béo omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự duy trì các hoạt động nội tiết. Việc thiếu hụt do chế độ ăn khiến bạn rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết, da khô lão hóa và mệt mỏi.
– Thiếu vận động và thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Lối sống không lành mạnh, kèm theo thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực tới nội tiết tố. Việc duy trì thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể duy trì cân bằng hormone thông qua việc sản xuất endorphin và giảm cortisol. Trong khi việc thiếu các vận động này sẽ sản sinh ra melatonin, một loại hormone ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nội tiết tố.
– Do bệnh lý và yếu tố môi trường: Một số bệnh lý như buồng trứng đa nang PCOS, u xơ tử cung, bệnh lý tuyến yên, suy tuyến giáp.. có thể dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể.
Cách chẩn đoán và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Những gợi ý về cách chẩn đoạn và điều chỉnh rối loạn nội tiết tố nữ bằng một số phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc ức chế khả năng rối loạn nội tiết và giảm biểu hiện tiêu cực đối với sức khỏe.
Cách chẩn đoán
Mất cân bằng nội tiết tố không phải lúc nào cũng dễ phát hiện — không có xét nghiệm nào đánh giá được tất cả các mức độ hay tình trạng hormone trong cơ thể.
Các dấu hiệu thay đổi theo tuổi tác, trạng thái là yếu tố biểu hiện bạn nên quan tâm trước tiên tại nhà. Nhưng lời khuyên tốt nhất của các chuyên gia là bạn nên chia sẻ các triệu chứng và mối quan tâm của bạn với bác sĩ y khoa. Các bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ sức khỏe của bạn và đánh giá, điều trị một cách sớm nhất.
Chẩn đoán mất cân bằng nội tiết tố có thể bao gồm:
– Khám sức khỏe và xem xét tiền sử sức khỏe để phát hiện tình trạng bệnh lý tiềm ẩn
– Đánh giá các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đã dùng
– Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để đo nồng độ hormone trong máu, nước tiểu hoặc nước bọt của bạn
– Khám vùng chậu để tìm u nang hoặc khối u cản trở quá trình sản xuất hormone
– Siêu âm, có thể kiểm tra tử cung, buồng trứng, tuyến giáp hoặc tuyến yên của bạn
Cách điều trị rối loạn nội tiết tố là gì?
Điều trị rối loạn nội tiết tố là một vấn đề nan giải ở nữ giới và cần sự kiên trì. Có một số cách để điều trị rối loạn nội tiết tố, bao gồm điều thị thuốc và không dùng thuốc:
– Thuốc kháng androgen nếu vấn đề là nồng độ hormone nam cao hơn bình thường
– Thuốc tránh thai nội tiết tố để cân bằng hormone sinh dục
– Liệu pháp hormone, sử dụng hormone nhân tạo để tăng lượng estrogen thấp hoặc hormone tuyến giáp
– Estrogen âm đạo, một phương pháp điều trị tại chỗ giúp làm giảm tình trạng khô và đau âm đạo
Ngoài việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế, trong điều trị rối loạn nội tiết tố cần sử dụng kết hợp các thuốc như:
+ Thuốc an thần
+ Vitamin.
+ Thực phẩm chức năng: Là việc bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc thảo dược, thực vật, điều chỉnh nội tiết. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng đa phần đều không phải là thuốc đặc trị nên bạn không nên chủ quan khi sử dụng.
Điều trị nội tiết tố không dùng thuốc sẽ bao gồm:
– Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt tại nhà, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cân bằng.
– Bổ sung các thực phẩm giàu acid béo như omega 3 -6 -9 có nhiều trong các loại cá, hay hạt hướng dương, bơ. Các acid này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone điều chỉnh nội tiết của cơ thể.
– Ăn bổ sung thêm các loại rau xanh đậm như súp lơ, cải bắp…vì trong đó có chứa nhiều vitamin khoáng chất hỗ trợ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone và điều hòa, ức chế khả năng rối loạn nội tiết (nhất là vitamin C, B, magie, kẽm, mangan,…)
– Uống đủ nước bù ẩm cho cơ thể, tối thiểu 2 lít/ngày.
– Tạo lối sống lành mạnh: Bằng việc ngủ đủ giấc, hạn chế áp lực, căng thẳng. Có thể thư giãn các bài tập thể dục nhẹ, tập yoga, ngồi thiền.. để dễ ngủ hơn.
– Có thể áp dụng một số bài massage nhẹ nhàng tại vùng bụng và massage chân để kích thích quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể.
>> Xem thêm: Những viên uống mà phụ nữ sau 35 nên bổ sung mỗi ngày
Qua giải đáp rối loạn nội tiết nữ là gì có thể thấy đây một trong những vấn đề nghiêm trọng, kéo theo sự ảnh hưởng đến chức năng hoạt động các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời dẫn tới ảnh hưởng tới chức năng sinh dục, vô sinh, tuyến giáp.. Liên hệ 093 770 6666 để biết thêm các thông tin làm đẹp hữu ích và nhận lời khuyên từ chuyên gia.
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?
- Lang ben là gì? Cách nhận biết và chữa trị an toàn