Hiện tượng và cách điều trị chứng rối loạn sắc tố da tay
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ” Bác sĩ PHẠM THU PHƯƠNG ” – Chuyên khoa Da liễu – Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam – Đặt lịch tư vấn
Hầu hết chúng ta đều chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để dưỡng trắng cho da vùng mặt. Nhưng ít ai biết rằng có một khu vực da với các đặc tính tương tự, dễ bị nám sạm, nhăn nheo cần được quan tâm nhiều hơn chính là da tay. Nếu không chăm sóc đúng cách hay che chắn cẩn thận, rất dễ gặp phải tình trạng da tay bị rối loạn sắc tố. Tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn và có khả năng phát triển thành các hội chứng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy rối loạn sắc tố da ở tay điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Rối loạn sắc tố da ở tay là như thế nào?
Rối loạn sắc tố là một bệnh lý thường gặp liên quan đến sự tăng giảm của các sắc tố trên bề mặt da. Biểu hiện của hội chứng rối loạn chính là các đốm tối màu hoặc những mảng da trắng bị loang lổ. Trường hợp này chúng xảy ra ở tay nơi thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hóa chất và các tạp chất khác. Thực tế thì rối loạn sắc tố mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy tự ti hơn trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Dù sao thì một đôi bàn tay mềm mịn, trắng trẻo, đều màu vẫn là điều đáng để tự hào.
Hiện tượng rối loạn sắc tố tồn tại ở hai dạng phổ biến nhất là tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố với những đặc điểm khác biệt, như sau:
- Tăng sắc tố: Da có biểu hiện sẫm màu hơn với các đốm hoặc mảng màu nâu vàng, nâu đen. Theo thời gian những vùng da bị tăng sắc tố dần mở rộng diện tích và độ đậm màu cao hơn. Đối với da vùng tay, tình trạng tăng sắc tố chủ yếu liên quan đến những ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, tiếp xúc quá nhiều với hóa chất khiến da bị bào mòn, mỏng yếu hơn. Nám, đồi mồi vùng tay cũng là những dấu hiệu đáng lưu ý nên cần chăm sóc đặc biệt.
- Giảm sắc tố: Khác với hiện tượng gia tăng sắc tố, giảm sắc tố tạo nên những mảng da có màu sắc nhạt hơn so với bình thường như màu trắng vàng. Thậm chí có những trường hợp da bị mất hoàn toàn sắc tố như hội chứng bạch biến hoặc bạch tạng. Nhiều người có biểu hiện giảm sắc tố không chỉ xuất hiện ở vùng bàn tay mà còn lan rộng ra cánh tay và những vùng khác. Việc điều trị giảm sắc tố thường khó khăn hơn so với tăng sắc tố da.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn sắc tố da tay
Hiện tượng rối loạn sắc tố tương đối phổ biến nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng này ở mỗi người là không giống nhau. Đầu tiên bạn cần xác nhận tình trạng da tay nằm trong nhóm tăng hay giảm sắc tố. Sau đó tiến đến bước xác nhận nguyên nhân cụ thể, điều đó giúp cho việc tìm kiếm giải pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đối với hiện tượng rối loạn tăng sắc tố da ở tay
Với những biểu hiện như da tay bị sạm hơn so với bình thường có khá nhiều nguyên nhân. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ các tác động tiêu cực bên ngoài môi trường. Hội chứng tăng sắc tố bẩm sinh do di truyền cũng có thể xảy ra nhưng tỉ lệ khá thấp và thường xuất hiện ở vùng mặt. Những nguyên nhân trực tiếp có khả năng cao khiến da vùng tay bị rối loạn tăng sắc tố như sau:
- Ánh nắng mặt trời: Sự tồn tại của ánh nắng mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng quá lâu trong những thời điểm mà cường độ ánh sáng quá cao thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nám sạm, tàn nhang hay thậm chí là ung thư da. Hơn thế nữa, nhiều người không có thói quen thoa kem chống nắng hay che chắn cho vùng tay nên biểu hiện tăng sắc tố ngày càng tăng cao.
- Tiếp xúc với hóa chất: Trong sinh hoạt hàng ngày việc sử dụng các loại nước tẩy rửa vô cùng phổ biến. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng tiếp xúc quá lâu khiến da bị bào mòn, mỏng yếu. Điều này trở thành yếu tố gián tiếp khiến da vùng tay bị tổn thương sâu hơn dưới tác động của môi trường sống. Để tránh tình trạng rối loạn sắc tố ngày càng nặng hơn cần sử dụng bao tay hay các vật dụng cần thiết trong quá trình tiếp xúc hóa chất.
- Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới: Các nghiên cứu cho thấy nữ giới có tỷ lệ rối loạn sắc tố cao hơn hẳn so với phái nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nội tiết tố không ổn định. Dưới tác động của môi trường, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, các vấn đề về tâm lý và những giai đoạn đặc biệt, nội tiết tố nữ liên tục thay đổi. Những biểu hiện như da bị sạm đen, hình thành nám, tàn nhang, các mảng da có màu sắc bất thường là một trong những biểu hiện của tình trạng thay đổi nội tiết tố.
- Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa càng gia tăng. Những dấu hiệu như da nhăn hơn, độ đàn hồi kém và sắc tố da tăng lên là kết quả của quá trình lão hóa ở độ tuổi trung niên, cao niên. Thời điểm này da cực kỳ mỏng, bị chùng nhão, đi kèm với tình trạng các đốm hoặc mảng nâu đen, nâu sạm. Nếu biết cách chăm sóc da từ sớm thì chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa trên cơ thể và giảm thiểu những biểu hiện này ở vùng tay.
- Tăng sắc tố da sau tổn thương: Một số trường hợp da bị sẹo thâm, sẹo tối màu kéo dài là do tổn thương sau viêm. Các tổn thương ngoài da không được chăm sóc đúng cách dẫn đến viêm da, tấy đỏ
Đối với hiện tượng rối loạn giảm sắc tố da ở tay
Khác với tình trạng trên, sự suy giảm của các sắc tố ở da tay hay những khu vực khác trên cơ thể liên quan khá nhiều đến yếu tố di truyền. Hiện tượng rối loạn hệ Gene, các vấn đề về tuyến giáp khiến màu sắc da thay đổi một cách bất thường. Những hội chứng như bạch tạng hay bạch biến có tính chất di truyền khá cao và thường biểu hiện ngay khi chào đời. Sử dụng một số loại hóa chất cũng có thể khiến làn da bị giảm sắc tố và cực kỳ nguy hiểm. Bạn cũng cần hết sức thận trọng với lang ben, sẹo phỏng nếu không muốn sắc tố da bị biến mất hoàn toàn.
Có thể điều trị được hội chứng rối loạn sắc tố da tay hay không?
Giống như bất kỳ bệnh lý nào khác trên cơ thể, khả năng hồi phục được quyết định bởi nguyên nhân hình thành, phương pháp điều trị, cơ địa người bệnh và rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy nếu chưa được kiểm tra một cách cẩn thận thật khó để chúng tôi trả lời bạn có thể điều trị khỏi rối loạn sắc tố hay không. Tuy nhiên, có một số cơ sở để xác định khả năng phục hồi của da tay sau khi điều trị chuyên khoa cho hội chứng rối loạn sắc tố.
Theo đó, việc tìm kiếm phương pháp trị liệu và phục hồi da khi bị tăng sắc tố thường cao hơn so với tình trạng suy giảm. Da bị tăng sắc tố chủ yếu do môi trường sống, khí hậu, ánh nắng và các tác nhân khác. Do đó, chúng ta có thể chủ động ngăn chặn sớm để giảm thiểu khả năng phát triển lâu dài. Việc điều trị cũng dễ dàng hơn nhờ thành quả của công nghệ hiện đại. Các phương pháp điều trị nám, tàn nhang, đồi mồi có thể được ứng dụng để loại bỏ các vùng da tay bị tăng sắc tố quá mức. Chẳng hạn như phương pháp bắn laser, tiêm hoạt chất ức chế hay truyền tế bào gốc… Mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng nhưng chúng tôi khuyến khích bạn lựa chọn những liệu trình không xâm lấn để rút ngắn thời gian phục hồi.
Điều trị các hội chứng giảm sắc tố thường khó khăn hơn. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc phải tìm ra cách kích hoạt quá trình tổng hợp sắc tố một cách tự nhiên. Trong khi đó phương án này chỉ khả quan khi da bị giảm sắc tố mức độ nhẹ, vùng da bị tổn thương không quá lớn. Đối với những bạn bị rối loạn sắc tố nặng như bạch biến hoặc sẹo trắng thì việc hồi phục hoàn toàn là điều không thể. Trường hợp da bị giảm sắc tố bẩm sinh như bạch tạng thì hiện nay khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị nào khả quan. Do đó, nên xem xét mức độ tổn thương sắc tố trên da để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Một số phương pháp trị liệu rối loạn sắc tố da ở tay phổ biến như sau:
- Phương pháp peel da hóa học sử dụng các hoạt chất đặc biệt nhằm loại bỏ đi lớp da chứa nhiều tế bào chết phía ngoài. Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ không những giúp cải thiện sắc tố mà còn mang đến làn da mịn màng, trắng trẻo và mềm mịn hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da cũng tương đối phổ biến. Những loại kem bôi này chứa những thành phần đặc hữu như Axit Kojic, Axit Azelaic… Công dung chính là ức chế quá trình tổng hợp melanin quá mức, làm giảm sắc tố ở những khu vực da tối màu bất thường.
- Điều trị rối loạn sắc tố bằng laser: Đây là phương pháp cực kỳ phổ biến được nhiều người áp dụng. Quá trình bắn laser đưa các luồng sáng có bước sóng phù hợp tiếp cận và phân hủy những tế bào có sắc tố bất thường. Từ đó kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể giúp da non sau khi lành vết thương đều màu và ít khuyết điểm hơn.
- Các phương pháp trị liệu không xâm lấn công nghệ cao: Những giải pháp điều trị rối loạn sắc tố như truyền tế bào gốc hay vi cấy collagen giúp đẩy nhanh cơ chế tự phục hồi mà không cần đến sự can thiệp của dao kéo. Quá trình này giúp những tế bào bị tổn thương được cấu trúc lại một cách toàn diện, nhanh chóng và an toàn. Điều trị công nghệ cao không xâm lấn phù hợp với nhiều đối tượng bao gồm các trường hợp bị rối loạn tăng sắc tố nặng.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp những thắc mắc về hiện tượng rối loạn sắc tố da ở tay. Mặc dù đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng các chuyên gia khuyến khích việc điều trị sớm ngay khi xuất hiện. Điều đó giúp hạn chế các nếp nhăn, đốm đậm và lưu giữ sự mịn màng cho làn da. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nguyên nhân, cách điều trị vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay bởi các chuyên gia da liễu đến từ Hàn Quốc!
Xem thêm các chủ đề chăm sóc da liên quan:
Peel da là gì? Những lưu ý khi thực hiện để có kết quả tốt nhất?
Da nhạy cảm có nên sử dụng nước tẩy trang hay không?
Da mỏng nổi mạch máu: Nguyên nhân & Cách điều trị
Các bài viết liên quan
- Da tay nhăn nheo chăm sóc sao cho nhanh phục hồi?
- 5+ cách làm hết nếp nhăn ở ngón tay đẹp ngay tức thì
- Chuyên gia đánh giá máy laser trị nám nào hiệu quả nhất 2024?
- 5+ Công nghệ trẻ hoá bàn tay toàn diện tốt nhất hiện nay
- Da cánh tay bị khô tróc vảy chăm sóc sao cho nhanh khỏi?
- Trẻ bị khô da tay chân là do đâu? Cách chăm sóc như thế nào?
- Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Da bị đốm nâu trên mặt có phải là nám không? Cách loại bỏ an toàn
- Sạm da là gì? Có cách nào khắc phục được ngay hay không?
- 9+ cách làm trắng da tay bị cháy nắng lâu ngày bạn nên biết