Thịt gà luộc bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn gà luộc là gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi 100g thịt gà luộc có thể cung cấp khoảng 137 – 240 calo. Tuy nhiên, từng vị trí sẽ có định lượng khác nhau do hàm lượng protein, chất béo, dinh dưỡng không đồng đều. Bên cạnh đó, dù tốt cho sức khỏe nhưng cần hạn chế việc ăn quá nhiều thịt gà luộc trong bữa ăn và xây dựng lại tháp dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ hoạt chất cần thiết cho sức khỏe.
Thịt gà luộc là món ăn cực kỳ quen thuộc trong những bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Phần thịt gà được luộc lên thường có vị thanh ngọt, dễ ăn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhiều người còn đưa thịt gà luộc và thực đơn hàng ngày cho mục đích giảm cân, cải thiện sức khỏe. Vậy thịt gà luộc bao nhiêu calo? Lợi ích và tác hại khi ăn là gì? Tham khảo chi tiết ngay!
Thịt gà luộc bao nhiêu calo?
Thịt gà cung cấp nhiều protein và các dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe. Trong đó, thịt luộc được chế biến theo cách đơn giản giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng nhất có thể, mà không làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng món ăn. Vậy nên, có nhiều người lựa chọn thịt gà như một món ăn chính trong khẩu phần hàng ngày, thậm chí là cho mục đích giảm cân. Vậy thịt gà luộc bao nhiêu calo? Áp dụng để cải thiện cân nặng liệu có phù hợp?
Ức gà: Phần ức gà luộc chín không da có chứa khoảng 165 – 170 calo cho mỗi 100g. Nếu bao gồm cả phần da phía trên thì lượng calo tăng lên có thể đạt đến 190 – 200 calo.
Đùi gà: Đùi gà luộc chín bao gồm cả đùi tỏi và má đùi có lượng calo khoảng 179 – 230 cho mỗi 100g thịt.
Cánh gà: Cánh gà luộc chứa ít thịt, nhiều da và mỡ hơn ức và đùi gà. Ước tính trong mỗi 100g cánh gà luộc có chứa khoảng 230 – 240 calo.
Cổ gà: Cổ gà cũng chứa ít thịt và lượng calo phần lớn đến từ da, mỡ dưới da ở vùng cổ. Theo các chuyên gia mỗi 100g cổ gà có thể chứa khoảng 150 – 160 calo (chủ yếu là chất béo).
Chân gà: Phần chân gà rất ít thịt nhưng lại nhiều da nên khi luộc chín có thể cung cấp khoảng 155 – 160 calo cho mỗi 100g.
Lườn gà: Lườn gà là vị trí chứa nhiều chất béo và protein từ da gà nên chứa khoảng 137 – 150 calo/100g.
Trên thực tế, ngoại trừ phần thịt ức gà chứa ít calo và nhiều protein hơn thì không có sự chênh lệch quá lớn về lượng calo có trong thịt gà luộc. Mặc dù vậy, điều này có thể thay đổi phụ thuộc vào chất lượng thịt gà, loại thịt gà và sự phân bổ các chất dinh dưỡng.
Những lợi ích từ việc ăn thịt gà luộc với sức khỏe
Thịt gà luộc là một món ăn bổ dưỡng và được khuyến nghị sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích từ thịt gà luộc có thể bạn chưa biết:
- Protein chất lượng cao trong thịt gà giúp duy trì và củng cố hoạt động của các cơ nạc, giúp đảm bảo sức khỏe của hệ thống cơ quan, mạch máu.
- Ăn thịt gà luộc cũng giúp bổ sung các protein, vitamin nhóm B, khoáng chất vi lượng, có khả năng duy trì mật độ khoáng xương, giảm nguy cơ loãng xương.
- Việc ăn thịt gà luộc trong những bữa ăn giúp chúng ta có cảm giác no lâu hơn, hạn chế hấp thụ muối, đường và các gia vị có hại. Từ đó cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và huyết áp.
- Thịt gà chứa axit amin tryptophan – một chất dẫn truyền thần kinh mà cơ thể không tự tổng hợp được (cần bổ sung từ nguồn bên ngoài), giúp tăng cường serotonin trong não, giảm thiểu cortisol, cải thiện tâm trạng.
- Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin B và không bị mất đi quá nhiều trong quá trình luộc chính. Loại vitamin này giúp chữa lành các tế bào, ổn định sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu.
- Thịt gà chứa một tỷ lệ nhỏ các dẫn xuất từ vitamin A như retinol, lycopene, alpha và beta-carotene, góp phần bảo vệ mắt và thị lực.
- Hàm lượng protein đặc biệt cao trong thịt gà luộc là yếu tố cần thiết cho chức năng của hệ miễn dịch và sức đề kháng trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây hại.
- Sức khỏe răng miệng, móng, tóc và xương khớp cũng được cải thiện thông qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối từ thịt gà luộc, nhờ vào việc bổ sung canxi và phosphorus tự nhiên..
- Thịt gà luộc được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một lựa chọn tốt cho những người có nhu cầu muốn giảm cân, giảm mỡ do hàm lượng calo thấp và cảm giác no lâu khi ăn.
Ăn thịt gà luộc nhiều có tác hại gì không?
Thịt gà luộc là một thực phẩm lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều trong một bữa (200 -300g) hoặc ăn liên tục hàng ngày có thể dẫn đến khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Làm tăng cholesterol xấu: Mặc dù thịt gà luộc có hàm lượng chất béo thấp nhưng nếu có thói quen ăn da gà hoặc ăn quá nhiều thịt gà trong một bữa thì có thể làm gia tăng chất béo bão hòa, thúc đẩy cholesterol trong máu tăng lên. Từ đó dẫn đến các vấn đề về huyết áp, tim mạch và những bệnh lý có liên quan.
- Khiến cơ thể bị nóng trong: Trong Đông y thịt gà được xem là một loại thực phẩm có tính ẩm. Vậy nên việc ăn nhiều có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, tạo cảm giác nóng trong và gây ra áp lực cho nhiều cơ quan. Với những người có sức khỏe yếu, không phù hợp để ăn đồ bổ dưỡng quá mức thì rất dễ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi, gan nóng, phát ban, nổi mụn.
- Gây tăng cân: Thịt gà luộc có thể giúp giảm cân nên xây dựng được một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và chỉ ăn những vùng thịt ít chất béo (ức gà). Tuy nhiên, nếu bạn không thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, thì calo dư thừa có xu hướng chuyển hóa nhanh thành mỡ nội tạng.
- Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Thịt gà có thể mang theo vi khuẩn E.coli nếu không được đảm bảo tiêm chủng, làm sạch, chế biến chín hoàn toàn. Điều này có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiết niệu và gây ra nhiều bệnh lý kéo theo.
- Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa: Protein cần nhiều thời gian để chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Việc này có thể gây ra những áp lực đối với chức năng của hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, táo bón và cảm giác không thoải mái kéo dài.
Khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng khi ăn thịt gà luộc
Để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra do ăn thịt gà luộc quá nhiều, có thể áp dụng một số lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng như sau:
+ Cần lựa chọn nguồn thịt tươi sạch, đã qua kiểm nghiệm và luộc thịt thật chín rồi mới thưởng thức để tránh nhiễm khuẩn.
+ Chỉ ăn thịt gà luộc vào bữa sáng hoặc bữa trưa, tránh ăn buổi tối vì khó tiêu hóa và dễ gây táo bón.
+ Lượng thịt gà luộc được khuyến nghị tối đa mỗi ngày là từ 100 – 120g. Tuy nhiên, không nên ăn gà luộc liên tục hàng ngày.
+ Hạn chế việc chấm thịt gà luộc với quá nhiều gia vị hoặc muối vì dễ làm tăng tăng natri trong máu, ảnh hưởng tới huyết áp.
+ Trong bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất chứ không chỉ riêng mỗi thịt gà. Đặc biệt tập trung vào các chất xơ để dễ tiêu hóa hơn.
+ Có thể thay thế thịt gà luộc bằng các nguồn protein thực vật chất lượng cao, tạo cảm giác no lâu và cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn như các loại hạt.
= Nên chọn những phần thịt nhiều nạc, không ăn da hay mỡ để hạn chế calo, chất béo bão hòa nạp vào quá nhiều.
Thịt gà luộc rất dễ xâm nhập, tấn công bởi các vi khuẩn ngoài môi trường nên cần bảo quản vào tủ lạnh và hạn chế ăn thịt gà đã bảo quản quá 2 ngày.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp thịt gà luộc bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc đang có câu hỏi cần được gỡ rối, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm các bài viết để tìm hiểu về lượng calo có trong các món ăn được làm từ thịt gà và giải đáp nên áp dụng như thế nào trong chế độ dinh dưỡng khoa học:
[Giải đáp] Đùi gà bao nhiêu calo? Có tốt cho giảm cân không?
Khô gà bao nhiêu calo? Ăn nhiều có hại gì không?
Cháo gà bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt không?
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?