Biểu hiện và cách xử lý khi thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt
Thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe làn da về lâu dài như: gây khô da, viêm da, nhiễm trùng, để lại sẹo…Vì vậy, cần theo dõi phản ứng của da mặt và xử lý nhanh chóng (loại bỏ thuốc nhuộm, dùng kem bôi, trị liệu chuyên sâu) đúng cách để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Trong quá trình nhuộm tóc, chúng ta có thể bị dính một phần nhỏ thuốc nhuộm vào các khu vực lân cận, chẳng hạn như da mặt. Trong khi đó, thuốc nhuộm thường chứa khá nhiều hóa chất có đặc tính tẩy trắng và tạo màu. Việc để thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt có khả năng gây ra một số biểu hiện kích ứng và tổn thương, nhất là với những bạn da mặt nhạy cảm, bị mụn, có vết thương hở. Vậy cách xử lý nhanh trong những trường hợp này như thế nào? Tham khảo các biểu hiện của da mặt khi tiếp xúc với thuốc nhuộm và biện pháp điều trị kích ứng kéo dài ngay dưới đây!
Thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt có gây tác hại gì không?
Thuốc nhuộm tóc đặc biệt chứa nhiều thành phần hóa chất, chẳng hạn như chất giữ màu paraphenylenediamine (PPD), hydrogen peroxide, ammonia (dung môi) và resorcinol (chất tẩy)… Các hoạt chất này được đưa vào thuốc nhuộm nhằm thay đổi màu sắc và giúp tóc lâu phai. Tuy nhiên, việc để da mặt tiếp xúc với các thành phần này có khả năng gây ra những phản ứng tiêu cực cho da mặt, chẳng hạn như:
Thuốc nhuộm dính vào da mặt gây phản ứng tức thì
1. Kích ứng da: Đây là phản ứng phổ biến khi thuốc nhuộm tóc dính vào da (bao gồm cả da đầu và da mặt). Biểu hiện thường gặp ở đa số mọi người trong trường hợp này bao gồm: da mặt ngứa châm chích, nóng rát, ửng đỏ, nổi mẩn, phồng rộp tại khu vực tiếp xúc… Kích ứng với thuốc nhuộm thường kéo dài 12 – 24 tiếng và giảm nhẹ rồi kết thúc sau vài ngày.
2. Dị ứng: Dị ứng da mặt do thuốc nhuộm thường nặng nề hơn so với kích ứng và biểu hiện khá phức tạp. Lúc này, người bị dị ứng có thể xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như: sưng tấy vùng mặt (nhất là mí mắt, môi); khó thở hoặc thở khò khè, ngứa ngáy cổ họng; sốt cao trên 39 độ, người mệt mỏi, mất sức. Tình trạng dị ứng nặng có thể nghiêm trọng hơn nữa như sốc phản vệ, ngất xỉu và hạ huyết áp cực nhanh.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt
Thuốc nhuộm dính vào da gây phản ứng kéo dài
1. Gây ra các bệnh về da: Việc có tiền sử kích ứng, dị ứng với hóa chất nhuộm tóc nhưng vẫn làm đẹp theo cách này có thể diễn biến thành các bệnh lý mãn tính kéo dài. Chẳng hạn như viêm da tiếp xúc, bệnh chàm da mặt, lichen đơn mãn tính…Nếu không được điều trị kịp thời các bệnh về da do tiếp xúc thuốc nhuộm có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu, để lại sẹo ở mặt và các biến chứng nghiêm trọng khác.
2. Thay đổi đặc tính da: Sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên và để thuốc dính vào da mặt liên tục có thể làm suy yếu hàng rào lipid, gây khô sạm da, làm đứt gãy cấu trúc collagen, dẫn đến nguy cơ lão hóa sớm. Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với các chất này (thợ làm tóc, người nhuộm tóc liên tục) có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như ung thư da.
Nhìn chung, việc thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe làn da về lâu dài. Vì vậy, cần theo dõi phản ứng của da mặt và xử lý nhanh chóng, đúng cách để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Bài viết liên quan: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Cách xử lý nhanh khi da mặt bị dính thuốc nhuộm tóc
Khi phát hiện thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt, cần áp dụng cách xử lý nhanh chóng dưới đây để giảm thiểu tác động xấu. Sau đó, theo dõi liên tục các biểu hiện của da mặt trong 6 tiếng tiếp theo để thăm khám với bác sĩ da liễu nếu cần thiết.
Bước 1: Loại bỏ thuốc nhuộm tóc: Sử dụng một vài miếng bông, thấm dung dịch tẩy trang hoặc dùng dầu dừa, dầu oliu để lau đi những vùng da có tiếp xúc với thuốc nhuộm. Cách làm này có thể tẩy sạch bước đầu hóa chất và cung cấp một số thành phần làm dịu, giảm kích ứng mạnh trên da.
Bước 2: Rửa sạch da ngay lập tức: Sử dụng nước muối sinh lý pha loãng nước lọc để rửa sạch các vùng da vừa bị dính thuốc nhuộm và các khu vực lân cận. Nên rửa thật kỹ và thao tác nhẹ nhàng (không chà xát) để tránh làm trầy xước, tổn thương da.
Bước 3: Thoa một lớp dưỡng và làm dịu: Với các trường hợp kích ứng và dị ứng nhẹ, có thể xử lý bằng cách thoa một lớp gel lô hội mỏng hoặc tinh chất (kem dưỡng) chứa thành phần giữ ẩm cho da (Ceramides, Bơ hạt mỡ, Hyaluronic acid, Panthenol). Nên lựa chọn các sản phẩm lành tính, được bác sĩ da liễu khuyên dùng cho da kích ứng đến từ các thương hiệu như: La Roche Posay, Eucerin, Cerave…
Mẹo nhỏ: Nếu các biện pháp trên không giúp loại bỏ hoàn toàn thuốc nhuộm, bạn có thể thử sử dụng một ít baking soda pha với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó thoa lên vùng da bị dính thuốc và rửa sạch sau vài phút. Baking soda có tính kiềm nhẹ giúp trung hòa các axit và hóa chất trong thuốc nhuộm giúp làm sạch bề mặt da hiệu quả mà không gây kích ứng.
Đọc thêm: Da mặt bị dị ứng thì phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
Kích ứng da mặt kéo dài do thuốc nhuộm điều trị như thế nào?
Nếu tình trạng kích ứng kéo dài liên tục trong nhiều ngày, không những không có dấu hiệu giảm dần mà còn trở nên nghiêm trọng hơn. Cần thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị chuyên sâu, phòng tránh các tác động về sau. Dưới đây là một số phương pháp có thể được bác sĩ da liễu chỉ định trong trường hợp da mặt biến chứng do dính thuốc nhuộm tóc:
Sử dụng thuốc chống viêm:
Các loại kem chống viêm chứa corticoid không kê đơn nồng độ thấp (0.5 – 2.5%) như hydrocortisone, có thể giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn và sưng tấy. Hiệu quả các loại thuốc bôi này trên da tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của mỗi người. Với các trường hợp có tiền sử bị viêm da mặt (eczema, viêm da cơ địa…) việc dùng thuốc bôi hydrocortisone có thể không hiệu quả hoặc cần được kê đơn các dòng thuốc nồng độ cao hơn. Ngoài ra, các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo chúng ta không tự dùng thuốc trị ngứa tại nhà quá 5 ngày vì các tác động tiêu cực như: da khô sạm, da mỏng, rạn da, mụn trứng cá…
Thuốc kháng histamine:
Khi thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt, một số hóa chất có thể kích hoạt cơ thể sản xuất histamine. Kéo theo các triệu chứng dị ứng như: sổ mũi, cay mắt, ngứa rát, mẩn đỏ, sưng tấy. Thuốc kháng histamine được kê đơn và chỉ định trong trường hợp này nhằm giảm thiểu các phản ứng tiêu cực kéo dài của cơ thể. Những loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng viên uống hoặc kem bôi ngoài da. Hiện nay có hai thế hệ thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm: kháng histamin thế hệ thứ nhất (diphenhydramine, chlorpheniramine, promethazine ) và kháng histamin thế hệ thứ hai ( loratadine, cetirizine, fexofenadine). Nên ưu tiên dùng loại thuốc thế hệ mới vì hiệu quả nhanh và ít gây tác dụng phụ hơn.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh:
Thuốc nhuộm dính vào da mặt quá nhiều và tiệm cận với những khu vực nhạy cảm, xung quanh mắt, mũi, miệng. Hoặc các trường hợp da mặt tổn thương sâu, bị bỏng, có vết lở loét, chảy mủ, nổi hạch bạch huyết cần sử dụng thuốc kháng sinh, để phòng tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc được kê đơn để diệt khuẩn, dùng cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để dùng tại nhà nếu không có kiến thức y khoa, không có chỉ định của bác sĩ da liễu.
Điều trị da chuyên sâu:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc cơ thể không đáp ứng được với các loại thuốc uống, thuốc bôi đã chỉ định. Các bác sĩ da liễu có thể đề nghị người bệnh áp dụng các phương pháp chuyên sâu và phổ biến nhất là quang trị liệu (PUVA). Nhằm kiểm soát các biến chứng, ảnh hưởng kéo dài của tình trạng da mặt bị dính thuốc nhuộm tóc như: vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, lichen phẳng…
Khám phá ngay: Có nên tự dùng thuốc trị viêm da mặt tại nhà hay không?
Cách chăm sóc sau khi điều trị thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt
Việc chăm sóc và bảo vệ da sau điều trị là điều cần thiết để phòng ngừa nguy cơ tái phát dị ứng, phục hồi làn da khỏe mạnh. Do đó, dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn:
+ Hạn chế tối đa việc nhuộm tóc, dùng dầu dưỡng tóc hoặc các sản phẩm chứa nhiều thành phần hóa học như: nước hoa, body mist…
+ Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ chứa thành phần chiết xuất thiên nhiên như: nha đam, hoa cúc, rau má hoặc các hoạt chất phục hồi da an toàn (vitamin E, ceramides, vitamin B5).
+ Sử dụng kem chống nắng chỉ số cao (SPF50 và PA++++) mỗi ngày để bảo vệ da, phòng tránh các tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm.
+ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin (A, B, C, E) và các khoáng chất tốt cho da và tóc như: kẽm, sắt, magie…Ví dụ như: rau xanh, trái cây ít đường, hạt và cá hồi.
+ Thăm khám với bác sĩ da liễu định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần, kể cả khi làn da không có biểu hiện bất thường. Điều này giúp chúng ta phát hiện sớm các vấn đề da liễu và có chỉ định điều trị tương ứng.
Chuyên gia gợi ý: Viêm da mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Trên đây là bài viết “Thuốc nhuộm tóc dính vào da mặt có sao không?” của Mega Gangnam. Hy vọng thông qua đó, có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tổn thương ngoài da có thể gặp phải và cách xử lý khi da tiếp xúc với thuốc nhuộm. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ bác sĩ da liễu của Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc