Dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm nào tại nhà an toàn?
Mụn bọc mụn viêm là các dạng bệnh lý liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn P.acnes có hại. Dẫn đến sự xuất hiện của các nốt nhọt, dịch mủ dưới lỗ chân lông và trên bề mặt da, gây, sưng tấy, đau nhức kéo dài. Trường hợp này không thể cải thiện nếu chỉ sử dụng các loại mỹ phẩm bôi thoa thông thường. Do đó, cần tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu nên dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm loại nào hiệu quả, kiểm soát tình trạng mụn tại nhà!
Trị mụn bọc mụn viêm bằng thuốc bôi được không?
Mụn bọc mụn viêm có thể được xếp vào nhóm bệnh lý và cần được điều trị bằng thuốc. Đây cũng là hướng trị liệu phổ biến dành cho các trường hợp viêm nhiễm, biến chứng do mụn. Sử dụng thuốc có khả năng tiêu diệt khuẩn p.acnes, kiểm soát các ổ viêm, chứa dịch mủ và hỗ trợ cho các biện pháp y tế mạnh hơn nếu cần. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng một số loại thuốc trị mụn bọc mụn viêm có chứa thành phần giảm đau, giảm sưng, kháng viêm, kháng khuẩn hoặc có cơ chế làm lành khi da bị tổn thương.
Khi nào nên dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm tại nhà?
Trên thực tế, sử dụng thuốc tuy là biện pháp phổ biến nhưng cũng có rất nhiều phương pháp được chỉ định đối với từng trường hợp bị mụn. Do đó, nếu có dùng thuốc tại nhà hãy chắc chắn tình trạng mụn viêm mụn bọc không nghiêm trọng, mới phát triển, không có dấu hiệu biến chứng, sưng đau bất thường. Lúc này, có thể cân nhắc dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại nhà sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bởi đôi khi trường hợp này liên quan đến sự thay đổi bất thường của hormone và không phải diễn biến kéo dài.
Trường hợp nào nên trực tiếp thăm khám bác sĩ da liễu?
Nếu tình trạng mụn bọc, mụn viêm xuất hiện dấu vết lây lan, không cải thiện sau khi dùng thuốc hoặc biến chứng nặng hơn (ổ viêm lớn, đau nhức quá mức…) cần thiết phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tùy vào mức độ phát triển của mụn, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ có chỉ định kê đơn loại thuốc mạnh hoặc đề xuất trị liệu kết hợp các biện pháp khác: liệu pháp ánh sáng, phẫu thuật…
Tìm hiểu thêm: Nguy hiểm từ những nốt mụn bọc có thể bạn chưa biết!
5+ Thuốc bôi trị mụn bọc mụn viêm có thể dùng tại nhà
Thực tế thì chúng ta không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian bị mụn viêm hay mụn bọc. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn chỉ mới xuất hiện với kích thước bé, chưa gây đau nhức hay bị nhiễm trùng, có thể tham khảo ý kiến dược sĩ để sử dụng một số loại thuốc như sau:
Kem bôi trị mụn chứa Benzoyl Peroxide
Sản phẩm phổ biến: Panoxyl 10, Clearasil
Thành phần chính: Benzoyl peroxide
Cơ chế hoạt động: Benzoyl peroxide là một hoạt chất có tính năng kháng khuẩn mạnh, cho phép tiêu diệt vi khuẩn p.acnes và một số tạp khuẩn gây mụn. Sản phẩm cũng đồng thời mang đến hiệu quả làm khô cồi, giảm sưng và thúc đẩy quá trình làm lành các nốt sưng viêm.
Cách sử dụng: Làm sạch, để da khô và thoa một lớp thật nhẹ lên khu vực bị mụn (2 lần/ngày). Trường hợp da quá nhạy cảm nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được khuyến nghị loại thuốc nồng độ thấp hơn.
Thuốc trị mụn bọc mụn viêm Retinoid
Sản phẩm phổ biến: Differin cream 0.1, Retin-A cream 0.05
Thành phần chính: Adapalene, Tretinoin (nhóm Retinoid)
Cơ chế hoạt động: Retinoid hoạt động trên cơ chế điều hòa quá trình thay da, loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa sự bí tắc ở lỗ chân lông. Bên cạnh đó, các hoạt chất thuộc nhóm retinoid cũng có khả năng giảm sưng tấy, chống viêm, giảm thâm và cải thiện kết cấu da khi bị mụn.
Cách sử dụng: Dùng ngày 2-3 lần sau khi làm sạch da, tránh xa các khu vực nhạy cảm, tiệm cận với mắt, mũi hoặc môi.
Thuốc uống chứa kháng sinh Doxycycline
Thương hiệu phổ biến: Doxycycline 100mg, Vibramycin 100mg
Thành phần chính: Doxycycline hyclate
Cơ chế hoạt động: Doxycycline (nhóm tetracycline) là loại nhóm kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein của các loại vi khuẩn gây mụn và một số bệnh lý da liễu khác. Từ đó tiêu diệt, giảm quy mô phát triển của vi khuẩn và hạn chế tình trạng bội nhiễm.
Cách sử dụng: Uống thuốc trị mụn bọc mụn viêm kháng sinh theo liều lượng được kê đơn và chỉ định bởi bác sĩ, thông thường là 1-2 lần/ngày sau bữa ăn.
Bài viết liên quan: Mặt bị mụn nên uống thuốc gì để điều trị?
Thuốc trị mụn chứa kháng sinh Clindamycin
Thương hiệu phổ biến: Clindoxyl gel, Dalacin-T 1%
Thành phần chính: Clindamycin phosphate
Cơ chế hoạt động: Giống như Doxycycline, Clindamycin cũng là một loại kháng sinh kìm khuẩn và diệt khuẩn có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, loại thuốc này được bào chế ở dạng bôi thoa và trong thành phần có thể kết hợp benzoyl peroxide để tăng hiệu quả, giảm sưng đau, tránh lây lan mụn.
Cách sử dụng: Làm sạch da, bôi trực tiếp lên khu vực bị mụn (không lở loét hoặc chảy dịch) và áp dụng 1-2 lần/ngày theo hướng dẫn.
Kem bôi Azelaic Acid trị mụn viêm
Sản phẩm phổ biến: Skinoren krem, Finacea 15%
Thành phần chính: Azelaic acid
Cơ chế hoạt động: Azelaic acid thuộc nhóm axit dicarboxylic, được chiết xuất từ một số loại thực vật với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sắc tố da. Do đó, trong những trường hợp bị mụn viêm nhẹ, có vết thâm sau mụn, các chuyên gia có thể đề xuất dùng thuốc hoặc kem bôi chứa Azelaic acid.
Cách sử dụng: Tương tự như cách dùng các sản phẩm thuốc trị mụn bọc mụn viêm dạng bôi khác nhưng nên tránh dùng ban ngày hoặc sau khi tiếp xúc ánh nắng.
Đánh giá chung: Trị mụn, đặc biệt là mụn viêm, mụn bọc là một quá trình dài hạn và cần đặc biệt kiên trì. Việc dùng thuốc có thể kiểm soát mức độ phát triển, giảm đau, giảm sưng và giảm thiểu các biến chứng về sau. Tuy nhiên, cần xác định rằng mỗi loại thuốc trị mụn viêm mụn bọc mà chúng tôi đề cập ở trên đều có những đặc tính riêng biệt, có thể kỵ nhau hoặc gây phản ứng phụ. Do đó, cần thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc, nhất là dạng đường uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khám phá ngay: Tại sao da mặt nổi nhiều mụn? Dấu hiệu & cách khắc phục
Những lưu ý khi dùng thuốc trị mụn bọc mụn viêm
Các loại thuốc trị mụn viêm mụn bọc chứa các thành phần điều trị với hoạt lực mạnh, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, những sai sót khi dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ tiêu cực, khiến tình trạng da và sức khỏe gặp vấn đề nghiêm trọng. Do đó, dưới đây là những điều cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho mục đích trị mụn tại nhà:
1. Khi nào nên và không nên dùng thuốc tại nhà?
+ Dùng thuốc điều trị mụn viêm, mụn bọc tại nhà khi tình trạng mụn không nghiêm trọng, quy mô phát triển nhỏ, không có biểu hiện ứng tấy, đau nhức, lở loét hay sốt cao và nhất định phải có chỉ định của bác sĩ.
+ Không dùng thuốc điều trị nếu các nốt mụn xuất hiện dày đặc, sưng đỏ mạnh, gây đau nhức, các ổ viêm sâu, có dấu hiệu bị vỡ ra; làn da quá nhạy cảm hoặc đã từng trị mụn bằng thuốc nhưng không hiệu quả.
+ Trường hợp phụ nữ mang thai, có kế hoạch mang thai, đang cho con bú, đang sử dụng thuốc trị bệnh, trẻ em dưới 18 tuổi không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc không kê đơn và cần thăm khám với bác sĩ ngay.
2. Liều lượng thuốc trị mụn viêm mụn bọc
+ Mỗi loại thuốc có những thành phần khác nhau nên liều lượng được chỉnh định cũng có sự khác biệt. Cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị chính hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng, đặc biệt là với các loại thuốc uống, thuốc kháng sinh phổ rộng liều cao vì cực kỳ có hại cho gan thận và chức năng của nhiều cơ quan. Trường hợp này cũng tương tự với thuốc bôi để tránh bị khô da, bong tróc, bào mòn da.
3. Cách chăm sóc da khi dùng thuốc trị mụn
+ Dùng thuốc bôi trị mụn viêm mụn bọc cần đặc biệt chú trọng đến việc dưỡng ẩm cho da, nhất là vùng mặt. Bởi các loại thuốc bôi trị mụn thường có đặc tính làm sạch tế bào chết, ức chế mụn và dễ gây khô da. Vì vậy, nên kết hợp dưỡng ẩm, uống đủ uống, bổ sung vitamin để da khỏe mạnh, nhanh phục hồi.
+ Các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại chứa retinoid, acid salicylic làm tăng khả năng kích ứng với ánh nắng mặt trời. Việc không che chắn, bảo vệ da cẩn thận có thể dẫn đến hiện tượng bắt nắng, sạm da, để lại vết thâm sẹo rõ rệt sau khi điều trị mụn.
+ Mụn viêm mụn bọc là những loại mụn dễ xuất hiện sẹo tối màu, sẹo rỗ nặng nên cần chăm sóc và điều trị kỹ lưỡng ngay cả sau khi có nốt mụn đã bị loại bỏ. Tùy vào từng trường hợp, mức độ sẹo mà bạn nên cân nhắc áp dụng các liệu pháp thẩm mỹ chuyên nghiệp để trả lại làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Đọc thêm: Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc da mụn
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại thuốc trị mụn bọc mụn viêm và hướng dẫn khi dùng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về các liệu pháp thẩm mỹ, cải thiện sẹo mụn, trẻ hóa da, vui lòng liên hệ tới Hotline: 093.770.6666 của Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam để được hỗ trợ và nhận tư vấn chi tiết bởi các bác sĩ da liễu, chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc!
Các bài viết liên quan
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Dùng kem trị mụn bọc mụn viêm loại nào an toàn và nhanh khỏi?
- Dùng gel trị mụn bọc tại nhà loại nào hiệu quả nhanh?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?