Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết và cách nào tốt nhất?
Sẹo rỗ thường xuất hiện sau khi bị mụn trứng cá, tổn thương trên bề mặt, tùy vào từng vấn đề da cụ thể mà mức độ phát triển của các vết sẹo có sự khác biệt nhất định. Các vết sẹo rỗ do mụn xuất hiện chủ yếu ở mặt nên ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình. Do vậy việc điều trị sẹo càng được chú trọng nhiều hơn. Vậy cách nào tốt nhất và trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết? Tham khảo ngay trong bài viết này!
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp nào tốt nhất?
Không có phương pháp nào điều trị tốt nhất chỉ có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Đó cũng là điều mà các bác sĩ da liễu luôn khẳng định với bệnh nhân trước các buổi trị liệu chuyên nghiệp. Sẹo rỗ phân thành nhiều loại khác nhau với mức độ phát triển và nguyên nhân hình thành cũng có sự khác biệt lớn. Do đó, có khá nhiều phương pháp trị liệu được chỉ định đối với trường hợp da có sẹo rỗ, sẹo lõm:
Chấm TCA trị sẹo rỗ
Đây là phương pháp peel da sử dụng axit trichloroacetic (TCA) nồng độ cao thường là từ 20% trở lên với mục đích phá hủy nền sẹo, kích thích sự phát triển của các tế bào xơ ở tầng thượng bì, từ đó làm đầy tổ chức sẹo. Đây là phương pháp được khuyến nghị cho làn da có sẹo rỗ chân nhọn, kích thước nhỏ vì khả năng tự làm đầy sẽ tốt hơn so với sẹo đáy tròn hoặc sẹo có kích thước quá lớn. Chấm TCA có ưu điểm chính là không quá tốn kém, hứa hẹn đạt được hiệu quả tốt nếu được điều trị bởi bác sĩ chuyên nghiệp và tình trạng da phù hợp. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là TCA sẽ làm mỏng da, dễ kích ứng với ánh nắng và cần được chăm sóc cẩn thận.
Gợi ý đọc thêm: Peel da trị sẹo rỗ có tốt không? Chi phí và quy trình chuẩn y khoa
Tiêm chất làm đầy sẹo rỗ
Đây cũng là một phương pháp thường xuyên được áp dụng với mục đích bù đắp thể tích mô bị thiếu hụt ở các vết sẹo rỗ. Hoạt chất làm đầy được sử dụng chủ yếu là những thành phần an toàn, tương thích tốt với cơ thể như HA (hyaluronic acid), calcium hydroxylapatite, Poly-L-lactic acid hay PRP (huyết tương giàu tiểu cầu). Vì kết cấu đặc biệt của những chất làm đầy được sử dụng nên đây là lựa chọn tốt nhất cho sẹo rỗ chân vuông, chân tròn tại những bề mặt phẳng như vùng má, rãnh cười hay vùng trán.
Lăn kim trị sẹo rỗ
Có thể khẳng định đây là phương pháp điều trị sẹo rỗ được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Về cơ bản quá trình lăn kim không quá phức tạp, các chuyên gia chủ yếu sử dụng các đầu lăn chứa nhiều kim nhỏ để tạo ra tổn thương ở vùng da bị sẹo, kích thích sự sản sinh collagen và elastin, từ đó làm mịn và săn chắc da. Tuy nhiên, lăn kim không phải hướng điều trị ưu việt nhất mà sự phổ biến chủ yếu đến từ việc phương pháp này có cơ chế đơn giản, dễ thực hiện. Điều trị sẹo rỗ chân vuông, mức độ nhẹ bằng cách lăn kim thường cho hiệu quả khá tốt nhưng cần áp dụng nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Lăn kim trị sẹo rỗ có tốt không? Khả năng hồi phục thế nào?
Phi kim vi điểm trị sẹo
Đây là phương pháp sử dụng tần số cao để tạo ra các điểm nhiệt trên da, giúp phá hủy các tế bào da tổn thương, cấu trúc rối loạn do bị sẹo nhằm kích thích hoạt động tái tạo da mới. Trong các trường hợp bị sẹo rỗ nông chân tròn hoặc chân vuông, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này để thay thế lăn kim. Mức độ xâm lấn khi phi kim trị sẹo rỗ tương đối nhẹ, không gây đau mà chỉ cần chú trọng đến việc bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, muốn phi kim đạt hiệu quả tốt thì tốt khá nhiều thời gian và các buổi điều trị liên tục.
Điều trị sẹo rỗ bằng laser
Đây là phương pháp sử dụng tia laser để tạo ra các xung nhiệt trên da, giúp can thiệp vào các vùng da bị sẹo rỗ, làm tổn thương sẹo và, thúc đẩy cơ thể sản sinh tế bào da mới nhằm lấp đầy những vùng sẹo. Các chuyên gia đánh giá việc bắn laser có thể đạt mang đến hiệu quả cao, làm mờ sẹo rỗ mức độ nhẹ đến 80%. Tuy nhiên, nếu bắn laser chúng ta có thể gặp phải các phản ứng phụ như đau rát, sưng đỏ, nhiễm trùng, tăng sắc tố sau viêm nếu không được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa và áp dụng cách chăm sóc đúng đắn.
Bóc tách đáy sẹo rỗ
Đối với các trường hợp sẹo rỗ nặng, sẹo quá sâu các bác sĩ có thể cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật sẹo, cụ thể là bóc tách đáy sẹo. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng các dao phẫu thuật siêu nhỏ để cắt và nâng đáy sẹo lên nhằm là phẳng bề mặt. Tuy nhiên, vì kỹ thuật phức tạp và yêu cầu rất cao từ các bác sĩ thực hiện nên chỉ trường hợp sẹo không phù hợp với các hướng điều trị khác thì mới chỉ định bóc tách. Tuy nhiên, đây cũng không phải là phương pháp có thể điều trị hoàn toàn các vết sẹo, điều này chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa, khả năng hồi phục và đáp ứng của mỗi người.
Giải đáp chi tiết: Trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết?
Sẹo rỗ so với sẹo lồi và các loại sẹo khác được xếp vào nhóm khó điều trị hơn cả. Vì để lấp đầy đáy sẹo và là phẳng bề mặt da vốn không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Tuy rằng có thể áp dụng các phương pháp trên để kích thích tái tạo tế bào da mới nhưng để lấp đầy đáy sẹo mà không có bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào là điều không thể.
Mặc dù vậy, khi thăm khám tại các cơ sở thẩm mỹ, phòng khám da liễu, các bác sĩ có thể đề xuất cho bạn phương pháp điều trị phù hợp, mang đến kết quả thẩm mỹ tốt nhất cho vấn đề da của bạn.
Đối với câu hỏi trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết, điều này không thể trả lời qua loa mà cần căn cứ vào nhiều yếu tố, nhất là phương pháp điều trị. Dưới đây là một số đánh giá cụ thể giúp chúng ta dễ dàng xác định thời gian và số buổi điều trị sẹo rỗ để làn da hồi phục tốt nhất có thể:
+ Đối với phương pháp chấm TCA: Số lần điều trị bằng phương pháp chấm TCA phụ thuộc vào mức độ sẹo. Thông thường với TCA 65% trở lên cần điều trị tối thiểu 3-6 lần và mỗi lần cách nhau khoảng 4-8 tuần.
+ Đối với phương pháp tiêm chất làm đầy: Hiệu quả lấp đầy sẹo bằng phương tiêm chất làm đầy thường chỉ duy trì hiệu quả được tối đa 6-12 tháng. Ngay sau đó nếu muốn tiếp tục giữ hiệu quả cần phải tiêm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
+ Đối với phương pháp lăn kim: Điều trị sẹo rỗ theo hình thức lăn kim cần nhiều buổi điều trị, với sẹo nhẹ từ 3-5 buổi trong khi với các vết sẹo trung bình, sẹo hình thành quá 12 tháng cần tối thiểu 6-10 đợt.
Tham khảo bài viết: Cần lăn kim trị sẹo rỗ bao nhiêu lần mới khỏi?
+ Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim vi điểm: Điều trị sẹo bằng phương pháp này chỉ phù hợp với sẹo nông, sẹo trung bình nên cần thực hiện tối thiểu 6-8 phiên trị liệu. Trường hợp sẹo nặng có thể xen kẽ kết hợp với phương pháp khác.
+ Đối với phương pháp bắn laser trị sẹo: Số buổi điều trị sẹo rỗ bằng laser cần tối thiểu 3-5 lần thực hiện và giãn cách trong khoảng 4-6 tuần tùy vào vấn đề da và mức độ sẹo. Bắn laser có thể gây tổn thương bề mặt nên cần thời gian nghỉ dưỡng lâu hơn.
+ Phẫu thuật bóc tách đáy sẹo: Phương pháp điều trị này đánh giá khách quan là tương đối phức tạp và cần bác sĩ thực hiện có tay nghề cao. Tuy nhiên, không chỉ bóc tách 1 lần là sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Thông thường, cần ít nhất 3-5 lần điều trị để phục hồi da nhưng không thể đạt được hiệu quả 100% như mong đợi.
Những điều cần lưu ý khi điều trị sẹo rỗ trên da mặt
Lựa chọn điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp nào chủ yếu phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhưng với vấn đề da hiện tại, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn quan tâm và mong muốn hiểu rõ hơn về phương pháp trị liệu. Do đó, dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp chúng ta tìm ra phương pháp cải thiện làn da sẹo rỗ tốt hơn:
Nên chọn phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp với đặc điểm và mức độ phát triển của sẹo.
- Trường hợp bị sẹo rỗ chân nhọn, sâu và nhỏ, bạn có thể chọn chấm TCA.
- Với sẹo rỗ chân tròn, chân vuông có đáy rộng có thể cân nhắc đến phương pháp tiêm chất làm đầy da, lăn kim, phi kim vi điểm..
- Bị sẹo rỗ lâu năm, sẹo nặng cần áp dụng các liệu trình triệt để hơn như bắn laser cường độ cao hoặc bóc tách đáy sẹo.
Xác định phương pháp điều trị phù hợp với vấn đề da, nhóm da hiện tại.
- Nếu thuộc nhóm da mỏng, da nhạy cảm và dễ lộ mao mạch thì cách tốt nhất là tránh xa các phương pháp có thể gây kích ứng, viêm, nhiễm trùng hay tăng sắc tố, như chấm TCA, bắn laser, phi kim và bóc tách đáy sẹo.
- Nếu thuộc nhóm da nhiều dầu, da dày thì có thể áp dụng hầu hết các phương pháp trị liệu đã kể trên. Tuy nhiên, nếu cơ địa khó hồi phục thì tốt nhất nên tránh xa các phương pháp can thiệp sâu như bắn laser, siêu mài mòn, phẫu thuật tách đáy sẹo.
Phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp với khả năng tài chính và thời gian rảnh rỗi của bạn.
- Các phương pháp có chi phí thấp như chấm TCA, lăn kim hay phi kim vi điểm là lựa chọn tốt nhất cho những bạn có ngân sách khiêm tốn hoặc vấn đề sẹo trên da không quá phức tạp.
- Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, vấn đề da phức tạp và chỉ chú trọng vào mục tiêu điều trị thì nên cân nhắc đến các phương pháp phức tạp hơn như bắn laser, tách đáy sẹo, mài da vi điểm.
Phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp nhất cần dựa trên sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Bác sĩ sẽ kiểm tra da của bạn, đánh giá tình trạng sẹo rỗ cũng như đưa ra lời khuyên phù hợp với tình trạng da, mong muốn và tính khả thi của phương pháp điều trị. Điều quan trọng nhất là nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có giấy phép hoạt động và có bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình điều trị sẹo rỗ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp trị sẹo rỗ bao nhiêu lần thì hết. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về các phương pháp trên hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ trị liệu chuyên nghiệp – công nghệ cao tại Mega Gangnam vui lòng liên hệ ngay qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Sẹo trắng là gì? Có dễ điều trị hay không?
- 1 CC HA Collagen bao nhiêu tiền? Có nên cấy HA Collagen không?
- Tiêm filler làm đầy sẹo lõm hiệu quả như thế nào? Duy trì bao lâu?
- Hướng dẫn cách chọn máy trị sẹo phù hợp cho từng vấn đề da
- Bôi nghệ tươi trị sẹo khi nào nhanh khỏi?
- Sẹo rỗ hình thành như thế nào? Điều trị được không?
- Contractubex có tác dụng gì? Công dụng và hiệu quả thực tế
- Exosome Therapy – Công nghệ liệu pháp Exosomes trong làm đẹp
- Lăn kim điều trị sẹo lõm có tốt không? Hiệu quả như thế nào?
- Điều trị sẹo đáy nhọn dứt điểm bằng cách nào tốt nhất?