Thực hiện xông mặt nên trong bao nhiêu phút?
Xông hơi mặt mang đến hàng loạt lợi ích nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phục nếu áp dụng sai cách hoặc thời gian thực hiện quá lâu. Chỉ nên duy trì việc xông mặt mỗi lần tối đa 15 phút, với các trường hợp da khô, da có các vấn đề nghiêm trọng hơn thì thời gian thực hiện xông hơi cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và theo dõi phản ứng của cơ thể trước khi thực hiện xông mặt để trị bệnh hoặc làm đẹp!
Xông hơi mặt là một phương pháp hữu ích để chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh và cải thiện làn da. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo hướng dẫn của các chuyên gia để đạt được hiệu quả tốt nhất khi xông mặt và hạn chế các phản ứng tiêu cực. Tham khảo bài viết này để xác định thực hiện xông mặt nên trong bao nhiêu phút và những điều cần lưu ý!
Xông mặt nên trong bao nhiêu phút là tốt nhất?
Từ thời xa xưa, phương pháp xông hơi mặt đã được áp dụng cho mục đích thư giãn, hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe làn da. Hơi nước nóng khi tiếp xúc với bề mặt kích thích lỗ chân lông giãn nở, đưa các tạp chất ra bên ngoài và đẩy dưỡng chất vào sâu bên trong các tầng da. Ở một khía cách khác, việc xông hơi mặt thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện chức năng hô hấp và là một hướng trị bệnh dân gian khá tốt.
Tuy nhiên, muốn xông hơi mặt đạt được hiệu quả như mong muốn ngoài cách thực hiện, chuẩn bị nguyên liệu thì thời gian xông hơi cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cần căn cứ vào vấn đề da, nhóm da và tình trạng sức khỏe mà chúng ta có thể xác định được nên thực hiện xông trong bao lâu. Cụ thể như sau:
- Xông hơi mặt cho da dầu, nhiều bã nhờn, da dày sừng: 10 – 15 phút
- Xông hơi mặt cho da khô, da thường, ít khuyết điểm: 5 – 10 phút
- Xông hơi cho da bị mụn nhẹ, mụn ẩn, mụn đầu đen, không viêm: 12 – 15 phút
- Xông hơi mặt cho da nhạy cảm mức độ nhẹ: 5 – 7 phút
- Xông hơi để điều trị bệnh viêm mũi, viêm họng, hô hấp: 15 phút
- Xông hơi thư giãn, hỗ trợ cho các bước chăm sóc da chuyên sâu: 10 phút
Nhìn chung, việc xông hơi mặt cho da không cần thực hiện nhiều lần trong tuần nhưng là một phương pháp hữu ích để cải thiện tổng thể làn da và nâng cao sức khỏe. Mặc dù vậy, cần xông hơi với khoảng thời gian phù hợp, không nên xông quá nhanh (không có tác dụng), cũng như tránh trường hợp xông mặt quá lâu (dễ gặp tác dụng phụ). Từ thông tin đã cung cấp ở trên hãy xác định vấn để da và chọn thời gian xông mặt cho phù hợp, an toàn và cho hiệu quả tốt.
Điều gì sẽ xảy ra nếu xông hơi mặt quá lâu?
Việc xông hơi mặt tưởng chừng như đơn giản và không gây tác dụng phụ gì nhưng nếu thời gian thực hiện diễn ra lâu hơn so với khuyến nghị của chúng tôi, bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như sau:
Da mặt bị khô: Nhiều người thường có thói quen xông mặt cho đến khi nước nguội hẳn nhưng chúng tôi hoàn toàn không khuyến nghị cách thực hiện này. Việc xông mặt quá lâu khiến lỗ chân lông giãn nở, nước và độ ẩm trong các tế bào da rất dễ bị thất thoát, khiến da mặt khô hơn sau khi xông. Nếu duy trì thực hiện quá lâu, chúng ta có thể gặp phải tình trạng da sạm đen, xuất hiện các nếp nhăn li ti, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Gây kích ứng da: Nhiệt độ cao từ hơi nước có thể mang đến cảm giác căng rát, châm chích, sốc nhiệt, ửng đỏ ở vùng mặt khi mới xông hơi. Nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì việc xông hơi, tình trạng kích ứng có thể trở nên trầm trọng hơn. Điều này càng trở nên phức tạp với những bạn có làn da nhạy cảm, da mỏng yếu và dễ bị tổn thương do nhiệt.
Làm trầm trọng bệnh về da: Đa số mọi người đều cho rằng xông mặt ở nhiệt độ cao có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da. Thực tế thì, nhiệt độ nước được áp dụng để xông hơi không quá cao nên chắc chắn không đủ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, nền nhiệt cao và ẩm ướt còn có khả năng làm trầm trọng thêm các bệnh lý da liễu mãn tính như chàm, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, vảy nến….
Ảnh hưởng tới sức khỏe: Nếu áp dụng việc xông mặt quá lâu không những chúng ta không cảm thấy thư giãn, thoải mái mà còn dẫn đến các trường hợp mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, hoa mắt, chóng mặt đau đầu. Điều này cũng góp phần tạo ra những rủi ro đối với hệ thống tuần hoàn, tim mạch, huyết áp. Không chỉ vậy, xông hơi mặt liên tục cũng ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp, tạo cảm giác khó thở, tổn thương cổ họng hoặc tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mũi.
Những khuyến nghị từ chuyên gia về việc xông hơi mặt
Bên cạnh những khuyến nghị về thời gian thực hiện xông hơi mặt, còn một số yếu tố mà bạn cần chú trọng để đảm bảo an toàn khi áp dụng phương pháp này, cụ thể như sau:
Chuẩn bị kỹ trước khi xông mặt: Để đảm bảo quá trình xông hơi mặt diễn ra an toàn, tránh trường hợp da bí bách, bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn. Cần tẩy trang, rửa mặt trước khi thực hiện và nếu có thể nên thực hiện cả tẩy tế bào chết cho da.
Sử dụng thảo dược và tinh dầu: Tránh xông hơi mặt chỉ với nước ấm. Nên kết hợp cùng các nguyên liệu thiên nhiên như: vỏ bưởi, vỏ cam, chanh, hoa hồng, hoa oải hương, hoa cúc và một số loại tinh dầu như tràm trà hoặc bạc hà. Điều này giúp cải thiện hiệu quả xông mặt và mang đến cảm giác dễ chịu hơn.
Chăm sóc da sau khi xông: Sau khi xông hơi mặt, cần rửa sạch da để loại bỏ các tạp chất, bã nhờn đã bị đẩy lên bề mặt. Đồng thời, nên sử dụng thêm các sản phẩm cấp nước, giữ ẩm và các hoạt chất phục hồi chuyên sâu để tối ưu hóa hiệu quả làm đẹp da.
Các trường hợp không xông mặt: Tuyệt đối không xông hơi mặt khi bị mụn, bị bệnh da liễu, có các vấn đề về huyết áp, tim mạch, da nhạy cảm quá mức, nền da mỏng, lộ mao mạch. Ngoài ra, cũng cần tránh xông hơi khi sau khi uống rượu bia, hút thuốc hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Tần suất xông hơi mặt: Không nên thực hiện xông hơi mặt quá thường xuyên vì dễ gây phản tác dụng. Tần suất được khuyến nghị bởi các chuyên gia là khoảng 1 – 2 lần/tuần, giãn cách 2-3 ngày.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp xông mặt nên trong bao nhiêu phút là tốt nhất. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ ngay, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để gặp gỡ các chuyên gia và bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao!
Tham khảo thêm một số bài viết để được hướng dẫn chi tiết về phương pháp xông hơi mặt khoa học:
Xông hơi da mặt như thế nào? Hướng dẫn 5 cách xông hơi tốt nhất
[ Giải đáp ] Da mặt bị dị ứng có nên xông hơi không?
Xông hơi mặt bằng gì tốt nhất? Khuyến nghị từ chuyên gia
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!