Xông tỏi có tốt cho da mặt không? Giải đáp từ chuyên gia
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc khi chế biến các món ăn của người Việt. Ở một khía cạnh khác, từ thời xa xưa, người ta cũng dùng tỏi cho các mục đích khác nhau như trừ tà, xua đuổi vận xui hay điều trị bệnh. Nguyên liệu này cũng đặc biệt dễ tìm nên cũng được sử dụng để xông hơi da mặt. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo lắng bởi tỏi có chứa nhiều hoạt chất khá mạnh và không phải ai cũng phù hợp. Vậy xông tỏi có tốt cho da mặt không? Tham khảo ngay tại đây!
Tác dụng của tỏi đối với cơ thể người là gì?
Tỏi chứa nhiều sulfur một hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Những củ tỏi tươi cũng chứa một lượng germanium và selen nhất định. Trong đó, hàm lượng germanium tự nhiên trong tỏi còn cao hơn nhiều so với các loại thảo dược quý hiếm như: nhân sâm, trà đỏ. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do.
Tuy nhiên, tác dụng lớn nhất của tỏi đến từ tiền chất alliin. Sau khi băm nhỏ hoặc nghiên nát, các enzyme tự nhiên nhanh chóng chuyển hóa alliin thành allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên với các lợi ích quan trọng như: đào thải cholesterol xấu; tăng cường sinh lý phái nam; hỗ trợ sức khỏe xương khớp; phòng ngừa và điều trị cảm cúm; tiêu diệt vi khuẩn gây hại; phòng ngừa ung thư và các đột biến DNA bất thường…
Xông tỏi có tốt cho da mặt không?
Với rất nhiều lợi ích như vậy, có nhiều ý kiến cho rằng nên lựa chọn tỏi để xông hơi cho da mặt. Tuy nhiên, việc xông tỏi có tốt cho da mặt không cần được lý giải bởi các bác sĩ, chuyên gia da liễu.
Nói về lợi ích của việc xông hơi mặt bằng tỏi, bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương cho biết:
Tỏi khi được kết hợp với nước nóng cùng một vài nguyên liệu hỗ trợ có khả năng đào thải tạp chất, bụi bẩn, bã nhờn ra khỏi lỗ chân lông. Không chỉ vậy, dưới tác động của nước nóng, các enzyme cũng hỗ trợ cho việc chuyển hóa alliin thành allicin nhanh chóng hơn. Điều này mang lại hiệu ứng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng, chống oxy hóa cho da mặt tốt hơn. Ngoài ra, xông mặt bằng tỏi (hay bất kỳ dược liệu khác) cũng có khả năng kích thích tuần hoàn máu, giúp da dẻ hồng hào.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng nói một số khuyến nghị đối với việc dùng dùng tỏi để xông mặt:
Trong thành phần của tỏi có thể có chứa một số hoạt chất gây kích ứng cho da nếu thực hiện xông mặt cho các trường hợp da nhạy cảm, mỏng yếu, đang có vết thương hở. Chẳng hạn như Enzyme Alliin lyase (thành phần hỗ trợ chuyển hóa alliin thành allicin), Ajoene (hợp chất của sulfuric), Diallyl disulfide (tinh dầu tỏi tự nhiên). Ngoài ra, chính allicin cũng có khả năng gây ngứa rát, mẩn đỏ, bỏng da và cảm giác khó chịu khi xông mặt bằng tỏi. Do đó, chúng tôi khuyến nghị chỉ xông mặt bằng tỏi khi cơ thể không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong tỏi, nền da đủ khỏe mạnh, cũng như áp dụng xông tỏi cho da mặt đúng cách.
Đánh giá chung: Việc xông hơi mặt bằng tỏi mang đến nhiều lợi ích, nhất là trong việc hỗ trợ trị mụn, tái tạo da. Tuy nhiên, nguyên liệu này có thể không an toàn với làn da do có chứa nhiều thành phần hoạt tính quá mạnh (dù nhiều công dụng). Vì vậy, chỉ dùng tỏi xông hơi mặt khi có chỉ định của bác sĩ, những người có chuyên môn trong lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần đặc biệt tránh xông hơi tỏi (kể cả xông mặt bằng các nguyên liệu khác) nếu có vết thương hở, da khô quá mức, da nhạy cảm, đang bị các bệnh về da mặt, giãn mạch…
Tìm hiểu: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Thực hiện xông da mặt bằng bằng tỏi như thế nào?
Nếu trong điều kiện cho phép, được chỉ định bởi chuyên gia hoặc bác sĩ, chúng ta có thể cân nhắc tự thực hiện xông da mặt bằng tỏi tại nhà như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
+ 1-2 củ tỏi to
+ 2 lít nước sạch
+ 1 chiếc khăn cotton sạch
+ 1 chiếc bát hoặc chậu lớn
+ Tía tô, sả hoặc chanh (không bắt buộc)
Cách xông hơi mặt bằng tỏi:
Bước 1: Bóc vỏ tỏi, rửa sạch, dùng dao đập dập 1 lần duy nhất, tránh xay hoặc giã nhuyễn quá mức, vì dễ gây tiết ra các thành phần gây kích ứng da.
Bước 2: Cho phần tỏi đã chuẩn bị vào 1 chiếc chậu lớn và đổ nước nóng vào và khuấy đều. Khi nước giảm nhiệt độ còn 50 – 60 độ C thì mới bắt đầu xông mặt. Tránh xông tỏi khi nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Bước 3: Rửa mặt với dung dịch làm sạch phù hợp. Khi da còn hơi ẩm (nhưng ráo nước), dùng một chiếc khăn lớn trùm đầu, cách chậu nước 60 – 70cm và bắt đầu xông hơi trong khoảng 10 phút.
Bước 4: Sau khi xông đủ thời gian, cần rửa mặt sạch da một lần nữa bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh bị ám mùi tỏi. Cần bổ sung ngay độ ẩm và các chất dinh dưỡng sau khi xông mặt bằng serum, kem dưỡng chứa HA, Ceramide, chiết xuất lô hội, rau má…
Đọc thêm: Xông hơi mặt bằng gì tốt nhất? Khuyến nghị từ chuyên gia
Những lưu ý quan trọng khi xông tỏi cho vùng mặt
Có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện phương pháp xông tỏi cho da mặt tại nhà như sau:
+ Không thực hiện xông hơi mặt bằng tỏi trong thời gian điều trị các bệnh lý da liễu và có sử dụng thuộc vì dễ dẫn đến các tương tác xấu, gây hại cho da và cơ thể.
+ Tránh xông hơi mặt bằng tỏi trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú vì mùi của tỏi không dễ chịu, có khả năng gây cay mắt. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần trong giai đoạn nhạy cảm như thế này.
+ Nên pha loãng nước tỏi với nước và thử nghiệm ở mu bàn tay để đánh giá mức độ nhạy cảm của làn da với nguyên liệu này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần tránh xông tỏi cho da mặt.
+ Chỉ thực hiện xông tỏi cho da mặt tối đa 1 lần/tuần và trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 10 phút). Thời điểm xông mặt thích hợp nhất là vào buổi tối, trong thời gian chăm sóc da.
Lưu ý: Nếu trong thời gian thực hiện xông hơi mặt bằng tỏi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: nóng rát quá mức, khô căng, mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, châm chích… Cần dừng xông hơi mặt ngay lập tức, sử dụng dung dịch nước muối sinh lý pha loãng để rửa mặt. Có thể cân nhắc chườm mát và theo dõi các phản ứng của làn da để đến các cơ sở y tế nếu cần.
Bài viết liên quan: Xông mặt xong nên bôi gì? Một số lưu ý quan trọng
Trên đây là bài viết của chung tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp xông tỏi có tốt cho da mặt không? Cùng với đó là những lưu ý quan trọng để hạn chế kích ứng và các vấn đề có thể xảy ra khi xông hơi mặt bằng nguyên liệu này. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia và bác sĩ da liễu qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn
- 5+ Cách trị mụn đầu đen bằng nước vo gạo hiệu quả cực tốt
- 6 mặt nạ thuần chay tốt nhất cho mọi loại da
- 7+ công thức mặt nạ trứng gà trị mụn ẩn hiệu quả nhanh chóng
- 7 mặt nạ trái cây trắng da mờ thâm, phục hồi siêu tốt
- 10+ Cách Trị Mụn Ẩn Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
- Mụn trứng cá ở trán: Nguyên nhân, cách điều trị triệt để sau 7 ngày
- Nguyên nhân và 9+ cách điều trị mụn trứng cá ở má
- Làm sạch mụn đầu đen bằng kem đánh răng: Lợi hay hại?
- Nặn mụn ẩn spa có đau không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?