Bún riêu bao nhiêu calo? Một tuần có thể ăn bao nhiêu bát?
Bún riêu là một món ăn chính được ưa chuộng, tuy nhiên loại bún này chứa rất nhiều đồ ăn kèm và lượng calo rất cao (465 – 500 calo). Việc ăn nhiều bún riêu có thể làm tăng natri, chất béo và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Vì vậy, nên hạn chế ăn bún riêu trong tuần và cân đối lại khẩu phần dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
Bún riêu là một món ăn ngon miệng, đậm đà hương vị ẩm thực Bắc Bộ, với sự kết hợp của những sợi bún, riêu cua, tóp mỡ, thịt bò, nước dùng và các loại rau thơm. So với các loại bún khác thì những bát bún riêu có vẻ thanh đạm, ít béo hơn. Tuy nhiên điều này không chứng minh được việc ăn bún riêu giúp giảm calo và tốt cho sức khỏe. Cần tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp bún riêu bao nhiêu calo và có thể ăn tối đa bao nhiêu bát một tuần!
1 Tô bún riêu bao nhiêu calo? Có những chất dinh dưỡng gì?
Bún riêu là một món ăn dân dã, được làm từ bún (bột gạo trắng) và riêu cua, cùng với nước lèo đậm đà. Ngày nay, với sự đa dạng của ẩm thực, bún riêu thường được kết hợp với những nguyên liệu, món ăn kèm khác để tạo thành những bát bún riêu ốc, riêu cá, riêu tôm… Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền mà người ta cũng kết hợp bún riêu với chả thịt băm, đậu phụ chiên, chả lụa, trứng lộn để tạo thành những bát bún thập cẩm, đầy đủ hương vị và màu sắc. Nhìn chung, những cách chế biến này mang đến nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cho bún riêu. Tuy nhiên, điều này cũng tỉ lệ thuận với hàm lượng calo có trong món bún.
Vậy 1 tô bún riêu bao nhiêu calo? Mỗi tô (bát) bún riêu có thể có khối lượng, thành phần, cách chế biến khác nhau, tùy theo công thức độc quyền của mỗi nơi. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, một bát bún riêu cua trung bình với khối lượng khoảng 300g (bao gồm cả bún, đồ ăn kèm, nước dùng) có lượng calo dao động khoảng 465 – 500 calo. Đây là một con số không hề nhỏ khi so sánh với khẩu phần dinh dưỡng – thực đơn 2000 calo mỗi ngày của người Việt Nam. Để đánh giá thêm về bún riêu cua, lợi ích đối với sức khỏe thì hãy cùng điểm qua một số thành phần dưỡng chất như sau:
Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, mỗi 100g bún riêu cua có chứa:
Protein: 4.2 g
Natri: 440 mg
Lipid: 1.8 g
Canxi: 38 mg
Phốt pho: 72 mg
Sắt: 1.1 mg
Kali: 140 mg
Glucid: 11.1 g
Chất xơ: 0.8 g
Vitamin A: 28 mcg
Vitamin B1: 0,04 mg
Vitamin B2: 0,06 mg
Vitamin PP: 0,7 mg
Vitamin C: 4,5 mg
Tìm hiểu thêm: Bún bao nhiêu calo? Lợi và hại từ việc ăn bún bạn đã biết chưa?
Có thể ăn tối đa bao nhiêu bát bún riêu một tuần?
Bún riêu là một món ăn ngon, giúp nạp năng lượng nhanh chóng và bổ sung nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các món ăn nhiều calo như bún riêu thì chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/tuần vào các bữa chính nhằm đảm bảo sức khỏe. Điều này là bởi những lý do cụ thể như sau:
Bún riêu có chứa nhiều natri: Đây là thành phần đóng vai trò như điện giải, giữ cân bằng cho các chất lỏng tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên dung nạp quá nhiều natri (có trong nước mắm, mẻ, muối) thông qua những bát bún riêu gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ăn quá nhiều bún riêu một tuần khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch, thận, não bộ… Do đó, ngoài việc ăn ít bún riêu, bạn cũng cần hạn chế ăn gia vị mặn và tăng cường việc uống nước lọc để giảm thiểu các áp lực lên chức năng thận, hệ tim mạch.
Thành phần bún riêu có chứa nhiều chất béo: Nước dùng nấu bún riêu cua thường dùng xương hầm. Ngoài ra, các món ăn kèm bún riêu cũng thường kết hợp với đậu phụ chiên, tóp mỡ chiên, chả lụa, thịt băm, trứng… Điều này dẫn đến tình trạng lượng chất béo tăng cao sau khi ăn. Mặc dù đây là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ gây tăng nồng độ cholesterol trong máu, tăng cân, béo phì, xơ vữa động mạch…
Bún riêu cung cấp quá ít chất xơ: Do sử dụng bún được làm từ bột gạo làm nguyên liệu chính nên ngoài chất béo thì bún riêu cũng chứa khá nhiều tinh bột. Trong khi đó, phần rau xanh lại khá ít dẫn đến lượng chất xơ có trong những bát bún trở nên khiêm tốn và thường chỉ đáp ứng được 2- 3% nhu cầu của cơ thể. Việc ăn quá ít chất xơ, mất cân bằng các nhóm dinh dưỡng làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, gan thận, tích tụ độc tố trong cơ thể.
Ăn nhiều bún riêu không phải là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc thay thế bún riêu mặn bằng bún riêu chay. Đây là một món ăn có công thức đặc biệt với thành phần chủ yếu là rau củ tươi xanh, nấm và không chứa chất béo/đạm động vật. Do vậy, những bát bún riêu chay có thể là lựa chọn thay thế cho những người ăn chay hoặc muốn cắt giảm calo.
Ăn bún riêu như thế nào đúng cách và đảm bảo sức khỏe?
Để ăn bún riêu đúng cách, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, ngoài việc hạn chế ăn quá nhiều trong tuần, bạn nên lưu ý những điều sau:
+ Nếu không thể tự chế biến tại nhà nên chọn những địa chỉ quán ăn bún riêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dùng chất bảo quản, phẩm màu, chất tạo ngọt, mì chính…
+ Ăn bún riêu với lượng vừa đủ khoảng bằng bát cỡ nhỏ hoặc cỡ vừa (200 – 250g). Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn bún riêu là vào buổi sáng hoặc trưa khi cơ thể có nhiều nhu cầu năng lượng. Tránh ăn bún vào buổi tối, vì calo nhiều, dễ tích tụ thành mỡ thừa, gây khó tiêu.
+ Để cân đối lại dinh dưỡng trong ngày, có thể cân nhắc giảm tinh bột (ăn ít bún), giảm chất béo (ít đậu phụ, chả, trứng, thịt) và ăn kèm với thật nhiều rau xanh. Điều này vừa giúp bổ sung chất xơ, cải thiện tiêu hóa vừa tăng cường các loại vitamin, thành phần khoáng chất tốt bảo vệ bảo vệ đại tràng, dạ dày…
+ Hạn chế việc ăn mặn, nên yêu cầu pha loãng nước dùng và tránh sử dụng các nguyên liệu quá kích thích vị giác như nước mắm, ớt chưng. Để giảm lượng natri, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp, giảm nồng độ axit trong dạ dày, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Việc ăn bún riêu có thể khiến chúng ta có cảm giác ngấy, khát nước. Nhưng tốt hơn hết là không nên uống quá nhiều nước dùng có trong bát bún. Thay vào đó, hãy uống thật lọc, trà xanh tươi, nước chanh, nước ép trái cây không đường… Đây là lựa chọn tốt để thanh nhiệt, giải độc, bổ sung vitamin, chống oxy hóa, làm đẹp da. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế uống nước ngọt, bia, rượu… vì sẽ gây tăng calo, gây hại cho gan, thận, tim mạch.
+ Trường hợp ăn quá nhiều bún riêu cua hoặc cảm thấy đầy hơi, trướng bụng mãi không tiêu sau khi ăn. Bạn nên tăng cường luyện tập thể thao để đốt cháy calo dư thừa, cải thiện hoạt động trao đổi chất, giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, hãy chờ đợi ít nhất 45 phút sau khi ăn rồi mới vận động để tránh kích thích dạ dày quá mức.
Tham khảo thêm: Học tập ngay thực đơn healthy 1 tuần cực hiệu quả
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết cho bạn đọc thông tin bún riêu bao nhiêu calo, nên ăn như thế nào tốt cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?