Tổng hợp 6 cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả nhất cho mùa đông
Hiện tượng môi khô vào mùa đông có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu nước, dị ứng, nhiễm nấm men, thiếu vitamin hoặc tác dụng phụ của thuốc. Trường hợp nhẹ chúng ta có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như: dưa chuột, mật ong, nha đam, dầu dừa, dầu oliu… Với những bạn bị khô môi nặng, có triệu chứng nứt nẻ da, chảy máu hoặc viêm nhiễm cần sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ!
Vậy là một mùa đông nữa lại đến, chắc hẳn không ít chị em đang phải đối mặt với tình trạng đôi môi khô ráp, bong tróc, thậm chí là chảy máu. Sự thay đổi của thời tiết kết hợp với độ ẩm trong không khí suy giảm đột ngột là lý do dẫn đến những biểu hiện này. Bên cạnh đó, nhiều bạn bẩm sinh đã có đôi môi khô nẻ, thiếu ẩm nên tính hình càng trở xấu khi mùa đông đến. Để giúp các bạn có được những cách trị khô môi, dưới đây là những thông tin vô cùng hữu ích!
Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị môi bị khô
Nhận biết tình trạng môi bị khô
Môi môi khô ráp thường đi kèm với các biểu hiện của sự bong tróc, nứt nẻ xuất hiện trên bề mặt ở cả môi dưới và môi trên. Trường hợp nặng hơn, nếu không biết cách chăm sóc, môi quá khô cùng với những cử động mạnh có thể dẫn đến tình trạng vết nứt sâu, chảy máu.
Trong hầu hết những trường hợp môi bị khô, nứt nẻ đều được xác định không phải là vấn đề quá nghiêm trọng hay gây nguy hiểm cho cơ thể. Thực tế chưa có bất kỳ số liệu nào ghi nhận môi bị nứt liên quan đến tình trạng cấp cứu y tế.
Tuy nhiên, đôi môi quá khô và các vết nứt thường xuyên xảy ra rất có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng cơ thể bị thiếu ẩm, mất nước. Nghiêm trọng hơn, mất nước kéo theo sự mất cân bằng điện giải, nếu không được bù nước nhanh chóng có thể dẫn đến các biểu hiện như sốc, hôn mê, vô vùng nguy hiểm.
Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức trong trường hợp tự nhận thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng thường thấy của tình trạng mất nước nghiêm trọng, điển hình như da lạnh, giảm bài tiết, choáng váng, đau đầu, hôn mê sâu.
Bên cạnh đó, môi bị khô có thể bắt nguồn từ điều kiện thời tiết hoặc hình thành bởi một hội chứng bệnh lý hay rối loạn nào đó. Trường hợp môi thường xuyên bị khô đi kèm với những biểu hiện: chảy máu, lở loét, khô miệng, biến đổi giọng nói, sưng môi hay cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mất sức… cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến môi bị khô
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng môi bị khô, nứt nẻ chính là những biến đổi của thời tiết và độ ẩm. Đa phần những đôi môi bị nứt nẻ thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường khắc nghiệt kéo theo các biểu hiện kích ứng. Những điều kiện thời tiết khô lạnh, chế độ ăn uống cay nóng hay các cả những thói quen như liếm môi có thể khiến môi bị khô. Trong đó, dấu hiệu nhiễm lạnh hoặc ảnh hưởng xấu của ánh nắng mặt trời, sử dụng một số loại thuốc ức chế cholesterol cũng có thể tạo ra tình trạng môi khô, nứt nẻ.
Những nguyên nhân khiến môi bị khô phổ biến
Quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc thụ động với các chất có khả năng gây dị ứng hoặc phản ứng kích thích là một trong số các nguyên nhân phổ biến dẫn đến một đôi môi khô nứt. Điều này xuất phát từ việc đôi môi có lớp biểu bì quá mỏng cùng hệ thống mao mạch chằng chịt bên dưới, bất kỳ kích thích nào cũng có thể khiến đôi môi vốn nhạy cảm trở nên dễ tổn thương hơn. Thậm chí là những yếu tố môi trường vô cùng bình thường như gió, không khí lạnh.
Ở một chiều hướng khác, môi khô cũng phần nào phản ánh tình trạng thực tế của sức khỏe. Biểu hiện môi khô, sau đó là bong tróc, nứt nẻ rất có thể liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm bệnh về tuyến giáp, đường ruột, thiếu vitamin trong cơ thể. Cụ thể hơn nữa, các bác sĩ nhận định chức năng tuyến giáp suy giảm thường gây cảm giác khô miệng và môi. Sự thiếu hụt tổ hợp Vitamin nhóm B, hàm lượng sắt và kẽm trong máu quá thấp cũng đã được báo cáo cho thấy đôi môi rất khô và dễ bong tróc. Đồng thời, một số bệnh lý đường ruột mãn tính có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ đường tiêu hóa. Trường hợp môi vừa bị khô nứt vừa gặp phải tình trạng bụng không lành có thể là một căn cứ để xác định bệnh đường ruột.
Dấu hiệu môi khô và các bệnh lý nguy hiểm
Mùa đông cuối cùng cũng đã về, chắc chắn rằng đây sẽ là một khoảng thời gian đầy thách thức với mọi loại da, đặc biệt là các bạn bẩm sinh có nền tảng da khô. Bên cạnh đó, sự chênh lệch nhiệt độ và dòng đối lưu không khí trong nhà và ngoài trời dẫn đến làn da bị mất nước, đôi môi nhanh chóng bị bong tróc, nứt nẻ. Trong trường hợp, cơ địa da không bị không, không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết hay sự thiếu nước, làn môi khô và bong tróc có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Gây nguy hại lớn đến tình trạng sức khỏe của nhiều người chẳng hạn như:
Các bệnh lý liên quan đến dấu hiệu môi bị khô
Dị ứng
Môi bị khô có thể được xem là một biểu hiện thường thấy của cơ thể trong các trường hợp kích ứng. Trường hợp môi quá khô, bong tróc, đóng vảy ngay sau khi thực hiện một số thủ thuật thẩm mỹ như tiêm filler môi được xác định là một dạng phản ứng dị ứng. Thực tế cho thấy, các sản phẩm có chứa những hoạt chất làm căng và tạo màu là lý do phổ biến cho các triệu chứng dị ứng tại chỗ, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu kéo dài thời gian. Ngoài ra, một số chế phẩm, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng trong chế biến như bột quế, hồi, ớt cũng có thể dẫn đến một số phản ứng khác thường đi kèm khô môi.
Nhiễm nấm men
Môi khô một cách bất thường có thể là dấu hiệu của hiện tượng bị nhiễm trùng nấm men. Điều này có xác suất cao hơn trong trường hợp người bệnh có những biểu hiện như các vết nứt, chảy máu xảy ra quanh khóe miệng, viền môi. Nguyên nhân là do thói quen liếm môi nhiều lần, nước bọt ấm kết hợp với độ ẩm bên ngoài và sự tích tụ các vi khuẩn gây hại làm cho nấm men bùng phát, dẫn đến đến làn môi khô và nhiều khuyết điểm.
Ảnh hưởng của ánh nắng
Tình trạng môi quá khô cùng những biểu hiện như nứt nẻ, bong tróc, chảy máu một phần có thể là do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Tia UV có khả năng phá hủy cấu trúc làn da cực mạnh trong khi đôi môi vốn dĩ đã rất mỏng yếu vì vậy nếu không che chắn cẩn thận môi có thể bị cứng lại, khô nẻ rồi bong tróc, xỉn màu. Thậm chí điều này còn đi kèm với tình trạng viêm nhiễm khó kiểm soát và cần phải điều trị bằng các loại thuốc. Vào mùa đông nên dưỡng ẩm môi cẩn thận và sử dụng một số loại kem dưỡng có khả năng chống nắng chuyên dụng.
Thiếu hụt Vitamin
Cơ thể thiếu dinh dưỡng hoặc vitamin là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác, bao gồm cả tình trạng môi bị khô. Vitamin B là thành phần cực kỳ quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động sống, chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể. Thiếu Vitamin B khiến hệ miễn dịch suy yếu, năng lượng kém, làn da trở nên yếu ớt hơn. Đồng thời, môi bạn sẽ thường xuyên phát sinh tình trạng khô nẻ nếu không cung cấp đủ lượng vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể.
Thừa vitamin A
Ngược lại với tình trạng thiếu vitamin nhóm B, môi khô cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn có khả năng đang hấp thụ một cách quá thừa các Vitamin A vào cơ thể. Thừa vitamin A không những không tốt mà còn tạo ra độc tính gây ảnh hưởng đến một số hệ cơ quan và da. Các dẫn xuất của vitamin A tích tụ lâu ngày dẫn đến các nguy cơ về gan, biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng làn da khô, bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng, đặc biệt là ở vùng môi.
Sử dụng thuốc
Để điều trị một số căn bệnh yêu cầu chúng ta phải sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên các loại thuốc ức chế hoạt động chuyển hóa, nội tiết bên trong cơ thể như thuốc chống trầm cảm, điều trị cao huyết áp, thuốc hóa trị có thể được biết đến với các biểu hiện môi khô, môi nẻ, chảy máu. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ việc cơ chế hoạt động của thuốc làm giảm quá trình sản xuất nước bọt hay gây thiếu nước nên trong, cảm giác khô ở môi, trong miệng.
Nhìn chung, tính chất làn da trên môi cực kỳ yếu ớt và mỏng manh, đồng thời không có cấu trúc nâng đỡ và hỗ trợ như những vùng da khác. Đôi môi cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường do sự tiếp xúc trực tiếp là điều không thể tránh khỏi vậy nên những biểu hiện dễ gặp như bị khô, nứt, tróc vảy không khác lạ. Mặc dù vậy, tính chất đôi môi biến đổi kết hợp cùng một số biểu hiện có thể xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm. Cần nắm bắt những yếu tố này để chủ động phòng tránh và có phương án điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chúng ta.
Những cách trị môi khô hữu hiệu nhất cho mùa đông
Môi bị khô cần có biện pháp khắc phục ngay lập tức, tránh trường hợp diễn biến kéo dài làm xuất hiện các dấu hiệu tổn thương lớn hơn như bong tróc, nứt nẻ, chảy máu. Bên cạnh đó, tình trạng thời tiết khó chịu có thể khiến các triệu chứng này khó phục hồi hơn. Một số cách trị môi khô đơn giản mà hiệu quả được nhiều người truyền tai nhau như sau:
Trị môi khô bằng những nguyên liệu tự nhiên
Cách trị môi khô bằng nguyên liệu tự nhiên
Trên thực tế, trong tự nhiên có rất nhiều nguyên liệu thực phẩm có khả năng điều trị tình trạng môi khô ngay lập tức, vừa an toàn, nhanh chóng lại hết sức thân thiện với cơ thể người. Do đó, đối với các bạn có làn môi khô ráp bẩm sinh hay môi khô do thời tiết có thể lựa chọn một trong số những phương thức phổ biến dưới đây!
Bổ sung vitamin B2
Như đã đề cập ở trên, vitamin B rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa và chức năng của làn da. Cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin B2 cần thiết thường đi kèm với biểu hiện môi dễ bị khô, kích ứng và bong tróc hơn. Do đó, việc cần thiết nhất chính là bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B nói chung và nhóm vitamin B2 nói riêng chẳng hạn như các loại rau có lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, sữa, trứng, cá hồi… Những loại thực phẩm này có mức độ an toàn cao, nhanh chóng bổ sung vitamin B2 giúp đôi môi mềm mịn, căng bóng hơn.
Sử dụng dưa chuột
Dưa chuột là một loại thực phẩm thông dụng trong làm đẹp, không chỉ được sử dụng như một cách đắp mặt nạ giúp đánh tan bọng mắt, dưỡng ẩm da mà nó còn có khả năng làm mềm môi, giảm sưng, chống khô môi cực tốt.
Cách sử dụng dưa chuột điều trị khô môi khá đơn giản, bạn chỉ cần thái dưa chuột thành các lát mỏng. Sau đó sử dụng những miếng dưa này chà liên tục lên môi để nước dưa chuột tiếp xúc và ngấm sâu vào môi, thực hiện như vậy mỗi ngày một vài lần. Kết thúc bằng việc rửa lại môi bằng nước có độ ấm nhẹ, làn môi sẽ trở nên mềm mại, sáng mịn một cách tự nhiên, tình trạng môi bị nẻ cũng hoàn toàn biến mất.
Thoa mật ong
Mật ong được các nhà khoa học đánh giá là một chất kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ, bên cạnh việc điều trị một số chứng bệnh, nguyên liệu này có thể được sử dụng để làm giảm khô môi. Trước tiên, hãy làm sạch môi, sau đó thoa một lớp mật ong mỏng nhẹ lên môi, để môi được khô trong vòng 30 giây rồi thoa một lớp kem mỡ hoặc dầu thực vật lên. Chờ đợi trong vòng 15 phút rồi sử dụng khăn ấm để lau sạch toàn bộ lớp mật ong và mỡ trên bề mặt. Duy trì thực hiện các thao tác này khoảng 2 lần/ngày và áp dụng liên tục trong 1 tuần, tình trạng môi bị khô sẽ được cải thiện đáng kể.
Thoa dầu thực vật (dừa,oliu)
Đây là những sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế, hãy thoa dầu dừa hoặc dầu oliu môi mỗi ngày từ 2 -3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ.
Dùng cánh hoa hồng
Trên thực tế, nhiều người không biết rằng hoa hồng thực sự rất giàu hàm lượng vitamin E tự nhiên, bởi vậy nên chúng thường được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Bên cạnh đó, trong cánh hoa có chứa hàng loạt chất béo thiết yếu, vitamin và nhiều khoáng chất hữu dụng khác, nên bạn có thể cân nhắc dùng cánh hoa hồng để làm đẹp và giữ ẩm cho đôi môi bị khô.
Đầu tiên,hãy lấy những cánh hoa hồng còn tươi mới ngâm vào trong một chiếc cốc với lượng sữa vừa đủ. Chờ đợi trong khoảng vài giờ thì sử dụng thìa hay vật dụng bất kỳ nào khác làm nát cánh hoa hồng ngay trong sữa từ đó tạo thành loại dung dịch nước hoa hồng sữa tươi không đường. Thoa dung dịch đã chuẩn bị lên môi trước khi đi ngủ, bạn sẽ nhanh chóng có được đôi môi căng mịn.
Đắp nha đam
Nha đam là loại thực vật cực kỳ thông dụng cho mục đích điều trị một số bệnh ngoài da và làm đẹp, dưỡng ẩm. Để chữa trị đôi môi quá khô hay bị nẻ do thời tiết thì bạn có thể cân nhắc đắp nha đam mỗi ngày cho cả mặt và môi. Thoa một lớp mỏng nhẹ, thư giãn và chờ đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Tích cực thực hiện với da mặt khoảng 2-3 lần/tuần và mỗi ngày cho đôi môi để đánh bay làn môi bong tróc, mang đến hiệu quả làm mịn, dưỡng ẩm tuyệt vời.
Cách trị môi khô do các bệnh lý trong cơ thể
Trị môi khô bằng thuốc do một số bệnh lý có liên quan
Môi bị khô bắt nguồn từ các bệnh lý trong cơ thể, không thể giải quyết dứt điểm bằng các phương pháp thông thường đã kể trên. Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị các bệnh lý này một cách đầy đủ. Chỉ có như vậy tình trạng môi khô mới hoàn toàn biến mất. Trường hợp môi bị khô do thiếu dinh dưỡng cần phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Đối với các biểu hiện môi bong tróc, khô ráp do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể yêu cầu bác sĩ đổi sang một loại thuốc với công dụng tương tự mà không gây ra phản ứng phụ. Nhìn chung, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để khắc phục tốt hơn vấn đề môi bị khô.
Trên đây là bài viết của Mega Gangnam về những cách trị môi khô. Nếu bạn đang gặp phải một trong số các vấn đề trên hoặc có nhu cầu làm đẹp cho đôi môi bằng các thủ thuật công nghệ cao, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Nam giới có nên xăm môi không? Xăm môi nam bao nhiêu tiền?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể