1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Có nên ăn loại chuối này không?

Chuối sứ chứa hàm lượng đường và calo thấp hơn hẳn những loại chuối phổ biến khác, chỉ dao động trong khoảng 80 -129 calo (1 trái). Ăn chuối sứ mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến nghị bổ sung loại thực phẩm này. Trường hợp bạn đang gặp phải các vấn đề về thận, tiêu hóa, tiểu đường, béo phì hoặc dùng thuốc điều trị cần tránh ăn chuối sứ và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa!

Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Chuối sứ là một trong những loại chuối phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng ăn chuối sứ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà lại giảm nạp đường do vị ngọt thanh, chát nhẹ. Vậy 1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu trái? Tham khảo chi tiết ngay!

1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Ăn vào có tốt cho sức khỏe hay không?

1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Ăn vào có tốt cho sức khỏe hay không?

1 trái chuối sứ bao nhiêu calo?

Chuối sứ có kích thước phát triển và trọng lượng  khác nhau. Do đó, hàm lượng calo có trong mỗi trái cũng có sự chênh lệch nhất định. Theo đó, lượng calo có trong 1 trái chuối sứ chủ yếu dao động trong khoảng từ 80 – 120. Cụ thể như sau:

  • Chuối sứ rất nhỏ (80g, 14 – dưới 15 cm): khoảng 80 calo
  • Chuối sứ nhỏ (100g, từ 15 – 17.5 cm): khoảng 90 calo
  • Chuối sứ trung bình (118g, 17.5 – 20.5 cm): 105 – 107 calo
  • Chuối sứ lớn (135g, 20.5 – 23 cm): 118 – 120 calo

Những trái chuối sứ có hàm lượng calo ở mức thấp khi so sánh với các loại chuối hoặc trái cây nhiệt đới khác. Tuy nhiên, phần lớn năng lượng của loại quả này đến từ carbohydrate, chủ yếu là đường cùng với chất xơ. Loại đường có trong chuối sứ là đường tự nhiên bao gồm 3 nhóm: fructose, glucose và sucrose (chiếm hơn 50% lượng calo của trái chuối). Trong khi đó, chất xơ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan chỉ chiếm khoảng 12%. Ngoài ra, chuối sứ cũng chứa một lượng nhỏ protein, chất béo cùng với những chất dinh dưỡng khác.

Ăn chuối sứ có tốt hay không?

Việc ăn chuối sứ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một số công dụng thực tế của chuối sứ đã được chứng minh cụ thể thông qua các báo cáo khoa học, nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng:

Những lợi ích tuyệt vời của chuối sứ đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết!

Những lợi ích tuyệt vời của chuối sứ đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết!

  • Cung cấp năng lượng nhanh chóng: Như đã đề cập ở trên, chuối sứ chứa nhiều carbohydrate, nước và một số hoạt chất chống oxy hóa. Đồng thời, loại trái này chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ chất béo nên ăn vào sẽ có cảm giác no lâu, bổ sung năng lượng cho cơ thể cực nhanh mà không bị lo lắng về việc tăng cân. 
  • Ổn định đường huyết của cơ thể: Chuối sứ giàu chất xơ hòa tan, là một thành phần đặc biệt quan trọng đối với hoạt động điều chỉnh đường huyết tự nhiên của cơ thể. Không chỉ vậy ăn chuối sứ cũng góp phần làm chậm quá trình rỗng dạ dày, hạn chế tình trạng đau dạ dày, thèm ăn, cảm giác đói hoặc mất sức.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Chất xơ có trong những trái chuối sứ mang đến những lợi ích quan trọng đối với chức năng của hệ cải tiêu hóa. Tinh bột kháng tồn tại trong chuối xanh hoặc chuối gần chín là một prebiotic, có khả năng nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột cực tốt. Trong khi đó, Pectin – chất xơ đặc biệt có trong cả chuối chín và chuối xanh giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn, hạn chế đầy hơi, táo bón.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Ngoài chất xơ, chuối sứ cũng chứa nhiều kali, folate, vitamin C và một số chất chống oxy hóa đặc biệt. Tất cả những thành phần này đều  có chức năng hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch. Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người theo đuổi chế độ ăn giàu chất xơ và chất chống oxy hóa thường hạn chế được các bệnh lý về tim mạch khá tốt.
  • Hỗ trợ quản lý huyết áp: Việc cung cấp kali cho cơ thể giúp ổn định huyết áp, cân bằng điển giải và giảm thiểu các áp lực đối với hệ thống cơ bắp, tim mạch, tiêu hóa và đường tiết niệu.

Ngoài ra, chuối sứ còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ cùng với phytonutrients. Có thể giúp cải thiện sức đề kháng tổng thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, chuối sứ không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người và có một số lưu ý đặc biệt quan trọng khi ăn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. 

Những ai không nên ăn chuối sứ?

Một số đối tượng được khuyến cáo không ăn chuối và các chế phẩm từ chuối vì lý do sức khỏe

Một số đối tượng được khuyến cáo không ăn chuối và các chế phẩm từ chuối vì lý do sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, không phải ai cũng nên ăn chuối sứ vì hàm lượng đường, chất xơ và một số thành phần khác có trong loại quả này không tương thích với một số nhóm đối tượng. Cụ thể như sau: 

Người mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường tự nhiên trong những trái chuối sứ chín đặc biệt cao. Vậy nên đây không phải là một món ăn được khuyến nghị cho những bạn đang mắc bệnh tiểu đường, có nguy cơ tiểu đường. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm phức tạp. 

Người có vấn đề về thận: Người mắc bệnh về thận, suy thận hoặc các bệnh lý có liên quan cần hạn chế ăn chuối. Bởi khi bị thận, cơ thể rất khó đào thải kali ra ngoài cơ thể và làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch. 

Người dễ tăng cân hoặc béo phì: Chuối sứ chứa ít calo nhưng mọi người thường có thói quen ăn nhiều trái chuối. Điều này làm tăng lượng calo và  đường tự nhiên mà cơ thể hấp thụ. Nếu không được chuyển hóa đúng cách, giải phóng năng lượng dư thừa có khả năng cao dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh.

Người đang dùng thuốc điều trị bệnh: Có một số loại thuốc điều trị có kê đơn đối với các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh gan, bệnh thận cần tránh ăn chuối. Đặc biệt là những loại thuốc có công dụng ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors) và spironolactone vì có thể làm tăng lượng calo trong máu, gây bệnh và nhiều vấn đề khác. 

Người có vấn đề tiêu hóa: Mặc dù chuối có thể cải thiện chức năng tiêu hóa nhờ vào lượng chất xơ dồi dào. Nhưng một số người có thể gặp phải tình trạng tích tụ khí thừa ở khoang bụng, cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do lượng chất xơ hòa tan và đường rượu tự nhiên quá cao.

Những lưu ý khi ăn chuối sứ:

Một số lưu ý quan trọng đối với việc ăn chuối nhằm đảm bảo sức khỏe

Một số lưu ý quan trọng đối với việc ăn chuối nhằm đảm bảo sức khỏe

+ Lượng chuối sứ có thể ăn tối đa mỗi ngày là từ 1-2 trái (dưới 150g), tránh ăn quá nhiều để hạn chế tình trạng nạp đường và calo quá mức.

+ Thời điểm ăn chuối phù hợp nhất là vào buổi sáng, sau khi luyện tập thể dục thể thao cường độ cao. Tránh ăn vào bữa tối hoặc các bữa chính trong ngày.

+ Nên chọn những trái chuối vừa chín tới, không quá xanh (chứa nhiều chất xơ không hòa tan gây khó tiêu) hoặc chín quá (chứa nhiều đường gây tăng cân, bệnh lý khác).

+ Ăn chuối không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho 1 bữa ăn trong ngày nên hãy tăng cường các thực phẩm giàu protein và chất chống oxy hóa hơn nữa. Đồng thời, hạn chế tinh bột và chất xơ nếu bữa ăn đã có chuối.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin nhằm giải đáp 1 trái chuối sứ bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn nữa về khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

Tham khảo thêm thông tin về hàm lượng calo, lợi ích của chuối  và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học:

Chuối sấy bao nhiêu calo? Có nên ăn mỗi ngày hay không?

Chuối có tác dụng gì cho da mặt? Bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên

Chuyên gia giải đáp: Sau khi nâng mũi ăn chuối được không? 

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP PHÙNG CHIÊU HƯNG

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds