Bấm huyệt làm đẹp da và tóc có hiệu quả thật không?
Bấm huyệt là quá trình ổn định kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh lý theo phương pháp Đông Y. Các kỹ thuật bấm huyệt khá phức tạp và cần được thực hiện bởi các chuyên gia có chứng chỉ, trình độ. Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng một số cách bấm huyệt đơn giản nhất tại nhà để hỗ trợ làm đẹp da, giảm rụng tóc, hạn chế mỡ thừa vùng mặt!
Chúng ta đều biết rằng bấm huyệt là một phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước đây trong lịch sử. Đây là một quá trình tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có cơ chế khá phức tạp. Hiện nay, có một số nguồn thông tin cho rằng bấm huyệt có thể giúp làm đẹp da và tóc. Sự thật có phải là như vậy? Tham khảo bài viết này để được giải đáp và hướng dẫn cách bấm huyệt làm đẹp da và tóc nếu có hiệu quả!
Điều gì xảy ra khi chúng ta được bấm huyệt?
Bấm huyệt là một phương pháp trị liệu được ứng dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia phương Đông. Phương pháp này thể hiện như quan niệm về cái được gọi là “khí” hay nguồn năng lượng của cơ thể. Cũng theo đó, khi mà khí huyết lưu thông tốt, chúng ta sẽ có một sức khỏe ổn định, cân bằng và không bị bệnh. Ngược lại, khí tắc nghẽn dẫn đến sự xung đột các nguồn lực bên trong. Gây nên cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bị bệnh và nhiều vấn đề khác.
Trong quá trình bấm huyệt, các chuyên gia sẽ tạo ra áp lực lên những vị trí nhất định, được gọi là “huyệt đạo” để thúc đẩy khí lưu thông, ổn định kinh mạch. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời của việc bấm huyệt như: giảm đau nhức, cải thiện cơ bắp, hỗ trợ sức khỏe tinh thần, ổn định lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng.
Nhìn chung, bấm huyệt như cách nói dân gian chính là một cách đả thông kinh mạch vô cùng hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên bị bệnh, hệ miễn dịch kém và không muốn sử dụng thuốc tây y. Có thể áp dụng cách bấm huyệt để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, nếu có điều kiện có thể cân nhắc kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác như châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc thảo dược để tăng hiệu quả trị liệu.
Lưu ý: Chỉ lựa chọn bấm huyệt ở những cơ sở y tế được cấp phép bởi những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính chúng ta nên cần thận trọng hơn.
Bấm huyệt làm đẹp da và tóc có được không?
Như đã đề cập ở trên, mục đích chính của việc bấm huyệt chính là điều hòa khí huyết, thúc đẩy toàn hoàn và lưu lượng máu trong cơ thể. Nhìn theo một hướng khác thì khi lượng hồng cầu tăng lên, máu và chất dinh dưỡng di chuyển tới các tế bào trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó góp phần giúp cho da mặt hồng hào, săn chắc, mịn màng hơn. Thêm vào đó, việc cơ thể không bị thiếu sắt, tuần hoàn máu ổn định cũng góp phần kích thích mọc tóc, chống hói đầu, tóc bạc sớm, nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh.
Tuy nhiên, đây chỉ là hiệu quả phụ khi bấm huyệt. Áp dụng cách làm đẹp này cũng có một số điểm hạn chế. Trước hết, phương pháp này không được thực hiện trên những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, đang mang thai hoặc bệnh lý phức tạp. Những huyết đạo bên ngoài có vết thương cũng không nên bấm huyệt. Ngoài ra, nếu không phải được thực hiện cho mục đích cải thiện sức khỏe, rất ít trường hợp mọi người chọn phương pháp này để làm đẹp. Trên hết, lựa chọn được một địa chỉ uy tín, có bác sĩ, chuyên gia thực hiện trình độ cao, đảm bảo an toàn cho chúng ta cũng là một điều cần quan tâm.
Hướng dẫn cách bấm huyệt làm đẹp tại nhà đơn giản
Ngoài việc lựa chọn cách bấm huyệt phức tạp ở những cơ sở y tế uy tín. Cũng có một số cách bấm huyệt đơn giản, an toàn và dễ thực hiện mà các chị em có thể áp dụng để cải thiện làn da tốt hơn như sau:
Bước 1: Tẩy trang và rửa sạch da mặt. Vệ sinh và sát khuẩn cho đôi tay. Dùng bông tẩy trang lau khô nước còn đọng lại.
Bước 2: Bắt đầu bằng việc bấm huyệt giảm căng thẳng và cải thiện nếp nhăn trán. Dùng mu bàn tay, áp vào trung tâm trán và vuốt sang hai bên. Dùng đầu ngón tay cái ấn nhẹ theo hình xoắn ốc và di chuyển từ giữa sang hai bên. Thực hiện động tác này ở những khu vực trán có nhiều nếp nhăn, lặp lại khoảng 10 lần.
Bước 3: Bấm huyệt giảm quầng thâm, chống chảy xệ, sụp mí mắt. Dùng hai đầu ngón tay cái, nhấn vào phần đầu của lông mày, tại ví khung xương hốc mắt bắt đầu. Thao tác nhấn theo hình xoắn ốc nhẹ nhàng, di chuyển sang hai bên và thái dương. Thực hiện động bấm huyệt này khoảng 10-15 lần, tập trung nhất ở đầu xương mày.
Bước 4: Vùng má có nhiều huyệt đạo liên quan đến chức năng tiêu hóa, thải độc và da.. Cách bấm huyệt ở khu vực này cũng tương đối đơn giản. Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào hai bên má, khu vực gần với khóe miệng. Sau đó, xoay tròn và di chuyển nhẹ nhàng theo động tác hướng lên trên khoảng 10 lần.
Bước 5: Bấm huyệt ở cằm đúng cách có thể giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, cân bằng nội tiết. Từ đó, hạn chế được tình trạng da xỉn màu, khô sạm, nổi mụn. Dùng 2 ngón tay, ấn nhẹ vào trung tâm cằm khoảng 10 lần và di chuyển dần sang hai bên rồi lặp lại động tác tương tự.
Bước 6: Để bấm huyệt cải thiện tình trạng da đầu, chống rụng tóc thì nên thực hiện sau khi gội đầu, lúc tóc còn ẩm. Dùng 10 đầu ngón tay áp vào da đầu, sau đó nhấn nhẹ và di chuyển theo hình tròn rồi chuyển vị trí để khí huyết lưu thông cân bằng hơn.
Những lưu ý quan trọng để việc bấm huyệt diễn ra an toàn, hiệu quả!
Trên đây chỉ là những hướng dẫn về cách bấm huyệt làm đẹp da và tóc đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình làm đẹp da như sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về bấm huyệt trước khi thực hiện tại nhà. Điều này cũng giúp chúng ta xác định được các huyệt đạo phù hợp với tình trạng sức khỏe, mục tiêu làm đẹp và tránh những huyệt đạo nguy hiểm (nếu có).
- Vệ sinh tay và làn da là điều cần thiết khi thực hiện bấm huyệt. Nếu da không đủ sạch vi khuẩn và các tạp chất bên ngoài có khả năng len lỏi vào bên trong gây mụn, kích ứng và nhiều vấn đề khác.
- Không nên thực hiện bấm huyệt trên da mặt nếu da đang có nhiều mụn, có vết thương hở, bị bệnh ngoài da hoặc bạn cảm thấy ngày hôm đó da khá yếu, không khỏe mạnh.
- Thao tác bấm huyệt cần thực hiện nhẹ nhàng, tác dụng một lực vừa phải, không quá mạnh hoặc quá yếu, để kích hoạt khí huyết hiệu quả. Nếu trong quá trình bấm huyệt cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, đau đầu thì dừng lại ngay lập tức.
- Nên bấm huyệt thường xuyên, tốt nhất là vào buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại serum, kem dưỡng trong quá trình này để cung cấp dưỡng chất cho da tốt hơn.
- Không bấm huyệt nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, sức khỏe yếu, bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, đang mang thai…
- Với các phương pháp bấm huyệt phức tạp nên được thực hiện bởi những chuyên gia, bác sĩ có trình độ cao ở những cơ sở uy tín.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết bấm huyệt làm đẹp da và tóc được không. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ và chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo nhanh một số phương pháp làm đẹp có thể tự thực hiện tại nhà dành cho các chị em bận rộn:
Massage da mặt: Lợi ích trẻ hóa xóa nhăn nhất định bạn nên thử
9+ Bí quyết chống lão hóa da mặt hiệu quả nhất 2023
Các bài viết liên quan
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- 7+ công thức mặt nạ trứng gà trị mụn ẩn hiệu quả nhanh chóng