Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
So sánh với các mùa trong năm tại Việt Nam thì mùa đông là thời điểm có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Mùa đông không chỉ làm suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn có một số tác hại đối với làn da. Điển hình như tình trạng da khô, bong tróc và nứt nẻ. Vậy da khô mùa đông nguyên nhân là gì và cách điều trị như thế nào nhanh khỏi? Khám phá ngay dưới đây!
Dấu hiệu nhận biết da khô mùa đông là gì?
Hiện tượng da khô mùa đông có thể bị nhầm lẫn với một số một số bệnh lý ngoài da giai đoạn đầu. Vì vậy dưới đây là dấu hiệu nhận biết cơ bản đặc điểm và các khu vực da dễ bị khô vào mùa đông:
Đặc điểm khô da mùa đông: Da bị khô mùa đông khi sờ bằng tay có cảm giác thô ráp, sần sùi, bong nhiều vảy trắng giống như gàu ở da đầu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến các vết nứt, chảy máu, ngứa ngáy hoặc thậm chí là nhiễm trùng nếu xuất hiện dịch mủ mà không được điều trị ngay.
Các khu vực da khô mùa lạnh: Da mùa đông bị khô là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những khu vực tiếp xúc nhiều với không khí khô lạnh, nước, gió và các tác nhân từ môi trường. Chẳng hạn như vùng mặt (quanh mắt, da ở lông mày, môi, khóe mũi), da bàn tay, bàn chân… Đặc biệt da khô rát đỏ vào mùa đông thường rất khó chịu, tạo cảm giác căng rát, châm chích liên tục.
Khám phá ngay: Da mặt bị mốc vào mùa đông vì sao? Khắc phục thế nào?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị khô da mùa lạnh
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị da khô tróc vảy vào mùa đông, hãy cùng điểm qua những thông tin quan trọng về các nguyên nhân và yếu tố khiến da khô nẻ vào mùa đông liên tục. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân khiến da khô mùa lạnh là gì?
+ Nhiệt độ giảm mạnh và gió lạnh kéo dài làm mất đi sự bảo vệ của lớp dầu nhờn trên bề mặt da. Thời tiết khô lạnh và lạnh cũng khiến cho khả năng giữ nước ở các tầng sâu suy giảm rõ rệt, hệ quả là da nhanh chóng mất nước, tróc vảy.
+ Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí xuống thấp và có sự chênh lệch đáng kể với mùa hè, mùa thu. Làn da tiếp xúc với môi trường có độ ẩm thấp cũng bị ảnh hưởng đáng kể, da sần sùi, nhạy cảm hơn.
Các yếu tố làm tăng mức độ khô da vào mùa đông
+ Bước vào mùa đông, đa số mọi người thường không có thói quen uống nước do bị lạnh các mạch máu bị co lại, nhu cầu nước ít hơn hoặc chỉ đơn giản là sợ nước. Việc uống quá ít nước trong ngày vào mùa đông khiến da, nhất là da mặt tróc vảy, khô ráp hơn.
+ Vấn đề về tuổi tác cũng làm tăng mức độ khô da vào mùa đông. Trong đó số, đối tượng người già có làn da lão hóa, nhạy cảm quá mức và trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) có làn da dễ bị nẻ, khô rát, đau nhức dữ dội hơn.
+ Những người mắc các bệnh nền như: tiểu đường, viêm da, suy giáp, hoặc bệnh gan thường có nguy cơ cao bị khô da bất kể mùa nào. Các bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất của da, làm giảm khả năng duy trì độ ẩm, cũng như sức đề kháng của da.
+ Tắm nước nóng vào mùa đông là thói quen của hầu hết mọi người nhằm giữ ấm cho cơ thể khi làm sạch. Tuy nhiên, tắm nước nóng quá lâu, nhiệt độ nước quá cao có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên, nước ở các tầng da bay hơi.
+ Máy sưởi giúp giữ ấm trong nhà nhưng cũng làm giảm độ ẩm trong không khí, dẫn đến tình trạng da khô. Không khí khô trong nhà kết hợp với nhiệt độ cao từ máy sưởi có thể làm da mất đi độ ẩm và trở nên khô ráp.
+ Một số người có xu hướng lười chăm sóc da vào mùa đông, không sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc không bảo vệ da đúng cách. Việc không chăm sóc da đúng cách khiến da khô mùa đông trở nên rõ rệt và nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: [ Giải đáp ] Tại sao mùa đông da mặt bị bong tróc?
Chăm sóc da khô mùa đông bằng cách nào nhanh khỏi?
Nếu bạn đang tìm hiểu cách chăm sóc và cải thiện tình trạng da khô nẻ vào mùa đông. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết của các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ da liễu:
Cách chăm sóc da mặt khô rát đỏ vào mùa đông
+ Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm: Đối với trường hợp da mặt bị khô vào mùa đông và chưa phát triển thành các vết nứt, chảy máu. Có thể sử dụng các sản phẩm có chứa năng cấp ẩm, dưỡng ẩm sâu như mặt nạ dưỡng da, serum cấp nước, kem dưỡng ẩm ban đêm. Tuy nhiên, vì vào mùa đông nên hãy dùng những loại mỹ phẩm có thành phần chứa nhiều dưỡng chất và kết cấu đậm đặc hơn.
+ Vào mùa đông da thường xuyên bị bong tróc, dẫn đến việc tích tụ nhiều tạp chất, tế bào chết và bụi bẩn trên bề mặt. Điều này không chỉ làm cản trở việc da hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da mùa đông. Do đó, cần thực hiện tẩy tế bào chết cho da mặt từ 1-2 lần/tuần.
+ Da khô mùa đông có thể được cải thiện phần nào nếu chúng ta cung cấp một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Thời điểm này, có thể cân nhắc việc tăng cường các nhóm chất có khả năng tái tạo tế bào da, tăng cường hàng rào lipid như: Vitamin A, B, C, E, Omega-3… Ngoài ra, bạn cũng có thể uống bổ sung thực phẩm chức năng chứa Collagen, dầu cá để da khỏe mạnh hơn.
Cách chăm sóc da bị khô vào mùa lạnh ở chân tay
+ Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da vùng mặt cho da chân tay thường khá tốn kém. Vì vậy, có thể cân nhắc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm dầu dưỡng da body, sữa dưỡng thể, kem dưỡng da tay chân chứa những thành phần dưỡng ẩm, giảm nứt nẻ, bong tróc như: ure, acid lactic, hoặc petrolatum…
+ Vì da chân tay khá mỏng lại phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ít được bảo vệ hơn da toàn thân và da mặt. Do đó, nếu muốn cải thiện vấn đề da tay chân bị khô mùa đông thì tuyệt đối không thể bỏ qua việc giữ ấm. Nên dùng bao tay, tất chân được làm từ chất liệu cotton mềm mại, vừa vặn để thuận tiện cho việc vận động.
+ Ngâm tay chân mùa đông cũng là một cách để cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng đến khu vực tay chân. Tuy nhiên, khi ngâm tay chân nên kết hợp các loại thảo dược có hiệu quả tốt và an toàn như: gừng, ngải cứu… và tránh ngâm quá lâu (chỉ 3-5 phút).
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia hướng dẫn các bước dưỡng da body cho chị em
Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu để điều trị khô da?
Hầu hết các trường hợp da khô mùa đông có thể cải thiện nhanh chóng sau 5 – 7 ngày áp dụng các phương pháp trên. Mặc dù vậy, cũng có những trường hợp cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu để được đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất. Cụ thể như:
- Da bị khô, tróc vảy mùa lạnh sau khi áp dụng các cách chăm sóc và dưỡng ẩm tại nhà trên 7 ngày nhưng không cải thiện. Hoặc cơ thể không đáp ứng với các sản phẩm dưỡng da.
- Tình trạng da mặt, da chân tay bị khô nứt nẻ mùa đông mức độ nặng với các biểu hiện như: tấy đỏ, ngứa rát, sưng đau, nổi mẩn, xuất hiện dịch trắng, chảy máu kéo dài ở các vết nứt…
- Người có bệnh nền liên quan đến các bệnh lý về suy giảm miễn dịch; các chứng bệnh nghiêm trọng (suy gan, suy thận, tim mạch, bệnh thần kinh…); sức khỏe yếu, lâu hồi phục; có tiền sử mắc các bệnh về da…
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Da khô mùa đông là một vấn đề phổ biến và không khó điều trị nếu không liên quan đến các bệnh lý về da hoặc bệnh nền trong cơ thể. Tuy nhiên, với các trường hợp da khô nứt nẻ kéo dài, đi kèm với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng cần thăm khám ngay với bác sĩ da liễu để được đề xuất các loại thuốc cần dùng và cách chăm sóc trong thời gian điều trị. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn ngay bây giờ!
Các bài viết liên quan
- 7+ công thức mặt nạ trứng gà trị mụn ẩn hiệu quả nhanh chóng
- 10+ Cách Trị Mụn Ẩn Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
- 7+ công thức mặt nạ yến mạch trị mụn ẩn hiệu quả và đơn giản
- 5+ công thức mặt nạ mướp đắng trị mụn ẩn hiệu quả tại nhà
- Cấy tảo da mặt có tác dụng gì? Cách thực hiện và lưu ý
- TOP 8 máy hút mụn đầu đen tại nhà nên dùng nhất
- Chùng da mắt là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
- Da tay nhăn nheo chăm sóc sao cho nhanh phục hồi?
- [Bật Mí] 12+ Cách trị thâm mắt bằng cà chua siêu tiết kiệm, hiệu quả
- Treatment là gì? Phân loại và cách sử dụng treatment cho da