Da mụn có nên đắp mặt nạ không? Chọn loại nào tốt?
Các loại mụn trên da mặt cực kỳ đa dạng nên việc có thể đắp mặt nạ hay không còn phụ thuộc vào loại mụn, mức độ phát triển và vị trí. Chỉ đắp mặt nạ trong trường hợp mụn nhẹ, không viêm nhiễm, sưng đau hay có vết thương hở. Cụ thể là mụn đầu đen, đầu trắng. Trường hợp bị mụn mủ, mụn nang, mụn bọc hay bất kỳ loại mụn nào có dấu hiệu sưng tấy, ửng đỏ tuyệt đối không dùng mặt nạ!
Muốn chăm sóc da mụn cần xác định nguyên nhân và mức độ phát triển của mụn. Một vài trường hợp mụn nhẹ, mụn không viêm có thể chăm sóc da như bình thường kết hợp sử dụng một số thuốc bôi. Mụn nặng hơn thì cần thăm khám với bác sĩ da liễu để có hướng điều trị phụ hợp. Tham khảo bài viết này để được giải đáp da mụn có nên đắp mặt nạ hay không và chọn loại nào tốt nhất!
Giải đáp chi tiết: Da mụn có nên đắp mặt nạ hay không?
Có nên sử dụng mặt nạ cho da mụn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bản chất sự xuất hiện của các nốt mụn trên bề mặt là do tác động từ môi trường bên ngoài, sự thay đổi của nội tiết tố và một vài nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc da nhiều mụn hoặc thường xuyên tái phát phần nhiều là do hàng rào bảo vệ da suy yếu, sức đề kháng kém, thiếu hụt dưỡng chất.
Trong khi đó, sử dụng mặt nạ có thể góp phần bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng, kiểm soát dầu nên có thể phù hợp với một số loại mụn. Bác sĩ da liễu Phạm Thu Phương cho rằng da mụn có thể đắp mặt nạ nhưng cần lựa chọn sản phẩm phù hợp, giới hạn số lần sử dụng và xem xét các phản ứng cụ thể của làn da sau khi sử dụng.
Mặc dù vậy, những trường hợp da bị mụn nặng, trong thời gian chăm sóc, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không tự dùng mỹ phẩm, bao gồm cả mặt nạ. Điều này không những làm giảm tác dụng của thuốc điều trị mà thậm chí còn làm tăng mức độ phát triển của mụn trên da.
Da mụn có thể sử dụng loại mặt nạ gì?
Như đã đề cập ở trên, tùy vào loại mụn, mức độ phát triển mà chúng ta mới xác định được da mụn có thể dùng mặt nạ hay không, dùng loại nào tốt.
Có 2 trường hợp nên và không nên dùng mặt nạ khi bị mụn, cụ thể như sau:
- Loại mụn không được đắp mặt nạ: Nếu bị mụn mà có các dấu hiệu như: viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức, có mủ, vết thương hở, chảy dịch thì tuyệt đối không dùng mặt nạ. Ví dụ như: mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, mụn trứng cá bị viêm… Việc đắp mặt nạ trong trường hợp này có nguy cơ cao gây kích ứng, nhiễm trùng máu và làm cho mụn nặng hơn.
- Loại mụn có thể đắp mặt nạ: Có thể dùng mặt nạ trong trường hợp bị mụn đầu đen, đầu trắng hoặc mụn trứng cá không viêm hay có vết thương hở. Thậm chí, nếu sử dụng đúng loại mặt nạ phù hợp, các vấn đề như da đổ nhiều dầu, lỗ chân lông to, tồn đọng nhiều tế bào chết cũng được cải thiện đáng kể.
Đối với những loại mụn có thể sử dụng mặt nạ, nên lựa chọn đúng loại mặt nạ dành cho mình. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể để bạn lựa chọn đúng loại mặt nạ phù hợp:
Mặt nạ đất sét: Loại mặt nạ này thường có dạng kem, được làm từ đất sét, cao lanh hoặc bentonite. Công dụng chính của mặt nạ đất sét là kiểm soát dầu, đào thải bã nhờn ra ngoài, loại bỏ tạp chất và se khít lỗ chân lông. Đây là sản phẩm cực kỳ hữu ích cho các bạn thuộc nhóm da dầu, thường xuyên bị mụn đầu đen, đầu trắng hoặc sợi bã nhờn. Một số loại mặt nạ đất sét phù hợp sử dụng cho da mụn như: Kiehl’s Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque, The Ordinary Salicylic Acid 2% Masque,Innisfree Super Volcanic Pore Clay Mask.
Mặt nạ dạng gel: Không phải loại mặt nạ trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm soát dầu và điều trị mụn tuy nhiên các dòng mặt nạ dạng gel hoặc kem cũng phù hợp với da mụn. Chúng ta có thể dùng loại mặt nạ này để cung cấp độ ẩm cần thiết sau khi sử dụng hoạt chất trị mụn (da bị khô). Đồng thời có thể sửa chữa những tổn thương do mụn gây ra, kích thích quá trình sản xuất collagen. Một số sản phẩm mặt nạ dạng gel phù hợp cho da mụn với nồng độ các chất dưỡng ẩm vừa phải: SVR Sensifine Masque, mặt nạ Cocoon bí đao, Vitamin Tree Water Gel.
Mặt nạ giấy: Đây là dạng mặt nạ dễ sử dụng và tiện lợi nhất, có thể dùng cho nhiều nhóm da, bao gồm cả các bạn bị mụn nhẹ. Chỉ cần đắp lên da và thư giãn trong 15-20 phút là có thể thấy hiệu quả. Mặt nạ giấy khá đa dạng và có nhiều loại thật sự hữu ích cho da mụn. Đặc biệt là các thành phần như: trà xanh, tràm trà, hoa cúc, lô hội, salicylic acid… Tham khảo một số loại mặt nạ giấy mà bạn có thể cân nhắc sử dụng: Naruko Tea Tree Shine Control And Blemish Clear Mask, Sexy Look Tea Tree Anti Blemish Black Facial Mask, Acnes Anti Acne Mask.
Gợi ý đọc thêm: [Đã kiểm chứng] Sau khi nặn mụn thì nên đắp mặt nạ gì?
Dùng mặt nạ cho da mụn cần lưu ý những gì?
Sử dụng mặt nạ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để phát huy hiệu quả chăm sóc da tốt nhất và tránh kích ứng. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn cần lưu ý hơn:
- Chỉ sử dụng mặt nạ cho da mụn khoảng 1-2 lần/tuần và có sự giãn cách giữa các ngày. Nếu đã dùng nhiều mỹ phẩm như serum hay kem dưỡng thì không nhất thiết phải sử dụng thêm mặt nạ.
- Nên dùng mặt nạ vào buổi tối, có thể sử dụng vào ban ngày nhưng các hoạt chất dễ bị oxy hóa bởi môi trường bên ngoài và nếu bụi bẩn, tạp chất bay vào dễ khiến mụn mọc lên nhiều hơn.
- Thời gian đắp mặt nạ dù là loại nào cũng chỉ duy trì tối đa từ 15-20 phút. Mặt nạ dạng đất sét thường khô nhanh nên không cần đắp quá lâu và rửa sạch thật kỹ. Bên cạnh đó, da mụn không nên đắp loại mặt nạ để qua đêm hoặc mặt nạ ngủ.
- Dùng mặt nạ phải phù hợp với đặc điểm làn da và không sử dụng cùng lúc nhiều loại để tránh trường hợp da thừa dưỡng chất làm xuất hiện nhiều mụn hơn. Hoặc các hoạt chất có trong sản phẩm đối chọi
- Dùng mặt nạ giấy thì không nên dùng loại một gói chứa nhiều mặt nạ vì ảnh hưởng của ánh sáng, môi trường, bụi bẩn từ bên ngoài có thể làm thay đổi tính chất của mặt nạ.
Kích ứng khi sử dụng mặt nạ và cách xử lý
Sử dụng mặt nạ không đúng cách, không phù hợp hoặc dùng quá lâu có thể khiến làn da bị kích ứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy da mặt bị kích ứng sau khi dùng mặt nạ mà bạn cần thận trọng:
- Sau khi dùng mặt nạ, làn da có biểu hiện nổi mẩn đỏ, châm chích, nóng rát hoặc sưng tấy. Các dấu hiệu này là phản ứng tức thì khi da mặt phản ứng với thành phần có trong mặt nạ.
- Mụn tăng lên, đặc biệt là mụn cám, mụn đầu đen và sợi bã nhờn là dấu hiệu cho thấy da mặt đang bị kích ứng với mặt nạ. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng không quá nghiêm trọng. Chắc hẳn là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mặt nạ quá nhiều dưỡng chất làm lỗ chân lông bít tắc.
- Dùng mặt nạ đất sét sai cách, lưu lại quá lâu trên da dẫn đến tình trạng da bị khô, bong tróc, mất nước. Nếu dùng quá thường xuyên có thể khiến da mặt bị nứt nẻ, mất đi độ đàn hồi. Do đó, cần hạn chế dùng mặt nạ này cho những bạn bị mụn thuộc nhóm da thường, da khô, nhạy cảm.
- Một vài trường hợp sau khi sử dụng mặt nạ vài ngày làn da có dấu hiệu sạm đen, có đốm nâu trên da. Tình trạng này có thể là do không chống nắng kỹ vào ban ngày hoặc vấn đề ở mặt nạ làm gia tăng sản xuất melanin.
Kích ứng trên nền da mụn thường nghiêm trọng hơn so với bình thường nên ngay khi có các phản ứng như trên xử lý ngay:
Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt giúp loại bỏ hoàn toàn các hoạt chất có thể gây kích ứng, làm dịu da.
Bước 2: Lau khô da mặt và chờ đợi khoảng 5-10 phút để xem xét các phản ứng còn lại trên da.
Bước 3: Sử dụng kem dưỡng chứa thành phần làm dịu như B5, Ceramides hoặc chiết xuất từ hoa cúc, nha đam có kết cấu mỏng nhẹ để làm dịu cho da mặt.
Nếu da có phản ứng xấu và kéo dài quá lâu (từ 3 ngày trở đi) thì nên thăm khám bác sĩ da liễu để được gợi ý các điều trị.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết da mụn có nên đắp mặt nạ không và nên chọn loại mặt nạ nào phù hợp. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về những thông tin trên, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia da liễu!
Tham khảo thêm thông tin quan trọng được gợi ý bởi chuyên gia giúp chăm sóc da mụn hiệu quả hơn:
[ Giải đáp từ chuyên gia] Ăn uống gì để hết mụn?
Tại sao lại có mụn ở tuổi dậy thì? Cách chữa trị hiệu quả nhất
Mụn nội tiết là do đâu? Điều trị mụn cần lưu ý những gì?