Đường không calo là gì? Ăn loại đường này có hại gì không?
Hiện nay, các vấn đề về sức khỏe và cân nặng đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, hạn chế các thành phần có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây có một loại đường được cho là không gây tăng cân và an toàn với sức khỏe rất được chú ý. Đó chính là “đường không calo”. Sự thật có đúng như vậy? Cùng tìm hiểu về loại đường này dưới đây!
Đường không calo là loại đường gì?
Đường không calo, hay còn gọi là chất tạo ngọt không chứa calo, là các hợp chất hóa học được sử dụng để thay thế đường mía (sucrose) trong thực phẩm và đồ uống. Đặc điểm chính của các loại đường này là chúng cung cấp vị ngọt tương tự hoặc thậm chí mạnh hơn đường thông thường nhưng không chứa hoặc chứa rất ít calo.
Một số loại đường không calo được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể kể đến như: aspartame, sucralose, stevia, saccharin, xylitol.
Các chất tạo ngọt không calo này thường được sử dụng trong các sản phẩm dành cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường. Hoặc những ai có mong muốn giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không muốn làm mất đi hương vị ngọt ngào của món ăn. Tuy nhiên, đường không calo cũng không phải là lựa chọn tốt như nhiều người vẫn nghĩ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng đường không calo có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và một số cơ quan khác, tùy vào hàm lượng và loại đường được sử dụng
Tìm hiểu thêm: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Đường không calo và có calo có gì khác nhau?
Đường không calo và đường có calo có những điểm khác biệt rõ rệt về thành phần, tác động đến sức khỏe và cách thức cơ thể xử lý chúng.
Thành phần và nguồn gốc:
+ Đường có calo: Được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên như: mía (sucrose), thốt nốt, củ cải đường, sữa (lactose), một số loại trái cây (fructose).
+ Đường không calo: Chủ yếu là các chất tạo ngọt tổng hợp hoặc tự nhiên nhưng không chứa calo như aspartame, sucralose, stevia và xylitol. Các chất này thường được sản xuất thông qua các quy trình hóa học hoặc chiết xuất từ thực vật.
Định lượng calo trong mỗi gram:
+ Đường có calo: Mỗi gram đường cung cấp khoảng 4 calo. Việc tiêu thụ đường có calo đóng góp trực tiếp vào tổng lượng calo hàng ngày của cơ thể.
+ Đường không calo: Không cung cấp hoặc cung cấp rất ít calo, giúp giảm tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Ứng dụng trong thực phẩm:
+ Đường có calo: Có hương vị ngọt ngào tự nhiên, dư vị không quá đậm và được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng, làm bánh và chế biến thực phẩm.
+ Đường không calo: Vị ngọt tương tự hoặc thậm chí là ngọt hơn rất nhiều so với đường mía dù chỉ dùng 1 lượng cực kỳ nhỏ. Một số loại tạo ngọt nhân tạo có dư vị đắng và khá lạ. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm ăn kiêng, nước ngọt không đường và thực phẩm dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
Nhìn chung, có khá nhiều điểm khác biệt cần xem xét giữa đường không calo và loại đường có calo thông thường. Đồng thời, các nghiên cứu cũng được được tích cực tiến hành nhằm cung cấp cho mọi người lựa chọn an toàn hơn dựa trên tình trạng sức khỏe, nhu cầu cá nhân.
Đọc thêm: 1 muỗng đường bao nhiêu calo? Nên ăn bao nhiêu một ngày?
Bổ sung đường không calo trong khẩu phần ăn có hại gì không?
Mặc dù đường không calo mang lại nhiều lợi ích cho việc kiểm soát cân nặng và quản lý đường huyết, nhưng việc tiêu thụ chúng cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Cụ thể như sau:
Gây hại cho hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và điều hòa hệ miễn dịch của tất cả chúng ta. Việc ăn đường không calo, đường ít calo có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh, sụt giảm lợi khuẩn. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, dễ bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì (các dạng rối loạn chuyển hóa).
Tác động đến cảm giác thèm ăn
Đường không calo có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với hương vị ngọt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất tạo ngọt không calo có thể làm gia tăng cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều, do cơ thể không nhận được lượng calo thực tế từ thức ăn ngọt. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn từ các nguồn thực phẩm khác, gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Tác động đến hệ thần kinh và tâm trạng
Một số nghiên cứu cũng gợi ý rằng tiêu thụ chất tạo ngọt không calo có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tâm trạng. Ví dụ, aspartame đã được liên kết với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và thay đổi tâm trạng ở một số người. Tuy nhiên, các bằng chứng về mối liên hệ này vẫn chưa đủ rõ ràng và cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định.
Đường không calo có nguy cơ gây nghiện
Cảm giác ngọt mà chất tạo ngọt không calo mang lại có thể khiến người tiêu dùng trở nên phụ thuộc vào vị ngọt, dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều chất tạo ngọt này. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe và làm phức tạp quá trình kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh.
Ảnh hưởng đến đường huyết
Mặc dù đường không calo có sự khác biệt nhất định với các loại đường có calo và không gây tăng đường huyết đột ngột. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy việc dung nạp đường ko calo có thể ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng với insulin và glucose. Điều này có thể làm phức tạp việc quản lý đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Khuyến nghị của chuyên gia khi sử dụng đường trong chế độ dinh dưỡng
Dưới đây là một số hướng dẫn và khuyến nghị từ các chuyên gia trong việc sử dụng đường cho thực đơn hàng ngày:
Sử dụng đường tự nhiên ít calo
Chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng các nguồn đường tự nhiên từ trái cây, rau củ và các sản phẩm nguyên hạt. Các loại đường này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, nếu có thể nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đường không calo có trong đồ uống đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn, đường trắng tinh luyện…
Hạn chế lượng đường trong khẩu phần
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị hạn chế lượng đường tổng nạp vào cơ thể (các thực phẩm, đồ uống) xuống dưới 10%. Tuy nhiên, định lượng 10% vẫn là một con số quá lớn và có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nên giảm đường tối đa, dưới 10g/ngày đối với người lớn và 5g/ngày với trẻ em là tốt nhất.
Đọc kỹ thông tin về lượng đường trên bao bì
Khi mua sắm thực phẩm, hãy chú ý đến nhãn dinh dưỡng để biết lượng đường có trong sản phẩm. Nhiều sản phẩm chế biến sẵn chứa lượng đường cao mà bạn có thể không ngờ tới. Chọn những sản phẩm có lượng đường thấp hoặc không chứa đường bổ sung.
Ăn đường không calo một cách hợp lý
Đường ít hoặc không calo có thể là một giải pháp thay thế hữu ích (tùy loại đường), nhưng không nên lạm dụng. Khi dùng các sản phẩm chứa loại đường này cần tuân theo liều lượng được khuyến nghị và tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài để đảm bảo sức khỏe, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể chất
Việc giảm tiêu thụ đường chỉ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy đảm bảo rằng bạn kết hợp với việc tiêu thụ nhiều rau quả, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh. Đồng thời, duy trì hoạt động thể chất đều đặn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Khám phá ngay: Top 99+ thực phẩm ít calo giúp no lâu, giảm cân tốt
Đường không calo đã và đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho những ai muốn giảm lượng calo và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cần được thực hiện một cách cẩn trọng và có sự tư vấn từ chuyên gia. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?