100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?
Thịt bò khô là một món ăn thơm ngon và tiện lợi. Ngoài việc được sử dụng như một món ăn vặt trực tiếp thì thịt bò khô cũng được dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, vì bản chất thịt bò đã nhiều calo lại kết hợp thêm với các gia vị bổ sung nên có khá nhiều lo ngại xoay quanh việc khô bò bao nhiêu calo và có nên ăn hay không? Tham khảo bài viết này để được giải đáp chi tiết!
Khô bò bao nhiêu calo? Có chứa những thành phần gì?
Khô bò là một món ăn được chế biến từ thịt bò tươi, tẩm ướp với các loại gia vị rồi sấy khô ở nhiệt độ cao. Theo dữ liệu từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g khô bò có chứa khoảng 409 calo. Lượng calo này chủ yếu đến từ các thành phần dinh dưỡng sau:
+ Lipid: 26 gram
+ Cholesterol: 48 miligam
+ Natri: 2.081 miligam
+ Kali: 597 miligam
+ Chất béo bão hòa: 11 gram
+ Carbohydrate: 11 gram
+ Chất xơ: 1.8 gram
+ Đường: 9 gram
+ Protein: 33 gram
+ Sắt: 5.4 gram
+ Vitamin B6: 0.2 gram
+ Mangan: 51 miligam
+ Calci: 20 miligam
+ Vitamin D: 11 IU
+ Vitamin B12: 0.012 miligam
Khô bò có lượng calo cao hơn so với nhiều loại thực phẩm khô khác như khô gà và khô heo. Điều này là do hàm lượng protein và lipid cao, cùng với sự bổ sung của các gia vị trong quá trình chế biến. Ngoài ra, trong thành phần của bò khô chứa một lượng lớn natri do quá trình tẩm ướp muối. Điều này giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý do lượng natri tăng cao đột biến sau khi ăn.
Tìm hiểu thêm: Thịt bò bao nhiêu calo? Cách chế biến thịt bò giúp giảm cân
Những lợi ích và tác hại khi ăn thịt bò khô là gì?
Dưới đây là thông tin chi tiết về những lợi ích của thịt bò khô và các tác hại đối với sức khỏe nếu ăn quá mức. Cụ thể như sau:
Tốt cho cơ bắp: Trong thịt bò khô chứa nhiều protein. Đây là thành phần chứa các acid amin cần thiết trong quá trình tăng trưởng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Lượng protein dồi dào khiến cho thịt bò tốt cho quá trình hình thành và phát triển cơ bắp. Cơ thể sẽ không dự trữ protein như chất béo và tinh bột nên việc nạp đủ đạm mỗi ngày là rất quan trọng.
Bổ sung sắt cho cơ thể: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt bò khô cung cấp một lượng sắt đáng kể. Thịt bò là thịt đỏ, chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà, thịt lớn và cá. Sắt là một loại khoáng chất cần thiết cho sự hình thành máu và chuyển oxy cho tế bào. Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu khiến cơ thể xanh xao, suy nhược.
Khám phá ngay: Uống sắt có công dụng làm đẹp da hay không?
Chống lão hóa: Trong thịt bò khô có chứa kẽm. Đây là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa và tổng hợp protein. Ngoài ra, thịt bò giàu protein giúp kích thích tái tạo collagen trong da. Từ đó giúp da tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn, lão hóa.
Hỗ trợ giảm cân: Là thực phẩm giàu đạm, hàm lượng chất béo thấp, bò khô nên được đưa vào thực đơn để tăng cơ giảm mỡ. Protein không gây tích mỡ thừa dưới da mà còn làm săn chắc và tạo cơ bắp.
Bên cạnh những lợi ích kể trên thì bạn cũng cần có những lưu ý khi sử dụng thịt bò khô. Bởi trong thịt bò khô có chứa hàm lượng muối cao. Việc nạp các thực phẩm có hàm lượng muối cao sẽ làm tăng natri trong máu gây ra các bệnh như tăng huyết áp, bệnh về tim mạch, bệnh thận,… Bên cạnh đó, thịt bò khô được chế biến ở nhiệt độ cao cũng làm giảm bớt những giá trị dinh dưỡng. Những người mắc bệnh tim mạch, người bị dị ứng, bị bệnh thận, bệnh dạ dày cũng nên sử dụng thịt bò khô với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khuyến nghị chung: Để tận dụng các lợi ích của khô bò và tránh các tác hại tiềm ẩn, việc tiêu thụ khô bò cần có giới hạn hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng một người trưởng thành không nên ăn quá 50g khô bò mỗi ngày (tối đa 2 ngày/tuần). Đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, cao huyết áp, bị gout, đang uống thuốc… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu muốn ăn khô bò.
Cách làm thịt bò khô thơm ngon bổ dưỡng và ít calo tại nhà
Cùng tham khảo cách làm thịt bò khô đơn giản để có ngay món ăn thơm ngon bổ dưỡng và ít calo cho cả gia đình ngay dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
+ 650 gam thịt thăn bò tươi nạc
+ 2 củ tỏi
+ 1 củ gừng tươi
+ 5 cây sả
+ 4 quả ớt tươi
+ 1 gói bột ngũ vị hương
+ 2 thìa canh đường nâu (đường ăn kiêng)
+ 3 thìa canh nước mắm ăn kiêng
+ 2 thìa canh dầu hào loại ít calo
+ 1 thìa cà phê muối tinh
+ 1 thìa cà phê tiêu đen
Cách làm khô bò:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
+ Thịt bò mua về làm sạch, thái thành miếng dày, rồi rửa lại thêm một lần nữa và dùng giấy thấm cho khô nước.
+ Pha hỗn hợp sốt tẩm thịt bò bao gồm: Gừng, tỏi, sả, ớt băm nhỏ, muối, đường, ngũ vị hương, dầu hào, tiêu đen đã chuẩn bị.
+ Trộn đều hỗn hợp sốt cùng với thịt bò và cất vào ngăn mát tủ lạnh. Để ướp lạnh trong 3 – 5 giờ (tùy vào độ dày thịt) sao cho thịt bò ngấm hết các gia vị.
Bước 2: Chế biến thịt bò
+ Lấy thịt bò đã tẩm ướp từ tủ lạnh ra ngoài và cho vào chảo đun sôi 15 phút cho thịt bò chín. Đổ ra đĩa để nguội hẳn, rồi dùng chày giã từng miếng thịt bò đến khi có độ tơi và thật mềm. Hoặc bạn có thể để nguyên miếng tùy vào sở thích.
Bước 3: Làm khô thịt bò
+ Làm khô thịt bò bằng lò nướng là tốt nhất (hạn chế phơi nắng hoặc xông khói vì dễ nhiễm khuẩn). Bật trước lò nướng ở 115 độ C (3 phút), sau đó cho thịt vào sấy 10 phút, cứ sau 10 phút sẽ bỏ ra kiểm tra 1 lần. Tiếp tục sấy thịt trong 30 phút cho đến khi thịt bò đã đạt đến độ khô như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng thực đơn 1000 calo không bị thiếu dinh dưỡng
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi khô bò bao nhiêu calo. Đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích về khẩu phần ăn thịt bò khô có thể áp dụng trong tuần và cách chế biến giúp làm giảm calo, tốt cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ về cách xây dựng thực đơn lành mạnh và khoa học.
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Biểu hiện cằm tiêm filler cứng hay mềm sau khi thực hiện?
- Tiêm filler có đau không? Tình trạng đau nhức kéo dài liệu có nguy hiểm?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?