Măng bao nhiêu calo? Lợi ích của việc ăn măng đúng cách
Chất xơ chiết xuất từ măng có đặc tính giúp giảm cholesterol mạnh mẽ. Điều này có thể do chất xơ hòa tan trong măng hấp thụ nước và liên quan tới việc giảm mức cholesterol.. Đây cũng là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất, là lựa chọn tốt cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
Hiểu rõ các món ăn với hàm lượng calo trong các món ăn là cách để bạn sắp xếp và quản lý bữa ăn một cách khoa học tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình. Có lẽ bạn cũng không xa lạ gì với món ăn liên quan tới măng trong các bữa ăn hàng ngày. Vậy về hàm lượng dinh dưỡng, măng bao nhiêu calo bạn có biết không?
Giá trị dinh dưỡng của măng
Theo Healthline, măng là thực phẩm rất bổ dưỡng và chứa một lượng lớn chất xơ, đồng, vitamin E, B6, trong mỗi khẩu phần. Măng đặc biệt chứa nhiều đồng, đây là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da, chức năng não… Nó cũng mang đến nguồn vitamin B6 tuyệt vời – vitamin này tan trong nước tham gia vào hơn 140 phản ứng sinh hóa trong tế bào của cơ thể bạn.
Vitamin E hấp thụ tăng lên sau khi ăn măng, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ phản ứng chống viêm và bệnh mãn tính. Trong định lượng tương đương với 155 gram măng nấu chín cung cấp cho cơ thể:
Chất đạm: 2,5 gam
Chất béo: 4,5 gam
Carb: 5 gram
Chất xơ: 2 gam
Đồng: 19% giá trị hàng ngày (DV)
Vitamin B6: 14% DV
Vitamin E: 9% DV
Vitamin K: 3% DV
Riboflavin: 3% DV
Thiamine: 3% DV
Phốt pho: 3% DV
Kali: 3% DV
Sắt: 3% DV
Măng bao nhiêu calo dinh dưỡng?
Lượng calo trong măng phụ thuộc vào loại măng và cách chế biến của bạn bao gồm:
Calo trong 100g măng tươi bao nhiêu?
Theo bảng tính calo, loại măng tươi phổ biến là loại có màu vàng, chứa hàm lượng khoảng 41 kcal/100g. Trong 100g măng này, chúng có 7,85g tinh bột (bao gồm 3,3g chất xơ và 4,53g đường), 0,45g chất béo, 3,93g chất đạm. Bên cạnh đó, măng cũng cung cấp các dưỡng chất như vitamin A, Kali, vtiamin D… Nếu măng được luộc chín, thì trong 100g măng luộc sẽ mang tới khoảng 36 kcal.
Trong 100g măng tây có bao nhiêu calo?
Măng tây có đặc điểm là màu xanh và thân nhỏ, theo ước tính chứa khoảng 20,3 kcal trong 100g. Với vị ngon và dễ ăn, giàu dinh dưỡng, măng tây thường được nhiều chị em quan tâm để thêm vào thực đơn giảm cân mỗi ngày. Đặc biệt, măng tây còn sử dụng chế biến được thành nước ép, giúp giảm mỡ bụng một cách hiệu quả.
Măng khô có bao nhiêu calo?
Măng khô là thực phẩm đặc biệt được yêu thích dùng để nấu canh, nấu phở và là món ăn phổ biến trong các dịp Lễ Tết. Trong 100g măng khô sẽ chứa khoảng từ 45 đến 50 kcal.
Măng chua có nhiều calo không?
Măng chua được xử lý qua quá trình lên men có hàm lượng calo khoảng 69 kcal trong mỗi 100g.
Măng xào gồm bao nhiêu calo?
Khi tìm hiểu về lượng calo trong 100g măng, không thể bỏ qua món ăn quen thuộc là măng xào. Măng xào đã qua chế biến có hàm lượng calo cao hơn măng khô và măng tươi. Bởi trong quá trình xào, măng thường trải qua quá trình chế biến với dầu mỡ. Theo nghiên cứu, mỗi 100g măng xào sẽ có khoảng 50-55 kcal. Nếu măng xào được kết hợp với thịt trong 100g măng xào thịt sẽ có chứa khoảng 65-75 kcal.
Ăn măng có giúp giảm cân không?
Nhìn chung, măng là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất. Do đó, măng là lựa chọn tốt cho chế độ ăn kiêng giảm cân và tốt cho sức khỏe.
Ăn măng không dễ gây tăng cân nếu bạn ăn đúng cách và lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp. Là bởi hàm lượng calo trong măng khá thấp, đặc biệt là măng tươi. Trong 100g măng tre tươi chỉ chứa khoảng 41 calo. Ngoài ra, măng còn là thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn. Măng không chứa nhiều đường và carbohydrate, phù hợp cho những người đang ăn kiêng hoặc giảm cân.
Sau khi giải đáp măng bao nhiêu calo, bạn có thể thêm măng vào bữa ăn hàng ngày mà không lo sợ việc dư thừa năng lượng dẫn tới béo phì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn ăn măng theo cách chế biến nhiều dầu mỡ, thịt kho măng, măng xào.. thì vẫn có nguy cơ dư thừa calo vì lượng chất béo trong các món ăn này khá cao.
Nếu muốn ăn măng theo cách giảm cân, bạn cần chú ý tới liều lượng cũng như cách chế biến phù hợp. Ngoài ra, cần phải kêt hợp với phương pháp tập luyện để giải phóng calo
Một số tác dụng hữu ích của việc ăn măng
Măng là thực phẩm có nhiều khoáng chất quan trọng với sức khỏe làn da, chức năng não.. Nó cũng cung cấp vitamin hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ chống lại chứng viêm và bệnh mãn tính.
– Tốt cho tim
Măng chứa phytosterol và chất dinh dưỡng thực vật tác dụng làm sạch các động mạch bị tắc và hòa tan cholesterol xấu hay LDL. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất xơ chiết xuất từ măng có đặc tính giúp giảm cholesterol mạnh mẽ. Điều này có thể do chất xơ hòa tan trong măng hấp thụ nước và liên quan tới việc giảm mức cholesterol.
– Tăng hệ miễn dịch
Măng chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Khi tiêu thụ măng vào mùa đông, chúng có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.
– Hỗ trợ giảm cân
Như đã chia sẻ ở trên măng là thực phẩm có lượng calo thấp, có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa và giúp bạn no lâu hơn, từ đó quá trình giảm cân diễn ra tốt hơn.
– Cải thiện chức năng phổi
Măng rất giàu vitamin cùng một số các hợp chất khác giúp tăng cường chức năng và hoạt động của phổi.
– Hạ đường huyết
Theo các chuyên gia, măng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ insulin. Đây là thành phần được chứng minh giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Người ta nói rằng tiêu thụ măng thường xuyên có thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.
– Tăng cường bảo vệ đường ruột
Chính vì là thực phẩm giàu chất xơ nên măng thậm chí có thể giúp bạn chống lại các vấn đề như bệnh trĩ, viêm túi thừa hoặc một số bệnh về ung thư đại trực tràng.
Lưu ý gì khi ăn măng để tốt cho sức khỏe?
Dù tốt cho sức khỏe nhưng điều này chỉ áp dụng khi bạn ăn măng ở liều lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều măng gây tắc ruột do khối bã thức ăn. Tình trạng này gặp nhiều ở người già và trẻ nhỏ hoặc người mắc bệnh về tiêu hóa.
Đặc biệt, khi ăn măng lúc đói, lúc này dạ dày trống rỗng, nồng độ acid dạ dày cao hoa quả nhiều chất xơ, nhựa rất dễ bị kết tủa làm kết dính sợi xơ thực vật tạo thành khối bã đường ruột.
Triệu chứng khi ăn măng nhiều có thể gây ra là đau bụng thượng vị, đầy hơi, nôn, bí trung đại tiện.. Vì thế bạn cần đặc biệt chú ý để tránh biến chứng tắc ruột do ăn măng.
Ngoài ra, măng tươi có chứa một lượng độc tố cyanide taxiphyllin ảnh hưởng tới sức khỏe. Măng cũng có thể ảnh hưởng tới tuyến giáp và làm giảm hoạt động tế bào tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp.
Nên ăn măng luộc sôi kỹ, măng tươi trước khi ngâm cần thái thành miếng nhỏ và mỏng, sau đó ngâm vào nước trong 24h để loại bỏ bớt độc tố. Quá trình ngâm cần thay nước mới nhiều lần để loại bỏ hiệu quả độc tố.
Một số đối tượng được khuyến cáo không nên ăn măng:
- Phụ nữ mang thai không nên ăn măng vì thành phần trong măng chứa glucozit dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trẻ em nên hạn chế ăn măng để tránh tắc ruột
- Người bị các vấn đề về dạ dày, tá tràng, xơ gan, hoặc giãn tĩnh mạch thực quản ăn măng có thể gây khó tiêu, khiến bệnh nặng hơn.
- Măng giàu canxi không tốt cho người đang bị suy thận, bệnh thận mãn tính.
- Người bị gút không nên ăn măng vì làm tăng lượng acid uric trong máu khiến bệnh chuyển biến xấu.
Xem thêm:
- Bột rau má: Cách làm và Lợi ích đối với sức khỏe làm đẹp
- Nếp cẩm bao nhiêu calo và tốt cho sức khỏe không?
Măng bao nhiêu calo cùng các lưu ý đặc biệt trong quá trình ăn măng giảm cân và bảo vệ sức khỏe đã được Mega Gangnam giải đáp. Quan tâm tới chế độ ăn cũng là cách để bạn giữ cho cơ thể có một vóc dáng ưa nhìn và một sức khỏe tốt. Nếu cần tư vấn thêm các dịch vụ hỗ trợ đào thải mỡ thừa, giảm cân khoa học để về dáng như mong muốn, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 093 770 6666 hoặc Đăng ký tư vấn để được Chuyên gia thăm khám miễn phí.
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể