Mặt gãy là như thế nào? Có khắc phục được không?
Dáng mặt gãy là một trong những kiểu mặt thường gặp với các đường nét thiếu tinh tế và làm lộ rõ các nhược điểm sẵn có. Vậy nên cần sớm tìm ra phương pháp thay đổi, nhất là với các bạn nữ. Tùy vào từng trường hợp mà có thể cân nhắc đến các giải pháp tạm thời như: thay đổi kiểu tóc, trang điểm hoặc phức tạp hơn như: niềng răng, phẫu thuật…
Mặt gãy là một dáng mặt không được yêu thích bở khuynh hướng làm nổi bật các nhược điểm trên khuôn mặt và tạo cảm giác thiếu hài hòa, mềm mại, nhất là ở phái nữ. Do vậy, khi khuôn mặt thuộc kiểu dáng này thì đa số mọi người đều có mong muốn cải thiện bằng các phương pháp khác nhau. Vậy mặt gãy là như thế nào và có thể khắc phục được hay không? Tham khảo chi tiết tại đây!
Mặt gãy là như thế nào?
Mặt gãy hay “mặt lưỡi cày” là một đặc điểm bẩm sinh hoặc do chấn thương sâu vào bên trong cấu trúc xương. Tình trạng này rất dễ nhận biết với các điểm nhô ra bất thường ở trán và cằm, trong khi phần trung tâm mặt có phần bị lõm vào trong. Dưới đây là một số đặc điểm thường gặp ở dáng mặt gãy:
Hàm dưới bị lồi ra phía trước: Trường hợp khuôn mặt có dáng gãy thường dễ dàng nhận biết thông qua đặc điểm phần hàm dưới nhô lên và trồi hẳn ra phía trước. Điều này tạo ra sự không đồng đều về chiều sâu giữa các phần của khuôn mặt.
Hàm trên bị thụt vào bên trong: Khi hàm dưới bị trồi ra, không thể tạo được sự cân đối cho khuôn hàm, kéo theo tình trạng hàm trên thụt hẳn vào trong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người để đánh giá.
Trán nhô ra, không cân đối với mũi và cằm: Với một khuôn mặt hài hòa thì các điểm nhô cao ở trán, mũi và cằm thường không nổi bật, tạo nên đường nét vừa phải, dễ chịu. Với tình trạng mặt gãy thì phần trán là có đặc điểm nhô ra hơn hẳn so với các điểm khác.
Kích thước trán hẹp hơn tổng thể mặt: Khi nhìn từ phía trên, trán của người có mặt gãy thường có độ rộng hẹp hơn so với trung bình. Điều này tăng thêm vào sự không đối xứng và đặc biệt của hình dạng khuôn mặt.
Ngoài những đặc điểm đã kể trên, hiện tượng mặt gãy có thể có thêm một số yếu tố bổ sung làm nhấn mạnh khuôn mặt không cân đối như: gò má cao, mũi tẹt, trán dô, xương hàm quá bạnh.
Tìm hiểu chi tiết: Mặt lưỡi cày có xấu hay không?
Những ảnh hưởng của dáng mặt gãy trong cuộc sống
Dáng mặt gãy thường không được yêu thích và có thể xem đây là một trong những khuyết điểm của khuôn mặt. Bên cạnh những ảnh hưởng về ngoại hình thì dưới góc nhìn của nhân tướng học hay y tế, dáng mặt gãy đều không tốt cho chúng ta.
Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ:
Dáng mặt gãy cùng với cấu trúc xương mặt không đồng đều làm mất đi sự hài hòa giữa các đường nét và không tạo được chiều sâu cho khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của người sở hữu. Hơn thế nữa, mặt gãy thường được nhận xét là không tạo được thiện cảm cho người đối diện khi mới tiếp xúc, đặc biệt là ở phái nữ. Điều này là do, phần xương hàm quá lớn, hàm dưới và trán nhô ra khiến khuôn mặt có phần nam tính và cương nghị. Nếu kết hợp với một số đặc điểm như mắt quá sâu, mũi tẹt lại càng làm nổi bật những điểm kém duyên.
Ảnh hưởng về mặt nhân tướng:
Tướng số hay nhân tướng học là một khía cạnh huyền học nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Dáng mặt gãy lại là một điểm không được đánh giá cao. Theo quan điểm của nhân tướng học, mặt gãy được xem là một tướng xấu, phản ánh tính cách tự phụ, xét nét, chi li hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Người có mặt gãy thường phải đối mặt với những định kiến xã hội do vẻ ngoài nên đôi khi không được người khác tin tưởng và gặp nhiều khó khăn khi duy trì các mối quan hệ cá nhân.
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
Các chuyên gia và bác sĩ thẩm mỹ đều nhận định dáng mặt gãy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mà chúng ta không hề nhận ra. Cấu trúc không cân xứng của xương mặt có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn khớp thái dương, gây khó khăn cho việc nhai thức ăn và làm tăng tiết nước bọt. Trong nhiều trường hợp xương mặt lệch lạc, mặt gãy cũng ảnh hưởng đến giọng nói hoặc khiến nhiều bạn bị tự ti khi giao tiếp.Thậm chí, mặt gãy còn có thể là nguyên nhân của các vấn đề về hô hấp như khó thở, ngạt mũi, viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.
Khắc phục tình trạng mặt gãy được không và bằng cách nào?
Mặt gãy với cấu trúc không cân xứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người sở hữu gặp phải nhiều bất lợi trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một số phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng được để che dấu đặc điểm này hoặc khắc phục tình trạng mặt gãy lâu dài. Cụ thể như sau:
Thay đổi kiểu tóc phù hợp:
Lựa chọn kiểu tóc phù hợp là cách nhanh nhất giúp chúng ta che đi các khuyết điểm trên khuôn mặt. Nếu chưa có điều kiện hoặc thời gian đầu tư cho những phương pháp thẩm mỹ chuyên nghiệp thì hãy bắt đầu với việc thay đổi kiểu tóc. Dùng bạn yêu thích tóc ngắn, tóc dài thì cũng có nhiều lựa chọn phù hợp cho kiểu mặt gãy.
Tóc ngắn có thể giúp làm nổi bật đường nét ở mũi, đôi mắt và tạm đánh lừa thị giác khiến chiếc cằm thon gọn hơn. Tham khảo kiểu tóc ngắn như: bob, pixie. Nếu thích tóc dài thì đừng để tóc thẳng vì như vậy sẽ khiến người nhìn tập trung hơn vào khuyết điểm vùng mặt. Tốt nhất là lựa chọn các kiểu uốn xoăn lọn to, tóc lượn sóng giúp dáng mặt trông mềm mại hơn.
Niềng răng cân đối xương hàm:
Trong nhiều trường hợp người có mặt gãy thường chỉ có khuyết điểm ở xương hàm hay còn gọi là khớp cắn ngược. Nếu muốn thay đổi dáng mặt hiệu quả và lâu dài hơn thì nên tham khảo phương pháp niềng răng. Đây là một hình thức chỉnh hình khu vực răng – hàm không phẫu thuật. Bằng cách sử dụng các hỗ trợ như mắc cài, dây cung, nẹp… cùng với một số thủ thuật, phần xương hàm sẽ được cố định, tạo áp lực để thay đổi dần theo thời gian.
Sau khi niềng răng, chúng ta có thể nhận thấy khuôn mặt trông cân đối và hài hòa hơn. Tuy nhiên, quá trình này thường mất nhiều thời gian (2-4 năm) và cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, khi niềng răng, bạn thể gặp phải một số phiền toái như đau nhức, khó nhai nuốt thức ăn và ảnh hưởng đến ngoại hình.
Phẫu thuật thẩm mỹ:
Phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp can thiệp bằng dao kéo để điều chỉnh cấu trúc khuôn mặt. Tình trạng mặt gãy cần xâm lấn sâu và tác động khá lớn vào cấu trúc xương, mô cơ ở khung hàm. Đôi khi còn phải tiến hành gọt xương hoặc phẫu thuật nhiều đợt để thay đổi dáng mặt toàn diện hơn. Điều này có thể giúp khắc phục tình trạng mặt gãy một cách triệt để, tạo ra một khuôn mặt đẹp hơn.
Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn luôn đi kèm với rủi ro và nguy cơ biến chứng, nhất là với một cuộc đại phẫu toàn diện để thay đổi cấu trúc xương mặt. Cũng như niềng răng, phẫu thuật thẩm mỹ cần được thực hiện bởi bác sĩ thẩm mỹ chuyên nghiệp, trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Đồng thời, tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật để đạt được kết quả như mong đợi.\
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nâng mũi độn cằm cùng một lúc có an toàn không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết mặt gãy là như thế nào. Cùng với đó là những gợi ý về phương pháp khắc phục dáng mặt này. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Nhận biết khuôn mặt phúc hậu và giải mã ý nghĩa nhân tướng
- Khuôn mặt tròn có ý nghĩa gì? Nên thay đổi dáng mặt hay không?
- [Khám phá] Top 5 cung hoàng đạo có khuôn mặt đẹp nhất!
- Nhân tướng học khuôn mặt chính xác đến đâu? Tin được không?
- Cách chọn kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn béo nữ
- Hướng dẫn cách chọn kiểu tóc cho khuôn mặt hốc hác phù hợp
- Ấn đường là gì? Cách xem tướng qua ấn đường chi tiết từ A đến Z
- Chi phí thu nhỏ đầu mũi bao nhiêu tiền? [Cập nhật 2024]
- Tướng số người sở hữu mặt trái tim & Kiểu tóc phù hợp
- Trán hình chữ M: Ý nghĩa tướng số, vận mệnh ra sao?