Nho bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt cho sức khỏe không?
Nho là một loại trái cây ôn đới, còn nguồn gốc ở một số quốc gia Địa Trung Hải. Hầu hết các loại nho thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay cũng có loại nho xanh được trồng ở Ninh Thuận nhưng giá trị thương mại không quá cao. Nếu bạn là một người thích ăn nho và đang có nhu cầu tìm hiểu nho bao nhiêu calo. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông quan bài viết dưới đây để được giải đáp.
Nho bao nhiêu calo?
Lượng calo trong nho không quá cao và có thể thay đổi tùy thuộc vào chủng loại, cũng như cách chế biến. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nho tươi có lượng calo trung bình, chỉ dao động từ 65 đến 75 calo cho 100g. Trong khi đó, nho đã qua chế biến thường có định lượng calo cao hơn nhiều, đặc biệt là thành phẩm nho khô hoặc mứt nho. Tham khảo thông tin nho bao nhiêu calo (100g) ngay:
+ Nho đỏ không hạt: 69-70 calo.
+ Nho xanh không hạt: 68-70 calo.
+ Nho đen không hạt: 67-70 calo.
+ Nho Mẫu Đơn: 71-75 calo.
+ Nho Kyoho Nhật Bản: 69-75 calo.
Ngoài ra, nho cũng được chế biến thành các món ăn khác nhau, chẳng hạn như mứt nho (250 – 270 calo), nho khô (299 – 300 calo), nước ép nho (60 – 62 calo), rượu nho (83 – 85 calo). Calo trong các chế phẩm này có sự chênh lệch nhất định và đa số thường cao hơn nhiều so với nho tươi. Đặc biệt là các cách chế biến có tẩm thêm đường và gia vị như làm mứt, sấy khô.
Tìm hiểu ngay: Cập nhật chi tiết bảng calo của trái cây tại Việt Nam
Những lợi ích của trái nho đối với sức khỏe
Nho được đánh giá là một trong những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và nên được đưa vào khẩu phần hàng ngày. Tham khảo chi tiết thông tin về các chất dinh dưỡng cũng như lợi ích của loại trái cây này ngay:
1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Sự kết hợp của các thành phần như chất xơ, Kali, polyphenol giúp điều hòa huyết áp, đẩy lùi cholesterol xấu (LDL), cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này hỗ trợ đáng kể cho những người có tiền sử bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, người cao huyết áp, từng bị đột quỵ.
2. Tăng cường sức đề kháng: Cứ mỗi 100g nho tươi có chứa khoảng 9 mcg vitamin C và các chất chống oxy hóa khác như flavonoid (150 – 300 mcg), quercetin (10mcg) và resveratrol (2 mcg). Đây là các thành phần có khả năng tăng cường miễn dịch, phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe rất tốt.
3. Phòng ngừa các bệnh về mắt: Nho chứa lutein (0.2 mcg/100g) và zeaxanthin (0.1 mcg/100g), hai loại carotenoid này đặc biệt có lợi cho sức khỏe của đôi mắt. Nhờ vậy, việc ăn nho đúng cách, điều độ giúp ngăn ngừa các tác hại của ánh sáng xanh, các bệnh lý về mắt ở người già như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
4. Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Cứ 100g nho tươi có chứa khoảng 1.6 – 3g chất xơ tốt. Thành phần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chức năng tiêu hóa, hoạt động đường ruột. Ngoài ra, ăn những loại nho ít ngọt cũng góp phần tạo cảm giác no lâu, hạn ăn quá nhiều, ổn định cân nặng.
5. Cải thiện cảm xúc, tâm trạng: Không thể phủ nhận việc ăn nho cũng là một cách cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Trong thành phần của nho tươi có chứa một lượng vitamin B6 và magie nhất định. Bổ sung vitamin B6 giúp điều chỉnh nồng độ hormone serotonin và dopamine, tạo cảm giác tích cực. Còn magie thì giúp đảm bảo chức năng hệ thần kinh, tránh stress.
6. Tăng cường khả năng ghi nhớ: Resveratrol là một chất chống oxy hóa được tìm thấy khá nhiều trong những trái nho (nhiều nhất là nho đen – 40mcg/100g). Hoạt chất này trong được chứng minh có khả năng chống viêm, bảo vệ tế bào não và cải thiện chức năng ghi nhớ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về não như Alzheimer.
7. Giúp da mềm mịn, sáng khỏe: Nho là một trong những loại trái cây có nhiều lợi ích nhất đối với làn da. Loại quả này là sự kết hợp của rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa nên ăn đủ lượng cần thiết có thể mang đến một số lợi ích, chẳng hạn như làm sáng da, giảm thâm, tăng sinh collagen.
8. Ngăn ngừa bệnh loãng xương sớm: Cứ 100g nho tươi có chứa khoảng 291 – 300 mcg Kali, vitamin K (15mcg). Sự tham gia của các dưỡng chất này có khả năng tăng cường mật độ xương, hấp thụ canxi tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc bổ sung nho vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Khám phá ngay: Da khô uống vitamin gì để bù ẩm cho da mềm mượt?
Ăn nho có tác hại gì không? Những ai không nên ăn?
Mặc dù nho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều nho hoặc ăn liên tục hàng ngày hoàn toàn có khả năng gây ra các phản ứng xấu cho cơ thể. Chẳng hạn như:
Ăn quá nhiều nho bị tăng cân:
Nho chứa khá nhiều đường fructose tự nhiên, nhất là các loại nhỏ đen vị ngọt. Việc ăn cùng lúc rất nhiều nho gây ảnh hưởng đến đường huyết, làm phát sinh các chuyển hóa bất thường, tăng insulin, ảnh hưởng đến cân nặng. Không chỉ vậy, hàm lượng đường trong cơ thể quá cao còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như: bệnh tim, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid…
Bài viết liên quan: Đường bao nhiêu calo? Lợi và hại khi ăn đường đối với sức khỏe
Đảo lộn chức năng tiêu hóa:
Các loại nho xanh, nho có vị chua mạnh thường chứa một số axit như axit tartaric, axit malic và axit xitric. Khi kết hợp với protein (thịt, cá, nấm) trong thực phẩm, các axit này nhanh chóng gây ra hiện tượng kết tủa. Điều này làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của protein, đồng thời gây kích thích đường tiêu hóa. Dẫn đến các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, phình bụng hoặc rối loạn nhịp tim.
Gây sâu răng, mảng bám:
Nho có hương thơm và vị ngon gây ấn tượng mạnh, cũng chính là loại trái cây được trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, ăn nhiều nho rất dễ hình thành các mảng bám, tạo điều kiện có vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng ở trẻ em, do răng nướu còn yếu ớt.
Tương tác xấu với một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau (Ibuprofen, naproxen), thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, có thể tương tác trực tiếp với resveratrol trong nho. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc và có khả năng gây ra một số phản ứng bất thường nên cân đặc biệt thận trọng.
Nhìn chung, ăn nho rất tốt nhưng cần đưa vào khẩu phần dinh dưỡng một cách hợp lý để hạn chế các tác dụng phụ. Vì vậy dưới đây là một số lưu ý dành cho các bạn:
1. Có thể ăn bao nhiêu nho một ngày?
Lượng nho tối đa có thể ăn trong một ngày là khoảng 150 – 200 gram đối với người lớn và 70 – 150 gram đối với trẻ em. Nhưng chỉ ăn khoảng 2 – 3 bữa/1 tuần, tránh tình trạng ăn liên tục và có thể cân nhắc kết hợp với các loại trái có tính mát, ít đường như ổi, cam, bưởi, quả lê…
2. Nên ăn nho vào thời điểm nào là tốt nhất?
Nên ăn nho vào bên ngày và hạn chế ăn sau bữa tối vì dễ làm tăng đường, gây khó tiêu. Thời điểm tốt nhất để ăn nho là sau các bữa ăn chính (30 phút – 1 giờ) hoặc dùng làm bữa ăn phụ vào buổi chiều nếu bạn có dấu hiệu bị hạ đường huyết.
3. Chọn loại nho nào tốt vào nhiều dinh dưỡng nhất?
Không có loại nho nào được đánh giá “tốt nhất” vì mỗi loại nho có hương vị riêng biệt và giá trị dinh dưỡng cũng tương đương nhau. Tuy nhiên, có một số đặc điểm thú vị của mỗi loại mà bạn có thể tham khảo như sau:
+ Nho Ninh Thuận: Được trồng trực tiếp tại Việt Nam, có giá thành rẻ, vị ngọt thanh (đôi khi hơi chua), mọng nước, vỏ mỏng và ít hạt.
+ Nho Ruby: Có nguồn gốc từ Ý, nhưng chủ yếu đường trồng tại Nhật Bản, giá thành cao, vỏ dày, vị ngọt đậm, nhiều thịt.
+ Nho Kyoho: Nho được trồng phần lớn tại Nhật Bản với giá cao, kích thước to, vỏ khá mỏng, vị ngọt đậm và hương thơm đặc trưng.
Đọc thêm: Các loại trái cây làm đẹp da – thần dược chống lão hoá
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp nho bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Mụn bọc ở nách có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị mụn bọc ở mặt điều trị bằng cách nào không để lại sẹo?
- Phân biệt mụn bọc ở cổ và hướng dẫn cách điều trị nhanh khỏi
- Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Mọc mụn bọc ở sau tai có nguy hiểm không? Trị bằng cách nào?
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?