Nổi hạch ở cổ dưới cằm là gì? Có nguy hiểm hay không?
Hạch phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể con người. Việc nổi hạch cổ, sau tai, bẹn, hay nách,… có thể là “hồi chuông” cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Một trong số đó, nổi hạch ở cổ dưới cằm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Để biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị khi bị nổi hạch dưới cằm thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Mega Gangnam nhé!
Nổi hạch ở cổ dưới cằm thực sự nghiêm hiểm đối với sức khỏe
Hạch và chức năng của hạch đối với cơ thể
Chắc hẳn chúng ta đã được nghe nhiều về hạch. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hạch là gì cũng như chức năng của hạch. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ lý giải để các bạn hiểu được khái niệm và chức năng của hạch.
Hạch, sự phân bổ và các chức năng đối với cơ thể người
Hạch là gì?
Hạch bạch huyết hay tuyến bạch huyết là một cơ quan hình trứng hoặc hình thận của hệ bạch huyết và hệ miễn dịch thích nghi. Các hạch bạch huyết có mặt hầu hết trong cơ thể con người và được liên kết bởi các mạch bạch huyết giống như một phần của hệ thống tuần hoàn. Các hạch bạch huyết đóng này vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch, hoạt động như bộ lọc cho các hạt lạ và tế bào ung thư, nhưng chúng không có chức năng giải độc.
Trong hệ bạch huyết thì hạch bạch huyết là một cơ quan bạch huyết thứ cấp. Hạch bạch huyết được bao bọc trong một nang xơ và được tạo nên từ vỏ ngoài và tủy trong. Những hạch bạch huyết bị viêm hoặc mở rộng trong các bệnh lý khác nhau. Có thể từ nhiễm trùng cổ họng bình thường đến ung thư đe dọa tính mạng. Tình trạng của các hạch bạch huyết rất quan trọng đối với các giai đoạn phát triển của ung thư, phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh phụ thuộc khá nhiều vào hạch bạch huyết. Tùy thuộc vào vấn đề của cơ thể mà hạch bạch huyết này có thể ở dạng cứng hoặc mềm.
Chức năng của hạch đối với cơ thể
Nguyên lý hình thành hạch và chức năng đối với cơ thể con người
Chức năng chính của các hạch bạch huyết đó là lọc bạch huyết để xác định và chống nhiễm trùng. Để làm điều được này, các hạch bạch huyết có chứa tế bào lympho – một loại tế bào bạch cầu, bao gồm tế bào B và tế bào T. Chúng lưu thông qua dòng máu, xâm nhập và cư trú trong các hạch bạch huyết.
Bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể và lưu thông qua các mạch bạch huyết. Những chất này chảy vào và từ các hạch bạch huyết này các mạch máu phát triển chảy vào nút và những mạch máu từ các nút. Khi chất lỏng bạch huyết xâm nhập vào trong một nút, nó sẽ chảy vào nút ngay bên phía dưới viên nang trong một không gian gọi là xoang dưới màng cứng.
Những xoang dưới vỏ thoát ra thành xoang trabecular và cuối cùng tạo thành xoang tuỷ. Không gian xoang bị cắt ngang bởi các giả của đại thực bào, hoạt động để bẫy “hạt lạ” và lọc bạch huyết. Các xoang tủy hội tụ tại hilum và bạch huyết sau đó sẽ rời khỏi hạch bạch huyết thông qua mạch bạch huyết tràn vào trong một hạch bạch huyết trung tâm. Cuối cùng, dẫn lưu vào mạch máu dưới màng cứng tĩnh mạch trung tâm.
- Các tế bào B sẽ di chuyển đến vỏ não và tủy
- Các tế bào T sẽ di chuyển đến vỏ não sâu. Đây là một khu vực của các hạch bạch huyết được gọi là paracortex bao xung quanh tủy.
Lá lách và amidan là những cơ quan bạch huyết thứ cấp lớn hơn phục vụ các chức năng tương tự như các hạch bạch huyết. Mặc dù lá lách đảm nhiệm chức năng lọc các tế bào máu chứ không phải bạch huyết.
Tìm hiểu những vị trí thường xuyên nổi hạch nhất
Nổi hạch ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý về tình trạng này. Và dưới đây là một số vị trí có “sức hút” với hạch nhiều nhất!
Các vị trí xuất hiện hạch phổ biến nhất trên cơ thể
Nổi hạch ở bẹn
Hạch ở vùng bẹn sưng to (sưng hạch bạch huyết ở háng) có thể do một vài nguyên nhân như bệnh nhiễm khuẩn thuộc bộ phận sinh dục – tiết niệu do vi khuẩn Chlamydia hoặc bệnh giang mai,…
Ngoài ra, nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn (do các vết xây xước, áp-xe, mụn nhọt…) ở vùng chi dưới, vùng quanh hố chậu thì hạch ở bẹn cũng sưng to và gây đau.
Một số bệnh về đường máu cũng có hạch to như bệnh bạch cầu cấp. Hạch thường có kích thước to, mềm, xuất hiện nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể,…cùng các triệu chứng đi kèm như sốt cao, lách to nhanh, xuất huyết. Trong bạch cầu mãn tính lympho thường có nhiều hạch nhưng hạch bé, phát triển nhanh, lâu dần hạch sẽ to ra, mềm và có thể di động được.
Nổi hạch sau tai, cổ
Nổi hạch sau tai cũng khá phổ biến, nguyên nhân có thể do bị nhiễm trùng cơ thể, lao hay ung thư đầu cổ, ung thư tuyến giáp.
Đối với trẻ em, có sức đề kháng kém hạch có thể xuất hiện tự nhiên mà không cần phải có bệnh, khi sức khỏe đã dần ổn định hạch sẽ hết sưng. Ở trạng thái bình thường, kích cỡ hạch chỉ khoảng vài milimet, mềm và rất khó sờ thấy. Nhưng khi bị viêm nhiễm, ung thư (ung thư hạch nguyên phát hay hạch di căn) thì hạch sẽ lớn dần và có thể đau, dính, cứng.
Cần cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
Bệnh ung thư
Hạch nổi và sưng ở sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, phổ biến là ung thư tuyến giáp. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp, kích thước hạch sẽ tăng dần theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động, nhưng càng về sau, hạch lại càng bám chặt ở tai nên khi ấn vào sẽ có cảm giác đau và cứng.
Bệnh ở hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết được cấu thành bởi các mạch bạch huyết và nhiều hạch bạch huyết có tác dụng lọc vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể. Một khi hệ bạch huyết bị tác động thì hạch bạch huyết sẽ sưng to và phình lên. Hiện tượng sưng phù hạch bạch huyết này có thể xuất hiện ở khu vực xung quanh cổ, gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của cơ thể.
Bệnh nhiễm trùng
Khi virus và khuẩn tích tụ lại sẽ gây sưng đau, nổi hạch ở xung quanh cổ, tai gây nên các bệnh viêm họng, thủy đậu, sởi, mononucleosis (bệnh truyền nhiễm),… Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị thì nguy cơ cao có thể gặp biến chứng như viêm vú.
Viêm vú là một nhiễm trùng của xương mastoid, thường xuất hiện phía sau tai. Nếu nhiễm trùng tai nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm vú. Những khối u này có thể có sự phát triển của u nang đầy mủ, được tìm thấy dưới dạng cục u sau tai.
Bệnh u nang bã nhờn
Các cục hạch nổi ở vùng cổ, tai cũng có thể là do u nang bã nhờn gây ra. Những khối u này hình thành chủ yếu ở các tuyến bã nhờn do bị tổn thương hoặc quá trình sản xuất dầu bị ứ đọng. Một số chấn thương như vết trầy xước, mụn trứng cá cũng có thể làm tuyến bã nhờn bị yếu và hình thành nên các u nang.
Nổi hạch ở nách
Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được hạch ở nách, kích thước nhân lớn hay bé sẽ tùy vào các tác nhân gây ảnh hưởng. Hạch ở nách khi sờ vào thường sẽ có viền, tròn, cứng và có độ di chuyển nhẹ.
Hiện tượng nổi hạch ở nách tương đối phổ biến
Nếu bị viêm và gây nổi hạch ở nách thì thường kèm theo các triệu chứng như đau, sưng ở vùng ngực, mệt mỏi, phát sốt,… Hạch lành tính có tác dụng sản sinh đề kháng để chống lại các tác nhân xấu và chúng có thể tự mất đi tự nhiên mà không cần điều trị hay tác động vào.
Bên cạnh đó, nếu nổi hạch không phải do viêm thì chúng ta cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm như:
- Do xuất hiện các khối u ở các hạch bạch huyết hoặc xung quanh hạch bạch huyết
- Do mắc các bệnh lý liên quan đến bạch cầu
- Do khối u Lympho Hodgkin
- Do hắc tố của ung thư da (melanoma)
- Do khối u lympho không hodgkin
- Do ung thư vú
Đặc biệt, hạch nổi ở nách có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú đang trong giai đoạn tiến triển. Khi các tế bào ung thư đã lây lan sang các hạch bạch huyết ở vùng nách. Đây cũng là một những yếu tố giúp bác sĩ đánh giá được giai đoạn của bệnh.
Một số dấu hiệu khác cảnh báo ung thư vú đó là khối u vú, núm vú tiết dịch bất thường, hình dạng, kích thước vú thay đổi, vùng da, sốt, kinh nguyệt không đều,…
Nổi hạch ở tay, chân
Tình trạng bị nổi hạch ở tay và chân dùng để mô tả một khối sưng, u, nốt hoặc vùng sưng tấy cục bộ ở trên cánh tay và chân. Những cục hạch này có thể do bất kỳ tình trạng nào gây ra như: nhiễm trùng, viêm, ung thư hoặc chấn thương. Bên cạnh lòng bàn tay, một số người cũng có thể gặp tình trạng nổi hạch ở bắp tay, bắp chân. Hạch bất thường này có thể:
- Đơn lẻ hoặc nhiều khối tập hợp lại.
- Sờ mềm hoặc chắc.
- Đau hoặc không đau.
- Chúng có thể phát triển nhanh chóng hoặc không có sự thay đổi về kích thước.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, những triệu chứng đi kèm với khối sưng bất thường này có thể là:
- Chảy máu hoặc bầm tím.
- Biến dạng các vùng khớp.
- Có mủ hoặc không.
- Sốt.
- Xuất hiện kèm các khối u khác trên cơ thể.
- Yếu cơ.
- Sưng đau ở khớp khác.
- Giảm cân.
Triệu chứng nổi hạch ở cổ dưới cằm là gì?
Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng bị nổi hạch ở cằm mà triệu chứng có thể thay đổi. Các cục hạch ở cằm khi sưng lên có thể có kích thước từ bé như hạt đậu cho đến lớn hơn quả ô liu. Khi sờ vào, bạn sẽ thấy hạch mềm, dai và cứng. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Nổi hạch ở dưới cằm có đau không?”. Thông thường, nổi hạch ở cằm có thể khiến bạn gặp khó khăn trong vận động cổ, gây đau khi nhai hoặc quay đầu. Ngoài ra, còn có những triệu chứng phổ biến khác đi kèm như:
- Nổi các hạch bạch huyết khác ở bẹn, dưới cánh tay
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp: Ho, hắt hơi, đau họng, sổ mũi,
- Sốt, mệt mỏi
- Đau tai
- Đau răng
- Sưng nướu
- Các dấu hiệu thay đổi ở da
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mọc hạch dưới cằm
Nổi hạch ở dưới cằm có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, các tình trạng phổ biến nhất được chia thành 2 nhóm là lành tính hoặc ác tính dựa trên các chẩn đoán của các bác sĩ.
Nguyên nhân lành tính thường do tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể (tại chỗ hoặc toàn thân). Các hạch bạch huyết thường sưng lên khi bị nhiễm trùng, có sự xâm nhập của tế bào lạ hoặc do căng thẳng. Khi hạch nổi đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch đang hoạt động hiệu quả để loại bỏ các tác nhân gây hại.
Những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các hạch
Nguyên nhân phổ biến
Hiện tượng mọc hạch dưới cằm có thể bắt nguồn từ những bệnh lý tồn tại trong cơ thể. Sự xuất hiện của hạch là tín hiệu cảnh báo một số vấn đề chắc hẳn bạn chưa nắm rõ nguyên nhân. Các bệnh lý có thể kéo theo sự xuất hiện của hạch ở cằm chẳng hạn như:
- Cảm cúm
- Nhiễm vi khuẩn, virus gây hại
- Nhiễm trùng răng
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng tai
- Viêm họng, viêm amidan
- Mọc răng ở trẻ nhỏ
- Nhiễm trùng da
- Viêm mô tế bào vùng mặt
- Người mắc bệnh sởi, thủy đậu
- Bệnh bạch cầu đơn nhân
- Lao hạch
Một số bệnh lý nghiêm trọng
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, còn một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng nổi hạch dưới giữa cằm như sau:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch (lupus, viêm khớp dạng thấp): Rối loạn miễn dịch sẽ làm thay đổi đáp ứng của hệ miễn dịch đối với cơ thể. Trong những bệnh lý này, người bệnh thường có nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau chứ không riêng ở các hạch bạch huyết.
- Ung thư: các tế bào ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết dưới cằm cũng có thể gây ra triệu chứng nổi hạch giữa cằm và đau như: ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, ung thư cũng có thể xuất phát từ trong các hạch bạch huyết (Lymphoma).
- Một số loại thuốc và phản ứng của dị ứng thuốc có thể gây nổi hạch dưới cằm như: thuốc chống sốt rét.
Cách xác định hạch lành tính và ác tính
Hạch xuất hiện ở trên cơ thể có thể là hạch lành tính hoặc hạch ác tính. Cách chính xác nhất để phát hiện hạch lành hay ác tính là gặp bác sĩ để khám. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cho chỉ định chọc sinh thiết, lấy dịch từ các vết hạch để mang đi kiểm tra. Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt hạch lành tính hay hạch ác tính:
Những phương pháp cơ bản xác định hạch lành tính và ác tính
Kích thước
- Mọc hạch lành tính: nguyên nhân thường do bị viêm nhiễm, kích thước khoảng 1cm. Trong trường hợp mọc hạch do vi trùng lao thì kích thước có thể lớn hơn.
- Hạch ác tính:
- Hạch ác tính có kích thước khoảng 25mm trở lên, hạch cứng, không đau, kích thước phát triển nhanh. Hạch càng lớn thì khả năng bị ác tính càng cao.
Số lượng và vị trí
- Hạch lành tính: Thường chỉ có vài hạch nhỏ và xuất hiện ở một vùng cơ thể. Trong trường hợp hạch mọc do vi khuẩn lao có thể xuất hiện nhiều hạch ở cổ
- Hạch ác tính: Xuất hiện nhiều hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể thì nguy cơ ác tính càng cao.
Ranh giới giữa khối hạch với bộ phận xung quanh
- Hạch lành tính: Hạch nằm tại một vị trí rõ ràng, di chuyển với các mô xung quanh khi chạm vào.
- Hạch ác tính: Khi hạch còn nhỏ, chúng cũng nằm tại 1 vị trí rõ ràng và di chuyển với các mô xung quanh. Tuy nhiên sau 1 thời gian ngắn, hạch phát triển sẽ dần cứng hơn, cố định chứ không di chuyển như hạch lành tính. Nguyên nhân là do hạch ác tính đã xâm nhiễm đến các mô xung quanh.
Tính chất
- Hạch lành tính: Sờ thường mềm
- Hạch ác tính: Thường cứng và rất chắc
Thời gian tiến triển
- Hạch lành tính: Thường sẽ không phát triển thêm
- Hạch ác tính: Hạch phát triển dần lớn thêm, có thể mọc thêm nhiều hạch hơn.
Cần làm gì khi mọc hạch ở cổ bất thường?
Đến ngay các cơ sở y tế khi mọc hạch bất thường kèm theo các triệu chứng bất lợi
Nếu không may bị hạch dưới cằm nhưng vài ngày không khỏi, nhất là khi bạn bị viêm nhiễm ở vùng tai, mũi, họng thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Trong trường hợp có những biểu hiện nghi ngờ bị ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán như nội soi tai mũi họng, sinh thiết chẩn đoán tế bào,…Sau khi có kết luận chính thức bệnh thì tùy thuộc vào giai đoạn tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc lên phác đồ để hóa trị, xạ trị cho bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin y khoa về hiện tượng nổi hạch ở cổ dưới cằm. Nếu thấy xuất hiện hạch ở vị trí này, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?