1 Lon nước ngọt bao nhiêu calo? Có tác hại gì nghiêm trọng?
Nước ngọt là một trong những loại đồ uống được giới trẻ cực kỳ yêu thích. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý rằng nước ngọt không hề tốt cho sức khỏe và cân nặng. Điều này được khuyến cáo bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới. Vậy 1 ly nước ngọt bao nhiêu calo và loại đồ uống này gây hại cho cơ thể bằng cách nào? Khám phá thông tin chi tiết ngay!
1 ly nước ngọt bao nhiêu calo?
Nước ngọt bao nhiêu calo phụ thuộc chủ yếu vào dung tích, hàm lượng đường, chất tạo ngọt, phụ gia, hương liệu, chất bảo quản… Ngoài ra, do chứa Carbon dioxide bão hòa cũng có khả năng kích thích việc uống nhiều hơn, làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể.
Sau khi khảo sát và tổng hợp, dưới đây là thông tin về lượng calo có trong những loại nước ngọt phổ biến tại Việt Nam:
Tên loại nước ngọt | Calo (lon) |
Coca-Cola nguyên bản | 144 |
Pepsi vị nguyên bản | 140 |
Nước ngọt 7 Up | 140 |
Nước cam ép Mirinda | 140 |
Nước đóng chai Fanta | 140 |
Trà xanh không độ | 66 |
Nước uống đóng chai Sting | 242 |
Coca-Cola Zero | 0 |
Pepsi Max | 0 |
7 Up Zero | 0 |
Dr Pepper | 150 |
Mountain Dew | 183 |
Nước ngọt đóng chai Spite | 140 |
Nước tăng lực Redbull | 112 |
Nước tăng lực vị cafe Wakeup 247 | 245 |
Trên đây là bảng thông tin giải đáp 1 lon nước ngọt bao nhiêu calo. Có thể thấy rằng lượng calo có trong các dòng nước đóng chai trên thị trường chênh lệch rất lớn, từ 0 – 242 calo. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều loại nước đóng chai mà chúng tôi chưa đề cập đến do mức độ phổ biến không cao.
Tìm hiểu thêm: 1 cốc nước mía bao nhiêu calo? Có gây tăng cân không?
Tổng hợp các tác hại của nước ngọt đối với sức khỏe
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn uống nước ngọt có ga không gây hại. Do lượng calo vừa phải, thậm chí có một số loại còn không chứa calo. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tách bạch rõ vấn đề, đó là lượng calo không thật sự liên quan đến các vấn đề sức khỏe (trừ cân nặng). Nguyên nhân lớn nhất gây hại đến từ các thành phần có trong loại thực phẩm, đồ uống đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các tác hại của nước ngọt chủ yếu đến từ: đường, chất tạo ngọt (thay thế cho đường, thường có trong đồ uống 0 calo), caffeine, phosphoric, màu nhân tạo, chất bảo quản… Dưới đây là thông tin về những ảnh hưởng xấu của nước ngọt đối với sức khỏe, bạn cần biết:
Gây tăng cân và béo phì:
Nước ngọt có đường chứa nhiều calo rỗng (calo không cung cấp dinh dưỡng). khi tiêu thụ, loại calo này không cung cấp bất kỳ dưỡng chất nào cho cơ thể mà trực tiếp chuyển hóa thành mỡ thừa.
Bên cạnh đó, thành phần carbon dioxide bão hòa có trong những loại nước ngọt có gas còn kích thích việc thèm ăn, ăn nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì, thừa mỡ, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
Gây bệnh tiểu đường loại 2:
Những người thường xuyên uống nước ngọt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ít hoặc không uống nước ngọt khoảng 25% (Theo WHO). Lý giải cho điều này, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, việc nạp quá nhiều đường và chất tạo ngọt gây áp lực rất lớn đến tuyến tụy (nơi sản xuất insulin).
Hiện tượng đường huyết tăng cao đột ngột, dẫn đến tình trạng kháng insulin, một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường loại 2.
Các vấn đề về răng nướu:
Đường trong nước ngọt là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, từ đó sản sinh axit tấn công men răng, gây sâu răng. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ do men răng yếu, nướu chưa phát triển, làm sạch chưa đúng cách.
Ngoài ra, nước ngọt có ga còn chứa axit photphoric và axit cacbonic, có tính chất làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu như sưng viêm, chảy máu chân răng…
Các bệnh về tim mạch:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nước ngọt có đường liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đường và các chất tạo ngọt có trong nước ngọt làm tăng cường triglyceride (yếu tố liên quan đến bệnh lý xơ vữa động mạch và LDL (cholesterol xấu) trong máu.
Trong khi đó, lượng đường cao khiến cho HDL (cholesterol tốt) giảm đi rõ rệt, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ảnh hưởng chức năng gan thận:
Đường và các acid trong nước ngọt khiến cho thận của chúng ta phải làm việc quá sức, dễ gây suy thận, sỏi thận. Bên cạnh đó, loại đường fructose có trong những lon nước ngọt được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều fructose, gan sẽ chuyển đổi nó thành mỡ thừa nội tạng.
Lượng mỡ dư thừa này tích tụ nhiều trong gan và kéo dài theo thời gian vẫn dẫn đến nguy cơ bị nhiễm mỡ dù bạn không có thói quen uống rượu bia. Nếu không có hướng điều trị kịp thời, thay thay đổi thói quen ăn uống, gan nhiễm mỡ có khả năng gia tăng cấp độ, gây xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Khiến xương khớp yếu hơn:
Đa số các loại nước ngọt có ga chứa axit photphoric (phụ gia E338) được sử dụng phổ biến trong nhiều loại nước ngọt nhằm tạo độ chua và cân bằng hương vị. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định việc uống nhiều nước ngọt có ga và dung nạp axit photphoric qua quá mức. Gây cản trở việc hấp thụ canxi từ các nguồn khác nhau và làm yếu xương khớp. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ trung niên và người cao tuổi, những người có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
Gợi ý đọc thêm: Bò húc bao nhiêu calo? Uống nhiều có hại gì?
Có thể uống tối đa bao nhiêu ml nước ngọt trong tuần?
Trên thực tế, chưa có khuyến cáo nào cụ thể về việc chúng ta có thể uống bao nhiêu ml nước ngọt trong tuần. Tuy nhiên, hãy đi vào phân tích sâu hơn các thành phần có trong những lon nước ngọt để xem có thể sử dụng được bao nhiêu một ngày hoặc một tuần. Từ đó, truy vấn ngược lại về lượng nước ngọt có thể uống tối đa là bao nhiêu.
Về thành phần đường:
Theo khảo sát của Mega Gangnam, ngoài các loại trà ít đường, đồ uống 0 calo (thay thế đường bằng chất tạo ngọt). Thì đa số các loại đồ uống đóng chai đều có lượng đường rất cao, khoảng 32 – 43g đường. Trong khi đó, WHO và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã khuyến cáo người dùng sử dụng tối đa 37.5g đường đối với nam và 25g đường đối với nữ (trường hợp sức khỏe tốt). Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đặc biệt đề xuất việc giảm tối đa đường trong khẩu phần ăn.
Duy trì thói quen uống 1 lon nước ngọt mỗi ngày đồng nghĩa với việc chúng ta đã nạp vào cơ thể nhiều đường hơn mức an toàn. Đó là còn chưa kể đến đường có trong những loại thực phẩm khác. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng và những ảnh hưởng phức tạp đối với sức khỏe, kể cả khi bạn có một nền tảng sức khỏe thật sự tốt.
Về thành phần Cafein:
Thành phần caffeine có trong những chai nước ngọt cũng là một vấn đề đáng để quan tâm. Đa số các loại nước ngọt đóng chai đều chứa caffeine và nhiều nhất trong số đó đến từ đồ uống có gas (28-43mg/330ml). Đây là một chất kích thích hệ thần kinh khá mạnh và không thật sự an toàn với mọi đối tượng. Nhất là với các trường hợp trẻ em, người có sức khỏe kém, phụ nữ mang thai, đang sử dụng thuốc điều trị… Vì vậy, các chuyên gia cũng không khuyến nghị việc bổ sung các loại đồ uống chứa caffeine mỗi ngày.
Về các thành phần khác:
Bên cạnh đường và cafein, các loại nước ngọt cũng chứa những thành phần khác có khả năng gây hại cho sức khỏe và được khuyến cáo hạn chế sử sử dụng như: Axit photphoric, màu thực phẩm, chất bảo quản, chất điều vị… Ngoài ra, một số loại đồ uống 0 calo còn chứa cả chất tạo ngọt nhân tạo (aspartame và sucralose). Những thành phần này vẫn đang trong quá trình được nghiên cứu về các tác động đối với sức khỏe. Dù vậy, các chuyên gia cũng đề xuất hạn chế tối đa việc đưa các chất tạo ngọt này vào cơ thể dù với lượng rất nhỏ.
Đánh giá chung: có thể khẳng định rằng việc uống nước ngọt hàng ngày là một thói quen không lành mạnh. Vì vậy, chúng ta cần giới hạn tối đa việc đưa các thành phần có trong nước ngọt vào cơ thể. Tốt hơn hết là ngừng uống hoặc thay thế bằng những loại nước an toàn cho sức khỏe và có nhiều lợi ích hơn như: nước lọc, nước ép rau rau củ, nước ép trái cây không đường… Nếu bạn vẫn muốn uống nước ngọt, hãy đặt ra mục tiêu chỉ uống tối đa 2 lon/tuần hoặc thấp hơn và không uống liên tục trong ngày.
Tìm hiểu: Top 5+ công thức làm nước uống đẹp da tại nhà với những công thức đơn giản
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp nước ngọt bao nhiêu calo. Cùng với đó là những thông tin về tác hại và khuyến nghị khi uống nước ngọt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể