Giải đáp: 1 múi sầu riêng bao nhiêu calo?
Sầu riêng là một trong những loại trái cây có hàm lượng calo cao. Theo đó, 100g múi sầu riêng có thể chứa khoảng 138 – 157 calo. Nguồn năng lượng này chủ yếu đến từ tinh bột và đường tự nhiên. Do đó, cần hạn chế ăn sầu riêng và đưa vào khẩu phần dinh dưỡng một cách hợp lý để tránh tình trạng bị tăng cân.
Sầu riêng được ví von là “vua” của các loại trái cây nhiệt đới. Loại quả này nổi tiếng với hương vị ngọt thơm, đậm đà, béo ngậy cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, giống như mít, sầu riêng chứa khá nhiều đường và điều này làm dấy lên những lo ngại về hàm lượng calo, các tác động đối với sức khỏe. Vậy 1 múi sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn sầu riêng có gây tăng cân hay tác dụng phụ gì hay không? Tham khảo bài viết này để được cung cấp thông tin chi tiết và gợi ý về cách đưa sầu riêng vào khẩu phần dinh dưỡng hợp lý!
1 múi sầu riêng bao nhiêu calo?
Một múi sầu riêng bao nhiêu calo là một vấn đề cực kỳ được quan tâm khi thưởng thức loại quả này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 múi sầu riêng (100gr) chứa khoảng 138 – 157 calo. Lượng calo trong sầu riêng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là trọng lượng và giống sầu riêng.
Theo đó, những múi sầu riêng có kích thước lớn (150 – 200g), dày cùi, nhiều thịt có lượng calo khá cao từ 200 – 300 calo. Ngoài ra,loại sầu riêng được cấy ghép từ sầu riêng Thái được trồng phổ biến tại Việt Nam như sầu Ri6 hoặc Dona, thường có lượng calo thấp hơn (5-10 kcal). Trong khi các giống sầu riêng Thái, Malaysia như D24, Monthong có lượng calo nhỉnh hơn. Do hàm lượng đường tự nhiên vượt trội hơn.
Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Mít bao nhiêu calo? Cách ăn mít không bị tăng cân
Các thành phần dưỡng chất có trong sầu riêng
Bên cạnh việc tìm hiểu 1 múi hay 100g sầu riêng bao nhiêu calo. Chúng ta cũng cần xác định thành phần dưỡng chất có trong loại trái cây này để đưa vào thực đơn hàng ngày hợp lý. Một số thành phần dưỡng chất có trong sầu riêng bao gồm:
+ Nước: Chiếm khoảng 69 – 70% tổng trọng lượng và các thành phần dinh dưỡng có trong mỗi múi sầu riêng. Nước giúp trung hòa các thành phần trong trái cây, đảm bảo quá trình hydrat hóa diễn ra trơn tru, ổn định.
+ Carbohydrate: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và có khá nhiều trong sầu riêng. Lượng carbohydrate trong sầu riêng chủ yếu đến từ tinh bột và đường. Trong khi, chất xơ chỉ chiếm một lượng nhỏ, khoảng 3.8 – 5 gram (tương đương 4-5%) mỗi múi. Chất xơ chứa ít calo, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và đảm bảo chức năng tiêu hóa.
+ Chất béo: Khác với quan điểm của nhiều người, sầu riêng chứa ít chất béo hơn so với những loại trái cây nhiệt đới phổ biến, chỉ khoảng 5.3 – 8 gram (tùy vào từng giống). Bên cạnh đó, chất béo có trong sầu riêng chủ yếu là dạng không bão hòa đơn và không bão hòa đa, nên cực kỳ có lợi cho sức khỏe tim mạch.
+ Protein: Sầu riêng cung cấp một lượng nhỏ protein, khoảng 2-5 gram mỗi múi. Tuy nhiên, định lượng này cao hơn nhiều so với những loại trái cây thường gặp như: đu đủ, củ đậu, trái lê. Thành phần protein thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa mô tế bào, tăng sinh sản xuất enzyme và hormone.
+ Vitamin và khoáng chất: Sầu riêng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Chẳng hạn như: vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, folate, kali, magie và mangan. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể và hỗ trợ làm đẹp.
Nhìn chung, so sánh với bảng calo các loại trái cây có thể thấy rằng lượng calo có trong sầu riêng khá cao. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành phần dưỡng chất và các loại ích cho sức khỏe mà loại trái cây này mang đến. Do đó, trong quá trình thưởng thức những múi sầu riêng nên cân nhắc thật kỹ để tránh dung nạp quá nhiều calo, đường tự nhiên.
Ăn sầu riêng có gây tăng cân không? Tại sao?
Sầu riêng tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cũng có hàm lượng calo cao. Do đó, có rất nhiều người băn khoăn liệu ăn sầu riêng có thể bị tăng cân, mập lên hay không. Câu trả lời là CÓ!
Giải thích cho điều này, bác sĩ Phạm Thu Phương khẳng định:
Lượng calo trong sầu riêng chủ yếu đến từ carbohydrate, đặc biệt là tinh bột và đường. Trong khi đó, thành phần chính của loại đường tự nhiên có trong sầu riêng chính là fructose. Dạng đường đơn này khi đi vào cơ thể được gan chuyển hóa thành chất béo. Do đó, ăn nhiều sầu riêng cộng với việc dung nạp fructose quá mức có thể năng tăng cân, tích tụ mỡ thừa ở bụng. Ngoài ra, việc cung cấp cho cơ thể quá nhiều đường, có khả năng kích thích cơ thể kháng insulin, khiến glucose tích tụ trong máu thay vì được sử dụng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý phức tạp như: béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, sầu riêng cũng chứa chất xơ, tuy không quá nhiều nhưng nếu kết hợp với một chế độ ăn khoa học. Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ổn định đường hết. Do đó, cần ăn sầu riêng với lượng vừa phải và kết hợp với thực đơn dinh dưỡng healthy, cân đối, tập luyện thể thao. Để hạn chế tăng cân và đón nhận thật nhiều lợi ích từ loại “siêu trái cây” này.
Những khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng khi ăn sầu riêng
Để ăn sầu riêng không bị tăng cân và phòng tránh các tác dụng phụ có thể gặp phải. Dưới đây là một số yêu cầu nhằm đảm bảo việc đưa sầu riêng vào khẩu phần dinh dưỡng một cách hợp lý:
Lượng sầu riêng có thể ăn tối đa mỗi tuần:
Đối với trẻ em: Nhóm trẻ em dưới 3 tuổi tuyệt đối không nên ăn sầu riêng. Từ 3 tuổi trở lên có thể cân nhắc đưa vào khẩu phẩn (30 – 50g/tuần) và chia thành nhiều buổi.
Đối với người trưởng thành có sức khỏe bình thường: Chỉ nên ăn 1-2 múi sầu riêng kích thước vừa và nhỏ mỗi tuần, tương đương 100-200 gram. Tránh ăn quá nhiều trong 1 lần.
Đối với người đang có nhu cầu giảm cân, giảm mỡ: Nên hạn chế tối đa việc ăn sầu riêng (chỉ 50 gram/tuần). Và nên lựa chọn các loại trái cây ít calo, giàu dinh dưỡng như: táo, ổi, bưởi…
Đối với người có sức khỏe yếu hoặc bị bệnh nền: Không nên ăn sầu riêng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Đặc biệt là những người bị mỡ máu, tiểu đường, chức năng tiêu hóa kém…
Lưu ý khác khi ăn sầu riêng:
+ Nên ăn sầu riêng vào buổi sáng hoặc buổi trưa khi cơ thế có nhu cầu năng lượng cao nhất. Tránh trường hợp ăn vào buổi tối, nhất là sau 8h tối vì khó tiêu hóa và dễ gây tăng cân.
+ Nên chọn mua loại sầu riêng chất lượng cao, quả có kích thước vừa phải, đảm bảo đủ độ chín, không ngâm tẩm hóa chất. Ăn sầu riêng tươi là cách tốt nhất để hấp thụ các chất dinh dưỡng, tránh chế biến qua nhiều bước.
+ Cân đối với các món ăn khác đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều đường tự nhiên. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của các cơ quan, tránh làm tăng đường huyết và các biến chứng về sau.
+ Nếu lỡ ăn hơi nhiều sầu riêng so với nhu cầu năng lượng thực tế của cơ thể. Nên kết hợp thực hiện các bài tập aerobic nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để đốt cháy calo và duy trì cân nặng hợp lý.
+ Tuyệt đối không ăn sầu riêng khi uống rượu bia và các đồ uống có cồn. Điều này làm tăng mức độ dung nạp calo và có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng.
+ Sầu riêng có tính nóng và khô. Do đó, người bị gan thận, nóng trong người, thường xuyên bị mụn nhọt, mẩn ngứa cần đặc biệt hạn chế món ăn này trong thực đơn hàng ngày.
Gợi ý đọc thêm: Học tập ngay thực đơn healthy 1 tuần cực hiệu quả
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp 1 múi sầu riêng bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể