1 gói mì bao nhiêu calo? Có nên ăn hay không?
Theo thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất, 1 gói mì ăn liền có thể chứa khoảng 320 – 335 calo. Sau khi chế biến mỗi tô mì có lượng calo thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Việc ăn mì tôm thường xuyên gây ra sự dư thừa năng lượng những lại thiếu dưỡng chất. Điều này có khả năng dẫn đến các vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe như: tăng cân, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến vị giác, tim mạch… Do đó, cần lựa chọn các món ăn khác và cân đối khẩu phần sao cho hợp lý nhất!
Mì tôm là món ăn nhanh được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ làm và giá thành rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, nhiều người cũng tỏ ra e ngại về lượng calo trong mì tôm và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe. Vậy, 1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn mì tôm có béo không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất để giải đáp những thắc mắc này.
Giải đáp: 1 gói mì bao nhiêu calo?
Mì gói thường được làm từ bột mì, tinh bột sắn (hoặc ngô), nước, muối, phụ gia. Nhiều loại mì gói cũng chứa dầu cọ do quá trình sản xuất bằng cách chiên nhanh trước khi sấy khô. Loại thực phẩm này cung cấp năng lượng chủ yếu thông qua carbohydrate, với một lượng nhỏ protein và chất béo.
Một gói mì bao nhiêu calo?
Trung bình, 1 gói mì (65 – 80g), có lượng calo được xác định trong khoảng từ 320 – 335 kcal (chưa kể sau chế biến). Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu, trong lượng và thành phần cụ thể của từng loại mì. Lấy ví dụ đơn giản về số calo trong mì gói của các thương hiệu phổ biến tại Việt Nam như sau:
Mì Hảo Hảo (75g): 335 calo
Mì Kokomi (65g): 320 calo
Mì Omachi (80g): 320 calo
Mì Acecook Lẩu Thái (65g): 325 calo
Nhìn chung, lượng calo trong một gói mì và sau khi chế biến có thể tương đương hoặc thậm chí là nhiều hơn nhu cầu năng lượng của một bữa ăn chính. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe vì những lo ngại về giá trị dinh dưỡng và việc dung nạp quá mức các chất gây hại.
Tìm hiểu thêm: Mì Ý bao nhiêu calo? Có tốt cho sức khỏe không?
Tại sao cần hạn chế tối đa việc ăn mì gói?
Như đã đề cập ở trên, ăn mì giúp cung cấp nhiều năng lượng và tạo ra nguồn động lực cho các hoạt động sống. Nhưng về lâu dài, ăn mì quá nhiều có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe. Dưới đây là những lý do giải đáp tại sao nên tránh ăn mì gói về cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học, tốt cho sức khỏe.
Lượng calo quá cao so với nhu cầu:
Mỗi gói mì thông thường sau khi chế biến đơn giản có thể thể cung cấp hơn 300 calo. Và nếu ăn kèm các món như xúc xích, trứng, thịt nguội thì lượng calo còn cao hơn nữa (450 – 500 calo). Nếu so sánh với một bữa ăn bình thường gồm: 1 chén cơm, 100g thịt nấu chín và rau luộc thì đây là một con số quá cao, vượt xa nhu cầu cần thiết. Việc dung nạp nhiều calo hơn so với yêu cầu của cơ thể tạo ra các áp lực lên hệ tiêu hóa, dễ tích tụ mỡ thừa, gây tăng cân.
Gây mất cân bằng dinh dưỡng tổng thể:
Mì gói nhiều năng lượng nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng. Các thành phần dưỡng chất chủ yếu trong mỗi gói mì đến từ carbohydrate (tinh bột, bột mì, một vài gia vị). Trong khi đó, ăn mì gói cực kỳ thiếu chất xơ, protein và các vitamin, khoáng chất khác. Điều này làm mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, gây ra các vấn đề như:
+ Cơ thể mệt mỏi, uể oải, nóng trong người, thiếu năng lượng.
+ Rối loạn vị giác, dễ gây nghiện (chứa mì chính) nhanh đói, thèm ăn nhiều.
+ Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, táo bón
+ Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh hơn do thiếu chất.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
Tăng nguy cơ phát triển bệnh nền
Theo thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới, chỉ tính riêng năm 2022, Việt Nam đã tiêu thụ đến 8 tỷ gói mì ăn liền và xếp thứ 3 chỉ sau Trung Quốc, Indonesia. Cũng theo đó, các nhóm đối tượng thường xuyên tiêu thụ mì tôm chủ yếu là người trưởng thành, trẻ em và một bộ phận nhỏ người cao tuổi. Điều này làm dấy lên những lo ngại đối với sức khỏe của người Việt nam. Đặc biệt là với 2 nhóm đối tượng dễ tổn thương: trẻ em và người già. Nếu như hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa khi ăn mì. Thì người già với bệnh nền cao huyết áp, tim mạch, trao đổi chất kém rất dễ gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn như: bệnh thận, bệnh về tim mạch, bệnh lý tiêu hóa.
Nhìn chung, ăn mì gói với lượng nhỏ (tối đa 1-2 gói 1 tuần) với những người có sức khỏe tốt thường không gây ra vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có sức khỏe thể chất kém, thiếu dinh dưỡng, bệnh nền hoặc trong gia đình có trẻ em, người già thì tuyệt đối không đưa món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng.
Nên thay thế mì gói bằng loại thực phẩm gì?
Sau khi tìm hiểu 1 gói mì bao nhiêu calo và ăn quá nhiều gây ra tác hại gì. Chắc hẳn bạn đọc đã xác định được có nên đưa loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày hay không. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn cung cấp thông tin để gợi ý về những loại thực phẩm có thể đưa vào bữa ăn chính thay thế cho mì gói. Cụ thể như sau:
Các loại mì sợi truyền thống:
Phở, bún, miến, hủ tiếu là những sợi mì được làm từ bột gạo trắng theo cách truyền thống. Đây là những món ăn mang đậm hương vị bản sắc Việt Nam và hoàn toàn có thể thay thế những gói mì nhiều calo. Các món ăn này có thành phần chính là gạo nên cung cấp nhiều carbohydrate tốt cho cơ thể.
Tùy vào khẩu vị vùng miền mà bún, miến, phở cũng được ăn kèm với các loại thịt, cá hoặc hải sản giúp bổ sung nhiều protein. Nước dùng cho những món ăn này được nấu từ xương hầm, rau củ quả và các loại gia vị truyền thống. Việc ăn với mức độ vừa phải giúp cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ thay vì calo rỗng và dưỡng chất nghèo nàn của mì gói.
Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều những món có nước dùng cầu kỳ, gia vị phức tạp và các món ăn kèm nhiều calo, chẳng hạn như: bún chả, bún bò Huế. Nếu muốn cải thiện cân nặng, tránh dung nạp nhiều calo thì bún gạo lứt có thể là một lựa chọn tích cực và đáng để cân nhắc.
Các món cháo đơn giản:
Cháo cũng được nấu trực tiếp từ gạo hoặc cơm để tạo thành món ăn loãng, ít gia vị, dễ tiêu hóa, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trẻ em, người già răng yếu và người bệnh. Món ăn này cung cấp nhiều carbohydrate tốt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, giống với các món mì sợi truyền thống, cháo cũng thường nấu cháo với nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, hải sản, rau củ quả,… để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Một số món cháo phổ biến, ít calo và được yêu thích như cháo gà, cháo sườn, cháo rau củ là lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Các món ăn salad:
Salad là tên gọi chung để chỉ các món ăn được chế biến từ nhiều loại rau củ quả tươi sống, tốt cho sức khỏe. Các món salad cực kỳ được ưa chuộng nhờ hương vị dễ ăn, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Nếu bạn đang áp dụng thực đơn eat clean, thực đơn giảm cân khoa học hoặc muốn cắt giảm nhiều calo cho các mục đích khác nhau. Chắc chắn rằng salad là món ăn tốt nhất, đáng để cân nhắc khi đưa vào chế độ dinh dưỡng. Các món salad dễ làm tại nhà như salad rau xà lách kết hợp dưa leo, cà chua trứng, ức gà… Ngoài ra, nên dùng sốt chấm salad tự làm, ít calo như loại sốt mè.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt:
Ngũ cốc nguyên hạt (hạnh nhân, óc chó, đậu đen xanh lòng) là nguồn cung cấp các dưỡng chất cực tốt. Bao gồm protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chúng ta có thể ăn trực tiếp một số loại hạt hoặc kết hợp để chế biến và đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Lưu ý:
+ Việc thay thế mì gói bằng các loại thực phẩm khác là điều cần thiết. Nhưng bạn cần lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Chế biến thực phẩm một cách lành mạnh, ưu tiên luộc hấp để giữ lại toàn bộ dưỡng chất. Đồng thời, hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị để giảm các tác hại cho sức khỏe.
+ Kết hợp chế độ ăn uống cân bằng với tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc thông tin 1 gói mì bao nhiêu calo và tại sao nên hạn chế món ăn này trong khẩu phần dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể