1 quả lê bao nhiêu calo? Ăn lê có tốt không?

Lê chứa lượng calo khá thấp, khoảng 57 calo/100g. Trong thành phần của loại trái cây này lại chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất nên rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần ăn lê đủ khẩu phần và tránh tình trạng ăn quá nhiều vì dễ bị lạnh bụng, hạ huyết áp (do lê có tính hàn).

CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Lê là loại trái cây quen thuộc với hương thơm đặc trưng, vị ngọt nhẹ, tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu. Bên cạnh đó, những trái lê còn nhận được sự yêu thích của mọi người bởi giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu đối với sức khỏe, đặc biệt là những người có mục tiêu giảm cân. Thì việc tìm hiểu hàm lượng calo có trong trái lên thật sự cần thiết. Tham khảo ngay bài viết này để xác định 1 quả lê bao nhiêu calo? Nên ăn lê như thế nào để cải thiện sức khỏe và cân nặng? 

Giải đáp chi tiết 1 quả lê chứa bao nhiêu calo?

Giải đáp chi tiết 1 quả lê chứa bao nhiêu calo?

1 quả lê bao nhiêu calo? 

Theo dõi bảng calo của trái cây (được cung cấp bởi Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam), có thể thấy rằng lê chứa nhiều dưỡng chất nhưng khá ít calo. Định lượng này thấp hơn nhiều so với các loại trái nhiều đường như: mít hoặc chuối…  Vậy 1 trái lê bao nhiêu calo? 

Nhìn chung, lượng calo có trong những quả lê có thể thay đổi đôi chút, tùy theo loại lê, độ chín, trọng lượng mỗi quả. Trung bình 100 gram lê tươi chứa khoảng 57 calo. Như vậy, với mỗi trái lê có trọng lượng từ 100 – 150 trở lên có khả năng cung cấp từ 57 – trên 100 calo.

Xác định trái lê bao nhiêu calo và chứa dưỡng chất gì giúp xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp

Xác định trái lê bao nhiêu calo và chứa dưỡng chất gì giúp xây dựng khẩu phần dinh dưỡng phù hợp

Cụ thể hơn:

+ 1 quả lê cỡ nhỏ trên 100g (lê Hà Giang, lê Lạng Sơn hoặc lê nhập từ Nam Phi) chứa khoảng 65 – 70 calo.

+ 1 quả lê trung bình khoảng 178g (chủ yếu là Lê Nhật Bản, lê Trung Quốc) có khả chứa khoảng 101 – 110 calo.

+ 1 trái lê cỡ lớn trên 250g (Lê sữa giống Hàn Quốc) chứa khoảng 143 – 160 calo hoặc cao hơn nữa.

Bên cạnh việc xác định trái lê bao nhiêu calo, thông tin về thành phần dưỡng chất có trong những loại quả này cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gram lê chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng như sau:

Nước: 86 – 87g gram

Carbohydrate: 11 g ram (1.6 – 3.1 gram chất xơ)

Protein: 0.2 – 0.4 gram

Chất béo: 0.1 gram

Sắt: 0.5 mg

Vitamin C: 8.4 mg (14% DV)

Vitamin K: 6.1 mcg (8% DV)

Đồng: 0.1 mg (6% DV)

Mangan: 0.3 mg (16% DV).

Tìm hiểu: Tổng hợp bảng calo các loại thực phẩm chi tiết, chuẩn nhất 2024

Ăn lê có những lợi ích gì đối với sức khỏe? 

Chứa hàm lượng calo thấp, nhiều nước và hàng loạt các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, lê có thể được xem là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ việc ăn lê mà chúng ta không thể bỏ qua: 

Trẻ em có thể ăn lê nhưng tốt nhất là khi răng nướu đủ cướng cáp, khỏe mạnh

Trẻ em có thể ăn lê nhưng tốt nhất là khi răng nướu đủ cướng cáp, khỏe mạnh

Đối với trẻ em: 

Hương vị thanh ngọt, không quá đậm của những trái lê khá dễ ăn, cho phép kích thích vị giác một cách lành mạnh. Ngoài ra, ăn lê cũng giúp bổ sung thêm vitamin C, có khả năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cùng với đó, lượng chất xơ khá cao cũng góp phần cải thiện tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy trướng bụng, táo bón ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lê khá cứng nên hãy xay nhỏ hoặc làm sinh tố để trẻ có thể ăn được. Các bé dưới 1 tuổi thì không nên ăn lê.

Đối với người lớn: 

Sức ăn của người lớn thường nhiều hơn trẻ em nên các dưỡng chất được đưa vào cơ thể cũng khá cao và mang đến những lợi ích rõ rệt. Bên cạnh hiệu quả đối với hệ tiêu hóa, chức năng miễn dịch. Việc ăn lê cũng giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn,bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do (nhờ thành phần chống oxy hóa flavonoid, anthocyanin, polyphenol). Ngoài ra, ăn lê cũng được chứng minh có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường (với loại lê ít ngọt), tim mạch, ung thư…

Đối với người bệnh: 

Những người có sức khỏe yếu cần dùng thuốc hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa. Điều này có thể do ăn ít, chán ăn, bổ sung các thực phẩm quá nghèo nàn dinh dưỡng. Trường hợp này cũng có thể ăn lê để kích thích vị giác, tăng hứng thú với việc ăn uống. Không chỉ vậy, lê còn chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan cần thiết, có khả năng tăng cường động lực cho cơ quan tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón.

Với những lợi ích tuyệt vời như trên, chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc đưa lê vào khẩu phần ăn. Để giảm cân hoặc với mục đích nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là phải kết hợp việc ăn lê với một thực đơn dinh dưỡng healthy và luyện tập thể thao hàng ngày. Bởi cũng giống như bất kỳ loại trái cây nào khác, ăn quá nhiều lê cũng có thể bị tăng cân và gặp phải tác dụng phụ. Dẫu cho loại quả này có lượng calo thấp và giàu dưỡng chất đi chăng nữa.

Đọc thêm: Các loại trái cây làm đẹp da: thần dược chống lão hoá

Hướng dẫn cách ăn lê ngon và tốt cho sức khỏe

Dưới đây là một số cách đưa lê vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà bất kỳ ai cũng nên áp dụng:

Cần tính toán lê bao nhiêu calo để đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày

Cần tính toán lê bao nhiêu calo để đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày

Ăn lê tươi trực tiếp: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để cơ thể hấp thụ dưỡng chất có trong những quả lê. Tuy nhiên, trước khi ăn lê cần rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, gọt vỏ và ăn trực tiếp. Với trẻ em thì nên cắt thật nhỏ, cho ăn khi răng đã đủ cứng cáp và tuyệt đối không ăn nhiều. Với người lớn không ăn quá 100g lên/1 ngày và trẻ em thì không quá 50g. Đồng thời, cần tránh ăn liên tục lê và có thể thay thế bằng những trái cây khác như ổi, táo, cam, củ đậu

Thêm lê vào salad: Lê giòn, thanh ngọt, không làm át hương vị khi kết hợp với các nguyên liệu khác nên có thể được sử dụng để làm salad trái cây tương. Nếu áp dụng món ăn này cho mục đích ăn eat clean giảm cân thì khi nên tự làm nước sốt thì những thành phần ít calo. Hoặc lựa chọn loại sốt trộn salad được làm từ sữa chua không đường, ít ngọt.

Sinh tố lê tươi: Làm nước sinh tố lê cực kỳ đơn giản, chỉ cần xay nhuyễn với và thêm vào một chút sữa theo khẩu vị. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp với các loại trái cây khác như: kiwi, táo, xoài, đu đủ hoặc các loại hoa quả nhiệt đới khác để tạo thành món sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng.

Lê hấp đường phèn: Lê hấp đường phèn có hương vị thơm ngon, đậm đà, khơi dậy vị giác cực tốt, thường được dùng để trị ho, trị cảm. Ngoài ra, người ta cũng thường dùng lê trong một số bài thuốc đông y bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau. 

Cần lưu ý một số vấn đề khi ăn lê như sau:

+ Chọn lê chín: Lê vừa chín tới sẽ có vị ngọt thanh và mềm hơn. Tránh chọn lê còn xanh (vị chát) hoặc quá chín (nhiều đường)  vì sẽ làm giảm hương vị và lợi ích cho sức khỏe.

+ Hạn chế ăn lê vào ban đêm: Ăn lê vào ban đêm, sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêu, trướng bụng và đầy hơi nên cần tránh ăn vào thời điểm này.

+ Một số người cần tránh ăn lê: Những trái lê có tính hàn nên không phù hợp cho người đang bị cảm mạo, lạnh bụng, huyết áp thấp hoặc rối loạn tiêu hóa. Phụ nữ sau sinh hoặc có thương tổn trên cơ thể cũng cần tránh ăn loại quả này!

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp 1 quả lê bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm hoặc cần tư vấn về chế độ ăn khoa học, giảm cân. Vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds