100g ức gà luộc bao nhiêu calo? Ăn như thế nào giảm cân nhanh?
Ức gà luộc chứa nhiều protein, chất béo có lợi, sắt, photpho và các nguyên tố vi lượng khác. Đây cũng là món ăn nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho các bạn đang có nhu cầu giảm cân bởi hàm lượng calo khá thấp chỉ 165 calo/100g ức gà luộc.
Khi quyết định đi đến mục tiêu giảm cân thì việc tính táo lượng calo có trong thực phẩm, lựa chọn các món ăn ít calo là một yếu tố quan trọng. Trong số đó, ức gà luộc là lựa chọn được nhiều người quan tâm, bởi hàm lượng protein khá cao, lượng chất béo vừa phải, calo ở mức thấp và ăn vào có cảm giác no lâu. Vậy bạn có biết 100g ức gà luộc bao nhiêu calo hay không? Cách ăn ức gà như thế nào để giảm cân hiệu quả? Tham khảo chi tiết ngay!
Giải đáp: 100g ức gà luộc bao nhiêu calo?
Theo bảng giá trị dinh dưỡng các thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, 100g ức gà luộc có thể chứa khoảng 165 – 170 calo. Đây là định lượng calo khá thấp khi so sánh với các loại thịt luộc khác như: thịt lợn nạc (240 calo), thịt bò (250 calo), thịt vịt (337 calo)… Nhìn chung, thịt ức gà luộc có lượng calo ở mức vừa phải nên có thể đưa vào thực đơn dinh dưỡng của nhiều đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn thịt ức gà luộc cũng tốt bởi cứ mỗi 100g ức gà có chứa đến 3.6g chất béo không no. Mặc dù đây là loại chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ quan tim mạch, chức năng dẫn truyền hệ thần kinh và nhiều vai trò khác. Nhưng không thể phủ nhận rằng dung nạp quá nhiều chất béo dù là loại có lợi hay không đều làm tăng nguy mắc các bệnh lý về mỡ máu, dư thừa năng lượng.
Tham khảo thêm: Thịt gà bao nhiêu calo? Ăn thịt gà vị trí nào tốt nhất?
Những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe có trong ức gà luộc
Ức gà luộc là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như protein, chất béo, vitamin E, vitamin A, vitamin nhóm B, sắt photpho, Kali… Trong số đó, protein, sắt và photpho trong ức gà giúp đáp ứng được phần lớn nhu cầu thiết yếu của cơ thể và mang đến một số lợi ích như sau:
Protein: Cứ mỗi 100g ức gà luộc cung cấp cho cơ thể đến 31g protein, chiếm 62% nhu cầu chất đạm hàng ngày của một người trưởng thành. Protein không chỉ hỗ trợ đáng kể cho việc tăng cơ giảm mỡ mà còn đóng vai trò củng cố chức năng của nhiều cơ quan như: mô cơ, da, tóc, móng, khớp, hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ lượng protein cũng giúp cơ thể sản sinh ra các hormone, enzyme và kháng thể quan trọng. Nhằm điều hòa hoạt động đường huyết, duy trì điện giải, tăng cường đốt cháy calo và chế mắc bệnh.ư
Sắt: Trong 100g ức gà luộc có chứa khoảng 1,3mg sắt, đáp ứng được 16 – 18% lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Đây là thành phần cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, những người có tiền sử hoặc nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong máu, tái tạo năng lượng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Thiếu sắt thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi, mất sức, mất khả năng tập trung. Do đó, nếu muốn bổ sung sắt cho cơ thể thì đây là loại thực phẩm đáng để cân nhắc ngay.
Phốt pho: Lượng photpho trong 100g ức gà không quá cao chỉ khoảng 230mg nhưng đủ để đáp ứng ⅓ nhu cầu của cơ thể. Dành cho những bạn chưa biết thì phốt pho là một khoáng chất khá quan trọng, thành phần này tham gia vào quá trình cấu tạo và bảo vệ xương, răng, tế bào, màng tế bào. Phốt pho cũng nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất, duy trì pH máu, điều tiết và phân bổ các enzyme và hormone. Việc thiếu phốt pho có thể gây ra hiện tượng loãng xương, rối loạn chức năng hệ thần kinh, nhược cơ và nhiều vấn đề khác.
Nhìn chung, thịt ức gà luộc được xếp vào nhóm thực phẩm loại A với các dưỡng chất tốt và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ người bệnh cho đến người có sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, muốn ăn thịt ăn gà luộc để giảm cân hoặc đáp ứng các mục đích khác nhau cần ăn đúng cách, kiểm soát calo và phân phối một cách hợp lý trong khẩu phần dinh dưỡng.
Ăn ức gà luộc như thế nào để giảm cân hiệu quả?
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định việc ăn ức gà luộc có thể giúp bạn giảm cân, nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Chọn loại ức gà luộc chất lượng cao, không lấy da, hạn chế luộc với các gia vị mặn; có thể thêm gừng và hành vào để khử mùi tanh. Khi ăn nên xé nhỏ để tạo cảm giác nhiều, ăn ít lại và nhanh no hơn.
+ Xác định lượng ức gà luộc tối đa mỗi ngày là 100 – 200g và nên phân phối hợp lý với các loại thực phẩm bổ sung protein khác như: thịt lợn, thịt bò, hải sản, các loại đậu
+ Ăn ức gà luộc trong một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, không ăn quá nhiều trong một bữa (tối đa 100g) và hạn chế ăn vào buổi tối vì protein khó phân giải.
+ Phân phối khẩu phần ăn với lượng ức gà luộc vừa phải chỉ ăn ức gà trong 2-3 ngày/tuần, giãn cách giữa các ngày để cung cấp đa dạng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
+ Ức gà luộc chứa ít vitamin và các khoáng chất vi lượng cần thiết khác nên cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, trái cây. Đồng thời, giảm tinh bột nhanh và thay thế bằng tinh bột chậm để tăng hiệu quả giảm cân.
Gợi ý thực đơn giảm cân hàng tuần giúp giảm cân và tốt cho sức khỏe
Dưới đây là một gợi ý thực đơn giảm cân 7 ngày kết hợp khẩu phẩn ăn từ thịt ức gà luộc theo các khuyến nghị phía trên. Bạn có thể tham khảo và điều chỉnh theo nhu cầu và sở thích của mình để cải thiện cân nặng và bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh:
Ngày 1:
Bữa sáng: 1 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì đen, 1 ly sữa ít béo không đường
Bữa trưa: 100g tôm hấp, ăn kèm 1 chén cơm gạo lứt và rau luộc
Bữa tối: Salad rau xanh với thịt heo nạc luộc và hộp sữa chua ít đường
Ngày 2:
Bữa sáng: 1 bát ngũ cốc + 1 quả chuối + 180ml sữa tươi không đường
Bữa trưa: ½ bát cơm gạo lứt + 100g ức gà áp chảo + 100g rau củ
Bữa tối: 150g hải sản luộc + 100g rau xanh
Ngày 3:
Bữa sáng: 1 lát bánh mì đen, 1 trứng tráng với một ít dầu, 1 quả táo
Bữa trưa: 100gr thịt bò nướng áp chảo, 1 chén gạo lứt, 1 đĩa rau luộc.
Bữa phụ: 1 quả kiwi
Bữa tối: 1 hũ sữa chua không đường, ½ củ khoai lang và 1 đĩa rau luộc
Ngày 4:
Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch + 1 quả lê + 1 ly sữa đậu nành
Bữa trưa: 1 củ khoai lang, 100g ức gà nướng, 1 quả ớt ngọt, ¼ súp lơ luộc.
Bữa tối: 2/3 bát cơm gạo lứt, cà ri ức gà, 10 quả cà chua bi.
Ngày 5:
Bữa sáng: 1 bát súp bí đỏ + 1 quả táo + 1 ly sữa tươi không đường
Bữa trưa: 1 miến gạo lứt trộn hải sản, 1 ly nước chanh, nhiều rau sống
Bữa tối: 100g ức gà áp chảo, ½ chén cơm gạo lứt, 1 bát canh rau củ.
Ngày 6:
Bữa sáng: 2 lát bánh mì đen, 1 quả bơ,, 1 ly sữa không đường tách béo
Bữa trưa: 100g thịt heo nạc luộc, 1 chén gạo lứt, 1 đĩa rau luộc.
Bữa tối: Salad cá hồi, sữa chua không đường.
Ngày 7:
Bữa sáng:1 cốc sữa tươi không đường, 1 quả táo, 1 bánh mì lúa mạch đen, 20g hạnh nhân
Bữa trưa: 1 củ khoai lang hấp, 100g thịt heo luộc, 1 đĩa rau xanh luộc.
Bữa tối: 100g ức gà xào nấm với dầu oliu, 1/ 2 chén cơm gạo lứt, 1 bát canh rong biển.
Khám phá ngay: Xây dựng thực đơn giảm cân trong 1 tháng chuẩn khoa học
Q&A: Các câu hỏi liên quan đến việc ăn ức gà giảm cân
1. 100g ức gà bao nhiêu calo?
+ 100g ức gà tươi chưa chế biến chứa khoảng 160 – 170 calo
+ 100g ức gà áp chảo không dùng dầu thực vật chứa 240 – 260 calo
+ 100g ức gà nướng không gia vị có chứa 180 – 220 calo
2. Ăn ức gà chế biến bằng cách nào giảm cân tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn ức gà để giảm cân thì phương pháp luộc là cách tốt nhất để giữ lại hầu hết các dưỡng chất và hạn chế calo. Tuy nhiên, để thay đổi khẩu vị thì bạn cũng có thể cân nhắc cách ăn gà áp chảo, gà nướng. Hạn chế chiên rán, hoặc xào ức gà vì như vậy khiến lượng calo của món ăn tăng lên khá cao.
3. Những trường hợp nào không nên ăn ức gà giảm cân?
Nếu đang gặp phải các vấn đề liên quan đến chức năng tiêu hóa kém, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, khó tiêu, táo bón không nên chọn giảm cân bằng ức gà. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử bệnh thận cũng không nên ăn ức gà vì các hoạt chất trong ức gà có khả năng bài tiết và gây áp lực mạnh lên chức năng thận.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp chi tiết 100g ức gà luộc bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn giảm cân, tăng cơ, giảm mỡ, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam!
Các bài viết liên quan
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Cholesterol thấp là gì? Cholesterol thấp có nguy hiểm không?