Bún bao nhiêu calo? Lợi và hại từ việc ăn bún bạn đã biết chưa?
Bún được làm từ bột gạo nên có hàm lượng tinh bột và calo khá cao (khoảng 110 cao/100gr bún). Tuy nhiên, bún thường được kết hợp với các nguyên liệu, thực phẩm, gia vị khác để tạo thành những món ăn khác nhau. Do đó, lượng calo cũng vì thế mà tăng lên đáng kể (450 – 650 calo). Vì vậy, nên hạn chế việc ăn bún và nếu có nên ăn một phần nhỏ, kết hợp với nhiều rau xanh cùng luyện tập thể thao để giải phóng năng lượng, tránh tích tụ mỡ thừa!
Bún là một món ăn truyền thống cực kỳ quen thuộc và phổ biến trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Sự đa dạng về nguyên liệu khẩu vị của từng vùng miền mang đến cho chúng ta rất nhiều loại bún thơm ngon và dinh dưỡng. Thông thường, các sợi bún tươi sẽ được kết hợp với những món ăn kèm và nước lèo đặc trưng của từng khu vực. Từ đó, tạo nên những món ăn đậm đà hương vị. Tuy nhiên, ăn bún quá nhiều, ăn sai cách chắc chắn không có lợi cho sức khỏe. Do đó, dưới đây là những thông tin giải đáp bún bao nhiêu calo, đánh giá về mặt lợi và hại khi thưởng thức món ngon này!
Bún là gì? Thành phần chính và giá trị dinh dưỡng ra sao?
Bún được làm từ tinh bột gạo, tạo thành các sợi dài, có màu trắng và được luộc chín trong nước sôi. Đây là nguyên liệu truyền thống dùng để chế biến các món ăn đặc trưng. Ngoài ra, bún cũng được phơi khô để tăng hiệu quả bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng.
Theo số liệu phân tích của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bún tươi chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
Protein: 1. 6 – 1.7g
Tinh bột: 25 – 26g
Chất xơ: 0.4 – 0.5g
Sắt: 0.1 – 0.2mg
Phốt pho: 30 – 32 mg
Vitamin PP: 1.2 – 1.3mg
Ngoài ra, trong thành phần của bún tươi còn chứa các khoáng chất và vitamin khác với hàm lượng không cao như: canxi, magie, kẽm, vitamin B1, B2, B5, B6, E, K.. Bún cũng có chỉ số đường huyết (GI) ở mức khá thấp khoảng 40-50 và không làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn.
Bún bao nhiêu calo? Phân biệt lượng calo có trong các loại bún phổ biến
Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cứ mỗi 100g bún tươi có khoảng 110 calo, tương đương với một bát bún nhỏ. Tuy nhiên, để có thể ăn được, hợp với khẩu vị của mọi người thì bún thường được kết hợp với các nguyên liệu từ thịt, rau củ, gia vị và nước dùng từ xương. Do đó, lượng calo trong một bát bún thường cao hơn rất nhiều so với dự tính. Ngoài ra, điều này cũng còn phụ thuộc nhiều vào cách chế biến và thành phần của món ăn.
Bún bao nhiêu calo? Dưới đây là tổng quan về lượng calo trong các món bún phổ biến, được ưu chuộng trong các bữa ăn của người Việt như sau:
Bún riêu: 480 – 500 calo
Bún riêu cua: 420 – 450 calo
Bún riêu ốc: 530 – 550 calo
Bún chả: 390 – 450 calo
Bún đậu mắm tôm: 550 – 600 calo
Bún bò Huế: 550 – 650 calo
Bún thịt nướng: 450 – 500 calo
Bún thịt nướng chả giò: 600 – 650 calo
Bún mắm: 480 – 500 calo
Bún mọc: 520 – 550 calo
Bún cá: 450 – 480 calo
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ một tô bún đã cung cấp cho cơ thể từ 400 – 650 calo. Chiếm khoảng 25 -35% nhu cầu calo một ngày của người trưởng thành. Do đó, đây là một món ăn giúp nạp năng lượng cực nhanh, mang đến khá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cách chế biến và những thành phần (chủ yếu là thịt, gia vị) tạo nên các món ăn trên không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, nếu theo dõi tháp dinh dưỡng khoa học thì chúng ta cũng có thể thấy rằng một bữa ăn với quá nhiều đạm, tinh bột và ít chất xơ, vitamin, khoáng chất như vậy chắc chắn là điều không nên.
Ăn bún có tốt không? Những tác hại không thể ngờ đến từ món ăn này!
Vì bún cực kỳ được ưa chuộng nên có rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ăn bún có tốt hay không. Thực ra thì món ăn này vừa có lợi lại vừa có hại. Do đó, điều quan trọng là bạn cần ăn bún đúng cách để nhận được nhiều lợi ích hơn:
Lợi ích của việc ăn bún
- Cung cấp nhiều năng lượng: Trong thành phần của các loại bún có chứa khá nhiều carbohydrate – nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều nhất. Điều này giúp duy trì hoạt động của não bộ và các cơ quan khác để chúng ta học tập, làm việc tốt hơn. Bún cũng có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng nhanh lượng đường trong máu nến có thể phù hợp cho người muốn kiểm soát cân nặng.
- Cung cấp protein: Bún thường được ăn kèm với các nguyên liệu giàu protein như thịt, cá, cua, chả. Đây là nguồn cung cấp protein tươi ngon, giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi và phát triển cơ bắp, xương, da, tóc, móng…
- Cung cấp chất xơ: Người Việt Nam thường có thói quen ăn kèm bún với rau xanh, rau sống, giá đỗ, nấm… Những thực phẩm này có lượng calo thấp, chứa nước và chất xơ. Từ đó, hỗ trợ đáng kể cho hoạt động chức năng của cơ quan tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hạ cholesterol, bảo vệ đường huyết.
Tác hại của việc ăn bún
- Gây béo phì: Bún cung cấp carbohydrate nhiều nhưng lại vượt qua mức khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng. Vậy nên, nếu sức ăn của bạn lớn, ăn quá nhiều mà không kết hợp với việc luyện tập. Rất dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì và các bệnh liên quan như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
- Gây dị ứng: Để tạo màu sắc đặc trưng cho bún hoặc tạo độ dai, một số cơ sở uy tín có thể thêm vào đó các chất tẩy trắng, chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, vì được làm từ bột gạo nên hàm lượng gluten trong các sợi bún cũng khá cao nên có khả năng gây dị ứng ở một số người nhất định. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với bún và cần thăm khám với bác sĩ như: nổi mẩn, phát ban, sưng phù, ngứa ngáy, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa…
- Gây ngộ độc: Bún hoàn toàn có khả năng gây ngộ độc nếu không được bảo quản và chế biến đúng cách. Đặc biệt, tránh để bún tươi quá lâu ngoài môi trường vì dễ bị chua, tạo điều kiện cho sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc, gây hại cho sức khỏe. các nguyên liệu ăn kèm bún nếu để quá lâu, cũng dễ gây đau bụng, ngộ độc thực phẩm và về lâu dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ tiêu hóa.
Nhìn chung, ăn bún có tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng bún, chất lượng bún, cách chế biến, nguyên liệu kèm theo và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu ăn bún một cách điều độ, hợp lý và cân bằng với các loại thực phẩm khác thì không có vấn đề gì xảy ra. Ngược lại, ăn quá nhiều trong tuần, không chú trọng đến chất lượng món ăn khiến chúng ta đối mặt với khá nhiều nguy cơ. Do đó, lời khuyên của chúng tôi là nên ăn ít bún và thận trọng để có một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.
Phân phối thực đơn dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của chuyên gia
Không nên ăn bún hàng ngày hoặc ăn quá nhiều bất kể là vào bữa sáng hay bữa ăn nào trong ngày đi chăng nữa. Ngoài ra, vì bún chứa quá nhiều calo và rất nhanh bị cơ thể hấp thụ nên bạn cần luyện tập hoặc vận động nhiều để giảm tích tụ mỡ thừa. Cách tốt nhất là chỉ nên ăn tối đa 1-2 bát bún/tuần và không ăn cùng một ngày.
Ngoài ra, cần phải phân bổ lại thực đơn hàng ngày mà bạn đang áp dụng theo các nguyên tắc sau đây để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe:
- Rau xanh và trái cây ít đường chiếm ½ bữa ăn chính. Điều này cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vốn có rất ít trong các bát bún. Thói quen này giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và lão hóa.
- Ngũ cốc nguyên hạt chiếm ¼ bữa ăn, cung cấp carbohydrate dạng phức, chất xơ, chất chống oxy hóa và các vitamin nhóm B. Đây là những hoạt chất cực kỳ quan trọng đối với não bộ và tim mạch. Ăn ngũ cốc nguyên hạt cũng góp phần kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol trong máu và bảo vệ tim mạch tốt hơn. Các loại ngũ cốc nguyên hạt nên lựa chọn có thể kể đến như: hanh lanh, hạt óc chó, bồ đào, gạo lứt, yến mạch…
- Thực phẩm giàu đạm chiếm ¼ bữa ăn, cung cấp protein, chất béo có lợi, sắt, kẽm, canxi và các vitamin nhóm A, D, E, K. Các nhóm thực phẩm giàu đạm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với chức năng của từng tế bào, hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa sớm nếu chúng ta bổ sung đúng cách từ nguồn protein chất lượng cao.
- Sử dụng dầu thực vật lành mạnh, đặc biệt là các loại dầu ít calo nhưng giàu chất béo có lợi như dầu ô liu, dầu hạt cải. Những loại dầu thực vật này giúp cung cấp chất béo không no, omega-3 và omega-6, có lợi cho tim mạch, não bộ, da và tóc. Ngoài ra, cần hạn chế ăn mỡ động vật vì khả năng gây tích tụ mỡ thừa nội tạng rất cao.
- Duy trì thói quen uống khoảng 1.5 -2 lít nước lọc mỗi ngày, tùy thuộc vào hoạt động và điều kiện thời tiết. Điều này giúp tăng cường quá trình hydrat, thanh lọc cơ thể, tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn, tăng khả năng tập trung và hạn chế ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng nước có gas, nước ngọt, cà phê, trà đen. Vì những đồ uống này có thể gây mất nước, tăng đường huyết, tăng huyết áp, gây nhiễu loạn giấc ngủ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp những thông tin giải đáp bún bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm thông tin về những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nên áp dụng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Dưa leo có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe? Những lầm tưởng bạn có biết?
Trái thanh long có tác dụng gì cho sức khỏe và làm đẹp?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể